Ở Việt Nam hì loài Chim hút mật không quá phổ biến về số lượng cũng như các loài sinh sản, phát triển. Tuy nhiên thông qua báo đài, tivi hay các video động vật trên youtube cũng giúp nhiều người biết thêm về loài chim đặc biệt này. Và trong bài viết này, Runghoangda.com sẽ giúp các bạn hiểu hơn về loài chim hút mật, cũng như các giống phổ biến nhất hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Vài nét về loài chim hút mật
Họ hút mật có tên khoa học là Nectariniidae, là một họ chim thuộc bộ Sẻ – Passeriformes, là một bộ chuyên chứa các loài chim có kích thước nhỏ và bé xíu. Theo tìm hiểu thì họ này có khoảng 132 loài và nằm trong 15 chi. Và họ này chứa hầu hết các loài chim có khả năng hút mật hoặc là chim bắp chuối, hút mật… Loài chim này được tìm thấy tại hầu hết các nơi trên thế giới, nhưng phổ biến nhất vẫn ở ở Châu Phi, Nam Châu Á và cả ở Bắc Australia.
Loài hút mật có bản sao tương tự với 2 nhóm có quan hệ họ hàng rất là đó là chim ruồi ở châu Mỹ và chim ăn mật tại Australia. Chúng có sự tương quan với nhau là do sự tiến hóa hội tự, kiểu sống tương tự cũng như thức ăn chính là mật hoa. Một số loài có khả năng bay thẳng đứng, giữ tư thế lơ lửng trong không trung khi hút mật, tuy nhiên phần đa chúng sẽ bay đến và đậu vào cành cây để hút mật.
Xem thêm: Chim Khổng Tước là con gì?
2. Chim hút mật sống ở đâu?
Họ hàng hút mật là một giống chim nhiệt đới Cự thế giới và đại diện chủ yếu chúng được tìm thấy ở toàn bộ lãnh thổ của Châu Phi, Châu Á và Australia. Ở khu vực Châu Phi, thì họ hàng loài chim này được tìm thấy ở khu vực Phi hạ – Sahara, Madagascar, Ai Cập. Còn ở Châu Á thì chúng được tìm thấy ở khu vực duyên hải Hồng Hải, Bắc Israel, Iran, Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam… Còn tại Australia thì chúng có mặt tại New Guinea, đông bắc Australia và quần đảo Solomon. Sự đa dạng loài lớn nhất được tìm thấy tại khu vực Châu Phi, nơi được xác định là nguồn gốc xuất xứ của loài chim này. Đa phần loài chim này không di trú theo mùa hoặc di trú theo mùa trên một không gian ngắn.
Ở Việt Nam thì loài chim này được tìm thấy nhiều ở khu vực Miền Tây Nam Bộ như Trà Vinh, Cần Thơ cũng như Cà Mau…
Loài chim này được tìm thấy với số lượng lớn tại các khu vực rừng mưa, tại các môi trường, khu vực mà chưa có sự tác động của con người, các cánh đồng rừng thưa, trảng cây bụi thưa hoặc xavan, rừng cây bụi duyên hải cũng như tại các rừng miền núi cao. Đây chính là các môi trường sinh sống ưa thích của loài chim này. Một số loài còn được tìm thấy tại độ cao lên tới 4900m so với mực nước biển.
3. Chim hút mật ăn gì?
Giống như cái tên của chúng, thì thức ăn chủ yếu của loài chim hút mật là mật hoa, nước đường có trong trái cây, hoa. Bởi vì thế, mà nơi có nhiều cây cối có hoa, trái cây chín nhiều thì số lượng phân bố của loài chim hút mật rất lớn.
Loài chim hút mật thường phải di chuyển một khoảng cách rất xa để tìm kiếm thức ăn và theo mỗi mùa khác nhau thì mỗi khu vực sẽ có lượng hoa nở khác nhau. Bởi vì thế, mà chúng thường phải bay một khoảng cách dài để tìm kiếm thức ăn.
4. Đặc điểm của loài chim hút mật
Họ hút mật thường là những loài chim có kích thước rất nhỏ, khi trưởng thành chúng chỉ nặng từ 5 – 30g tùy thuộc vào từng loài khác nhau. Loài nặng nhất là khoảng 30g là loài bắp chuối bụng vàng, còn loài nhỏ nhất khoảng 5g là loài hút mật bụng đen. Theo chúng tôi tìm hiểu, thì loài hút mật thường có dị hình giới tính khá mạnh, đó là con chim trống thường có bộ lông sáng, nổi bật màu ánh kim, đuôi dài hơn và tổng thể thì con trống vẫn lớn hơn con mái.
Có một đặc điểm khá nổi bật và đặc trưng của loài hút mật đó là mỏ của chúng khá nhỏ, dài và thường cong xuống phía dưới, lưỡi hình ống và chóp lưỡi dạng chổi, đây chính là đặc điểm đặc biệt giúp chúng thích nghi tốt với quá trình hút mật hoa của mình.
Nhiều loài hút mật mang vẻ đẹp khá nổi bật, với màu lông đỏ, xanh hoặc cam vô cùng nổi bật. Tuy nhiên có một vài loài sống ở độ cao lớn lại có màu lông khá xám xịt, kích thước to hơn và mỏ cũng to hơn các loài khác. Điểm đặc trưng của loài hút mật đó là kích thước rất nhỏ, chân cao, nhỏ, mỏ nhỏ, dẹp, dài và cong xuống dưới. Ngoài ra, loài chim này có khả năng bay rất nhanh, giữ thăng bằng tốt.
Cách phân biệt trống mái của loài chim hút mật một cách chính xác nhất:
- Chim trống: Thường có đầu to, mình bè hơn, thân hình tam giác, màu sắc nổi bật hơn, lông đuôi dài hơn và hai vai chỗ cánh của chim trống cũng rộng hơn.
- Chim mái: Thường có thân hình trông dẹp hơn, thân ngắn hơn, chỗ đôi vai hẹp và nhỏ hơn con trống. Ngoài ra, loài hút mật mái thường có màu sắc nhạt hơn, không óng ả bằng con trống.
5. Tập tính sinh sản của loài chim họ hút mật
Loài chim hút mật thường sinh sản ngoài khu vực xích đạo và chúng sinh sản theo mùa, với phần lớn các loài chọn mùa mưa làm mùa sinh sản chính. Bởi vào mùa mưa thì lượng thức ăn dồi dào về cả mật hoa lẫn các loài sâu bọ, từ đó giúp cho quá trình phát triển của con non nhanh chóng hơn. Tuy nhiên vẫn có nhiều loài chọn mùa khô để sinh sản, bởi vào mùa này vẫn có nhiều loài hoa đặc trưng nở rộ.
Tổ của loài hút mật thường khá nhỏ, có hình dạng như một cái bọng, được bao quanh bởi nhiều lớp đan xen vào nhau và được treo lơ lửng trên các cành cây nhỏ. Thường thì chỉ có con mái mới xây dựng tổ và đẻ trứng. Mỗi mùa sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ trứng và ấp trong khoảng 18 – 22 là trứng nở. Con trống có nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ chim non sau khi trứng nở.
Đọc thêm: Chim Cú mèo cảnh
6. Cách bẫy và nuôi loài chim hút mật
Nếu bạn quan tâm tới các phương pháp bẫy và nuôi loài chim đặc biệt này, thì những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp ích được các bạn nhiều điều. Cụ thể:
6.1. Cách bẫy chim hút mật
Thường những người yêu thích bẫy chim sẻ lựa chọn cách bẫy lông để bẫy hầu hết các loại chim, kể cả loài hút mật. Và yêu cầu đầu tiên để bẫy được loài chim này là bạn cần có một con chim mồi và một cái lồng bẫy với lưới mắt cáo nhỏ. Loài chim này có bản năng bảo vệ lãnh thổ của mình một cách rất quyết liệt, vì thế khi chúng phát hiện có sự xâm lấn của một con chim lạ, thì chúng sẽ tiến hành tấn công ngay lập tức để đuổi chúng đi khỏi lãnh thổ của mình. Đây là đặc điểm giúp bạn có thể bẫy được loài chim này khá hiệu quả.
Việc bạn cần làm đó là xác định vị trí, khu vực có nhiều số lượng loài hút mật, sau đó treo lồng có chim mồi và đợi thành quả. Nếu như con chim mồi lười hót, thì bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng tiếng chim hút mật hót bằng đài, băng ghi âm.
Ngoài cách sử dụng chim mồi, bạn cũng có thể sử dụng lưới tàng hình kết hợp với băng ghi âm giọng hót của loài chim này để bẫy chúng. Đây là một trong những cách được nhiều người sử dụng để bẫy loài chim này ngoài tự nhiên, sau đó về thuần hóa để nuôi làm cảnh rất hiệu quả.
6.2. Cách nuôi chim hút mật hiệu quả
Ngoài tự nhiên, thì loài chim này thường được biết đến với thức ăn chủ yếu là mật hoa, tuy nhiên chúng còn ăn thêm rất nhiều các loại thức ăn khác như con trùng, kiến, trứng kiến, mối, sâu… Vì thế, việc nuôi dưỡng chúng từ đó cũng đơn giản và hiệu quả hơn. Đặc biệt trong môi trường nuôi dưỡng, bạn có thể tập cho chúng ăn cám chim, như vậy sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian nuôi dưỡng và chăm sóc chúng. Dưới đây là cách bạn tập cho chúng ăn cám chim:
- Khi mới bắt ngoài tự nhiên về, thì loài chim này sẽ chưa tự ăn cám được, đôi khi chúng cũng không ăn luôn các loại thức ăn yêu thích của chúng. Lúc này bạn cần banh miệng và đút trứng kiến, sâu hay côn trùng cho chúng ăn. Sau một thời gian ngắn chúng sẽ quen và ăn côn trùng. Tuy nhiên bạn cần tập cho chúng ăn cám.
- Khi chim tự ăn côn trùng, thì bạn cho trứng kiến hòa chung với cám chim cho chúng tự ăn, như vậy sẽ giúp chúng dần quen với việc ăn cám. Sau này chỉ cần giảm tỷ lệ trứng kiến, tăng lượng cám lên là chúng sẽ tự ăn một cách hiệu quả. Đây chính là cách tập cho chim ăn cám hiệu quả nhất đối với hầu hết các loài chim cảnh mới bắt từ ngoài tự nhiên hiện nay.
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim, bạn cần cho chúng tắm nắng và tắm mát thường xuyên, việc dọn sạch phân trong lồng cũng cần được thực hiện. Như vậy mới giúp chúng tránh được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây bệnh.
6.3. Cách thuần chim hút mật
Việc thuần chim khi mới bắt từ tự nhiên về cũng khá đơn giản. Thời gian đầu bạn chỉ cần dùng áo trùm kín lồng chim, treo lồng ở nơi ít người qua lại để giúp chim dần quen với môi trường sống mới. Sau một thời gian khoảng 1 tuần, thì bạn bắt đầu mở áo trùm lồng từ từ, dần dần chim sẽ quen và không còn sợ người nữa. Ngoài ra, loài chim này cũng hay gặp tình trạng tuyệt thực khi thời gian đầu, do đó, khoảng 1-2 ngày bạn cần kiểm tra để chủ động đút cho chim ăn.
Có thể bạn quan tâm: Chim Bạc má ăn gì?
7. Top 13 các loại chim hút mật ở Việt Nam và thế giới
Hiện nay ở nước ta hay trên thế giới có khá nhiều loài hút mật đang sinh sống và phát triển. Và nếu bạn quan tâm thì dưới đây chúng tôi chia sẻ đến các bạn 13 loài hút mật phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo qua:
7.1. Chim Hút mật Xác pháo (Crimson Sunbird) – Aethopyga siparaja
Là một trong những giống chim hút mật có ngoại hình nổi bật nhất hiện nay. Với màu đỏ nổi bật ở vùng cổ, đầu lưng, cằm, hai bên má sau sau đầu. Còn phần thân dưới sẽ có màu nâu ngã xanh. Đặc biệt là phần đình đầu của chúng có màu xanh trắng trông rất nổi bật.
Loài này có lông đuôi khá dài, mỏ dài, nhọn và cong để phù hợp với quá trình hút mật. Khi trưởng thành, chim hút mật xác pháo có chiều dài khoảng 8-11cm.
7.2. Hút mật họng nâu, (Đỗ quyên) (Brown-throated Sunbird) – Anthreptes malacensis
Khi trưởng thành loài này có thể đạt kích thước khoảng 10cm. Ở Việt Nam chúng sống chủ yếu ở vùng Nam Bộ, Nam Trung Bộ (Phú QUốc, VQG Bù Gia Mập, Cát Tiên…)
Loài này cũng nổi bật với nhiều màu sắc trên cơ thể, nhưng ở phần họng chúng có màu nên nên được gọi với tên hút mật họng nâu.
7.3. Hút mật cam cam (Hút mật ngực đỏ) (Black-throated Sunbird) – Aethopyga saturata
Màu sắc trên cơ thể loài này rất nổi bật, chủ yếu là các màu nổi như đỏ đậm, xanh ánh kim, cam, trắng, nâu… vì phần bụng của chúng có màu cam rất nổi bật, nên người ta gọi chúng là hút mật ngực cam.
7.4. Chim Hút mật họng đen (Cinnyris asiaticus)
Nói là hút mật họng đen, nhưng thực chất phần họng hay cằm của chúng lại có màu xanh tuyền rất hấp dẫn. Còn phần lông màu đen đậm chủ yếu tập trung ở phần bụng, cánh, hậu môn và đuôi.
Khi trưởng thành loài này có thể đạt chiều dài khoảng 11cm, loài này thường tìm thấy nhiều ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ.
7.5. Hút mật Gáy tím (Purple-naped Sunbird) Hypogramma hypogrammicum
Màu sắc của loài này khá đơn điệu chủ yếu là màu xanh lá cây với màu nâu. Tuy nhiên ở phần gáy của chúng có một nhúm lông màu tím, thế nên người ta sẽ gọi chúng là hút mật gáy tím.
Khi trưởng thành loài này có thể đạt chiều dài khoảng 6-8cm. Loài này phân bố hầu hết tại các khu vực ở nước ta.
7.6. Hút mật đuôi lửa (Fire tailed sunbird)
Có thể nói đây là một trong những loài hút mật có ngoại hình vô cùng nổi bật và bắt mắt nhất hiện nay. Chúng có nhiều màu sắc nổi như màu cam, đỏ, vàng, xanh, nâu, tím… đặc biệt là một cái đuôi màu cam rất dài. Bởi vì thế mà chúng mới có tên gọi là hút mật đuôi lửa.
Phần đuôi của chúng có thể dài gấp đôi cơ thể của chúng. Tính cả chiều dài đuôi, khi trưởng thành chúng có thể đạt kích thước từ 15-17cm.
7.7. Hút mật Đuôi chẻ (Fork-tailed Sunbird) – Aethopyga christinae
Loài này có đuôi khá ngắn, nhưng bù lại lông đuôi của chúng rất dày, nhiều và thường xòe ra nhìn rất bắt mắt. Màu sắc trên cơ thể cũng rất bắt mắt, với màu đỏ ở cổ, xanh trắng ở phần đầu.
Khi trưởng thành loài này có chiều dài khoảng 5-7cm.
7.8. Chim Hút mật Đà lạt (Gould’s Sunbird) – Aethopyga gouldiae
Loài này khi trưởng thành có chiều dài khoảng 14-15cm, chúng có màu sắc rất nổi bật, với màu đỏ ở đầu và cổ, màu vàng ở phần bụng, màu xanh vàng ở lưng và một cái đuôi dài.
7.9. Hút mật bắp chuối đốm đen (Streaked Spiderhunter) – Arachnothera magna
Loài này có màu sắc khá đơn điệu, chỉ có màu xanh, trắng nhạt pha thêm các vệt đốm màu đen. Loài này khi trưởng thành có kích thước khoảng từ 6-10cm và phân bố khá rộng ở Việt Nam.
7.10. Hút mật bắp chuối bụng xám (Grey-breasted Spiderhunter) – Arachnothera modesta
Loài này màu sắc nhìn khá giống với loài vành khuyên. Tuy nhiên mỏ của chúng dài và cong hơn rất nhiều, thêm vào đó phần bụng của chúng cũng có nhiều vệt màu xám nên có tên gọi là hút mật bắp chuối bụng xám.
Khi trưởng thành chúng có nhiều dài khoảng 5-7cm.
7.11. Chim Hút mật 7 màu (Purple-throated Sunbird) – Leptocoma sperata
Như cái tên của chúng, loài chim hút mật 7 màu có rất nhiều màu sắc trên cơ thể, đa số là màu ánh kim tạo nên sự nổi bật về màu sắc. Màu nổi bật trên cơ thể của chúng có thể là màu đen tím, màu đỏ và màu xanh.
Bởi chúng có nhiều màu sắc là do khi ra nắng những màu trên cơ thể chúng có thể ánh kim ra những màu sắc đặc biệt khác. Loài này có lông đuôi khá ngắn, khi trưởng thành chúng đạt chiều dài từ 7-10cm.
7.12. Chim Hút mật 5 màu (Olive-backed Sunbird) – Cinnyris jugularis
Loài này thường có 5 màu cố định trên cơ thể, thương là màu vàng, đỏ sậm, xanh tím, nâu và đen. Khi trưởng thành chúng có thể đạt chiều dài từ 8-11cm.
7.13. Chim xanh tím (Hút mật bụng hung) (Ruby-cheeked Sunbird) – Chalcoparia singalensis
Màu sắc của loài bụng hung cũng rất nổi bật, có những màu ánh kim phản xạ trên đỉnh đầu và đầu phần cánh của chúng, bụng và hậu môn thường có màu vàng, phần cằm và hai bên má sẽ có màu nâu vàng.
Loài này khi trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 11cm và chúng phân bố hầu hết tại các tỉnh thành ở nước ta. Nhưng số lượng nhiều nhất là ở vùng vườn quốc gia Bù Gia Mập, VQG Cát Tiên.
8. Lời kết
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin về Chim hút mật là chim gì? Sống ở đâu? Top 10 loài hút mật phổ biến. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có thêm những kiến thức liên quan tới loài chim đặc biệt này. Nếu có thắc mắc hay đóng góp cho bài viết, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.