Không phải tất cả những loại thực phẩm mà con người ăn được thì Mèo cũng có thể ăn được. Vậy nên, những người đang nuôi mèo hoặc mong muốn nuôi một chú mèo thường quan tâm tới vấn đề “Mèo không ăn được gì?” hay “Nên cho mèo ăn gì?”. Và tất cả thắc mắc trên đây sẽ được Rừng Hoang Dã giải đáp một cách chính xác và chi tiết nhất, mời bạn cùng tham khảo qua nhé.
1. Mèo không ăn được gì?
Như các bạn đã biết, thì mèo là một trong những loài vật nuôi vô cùng nhạy cảm với thức ăn cũng như nước uống. Chúng sẵn sàng từ chối và không ăn những loại thức ăn không hợp khẩu vị hoặc đơn giản là chúng không thích. Tuy nhiên, giống nhiều loại động vật khác thì mèo cũng không thể phân biệt được những loại thực phẩm nào tốt và không tốt đối với sức khỏe của chúng. Vì thế mà có nhiều trường hợp mèo bị ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, tổn thương nội tạng… khi không may ăn phải các loại thực phẩm có hại.
Bởi vì vậy mà với thắc mắc “mèo không ăn được gì?”, thì đó là: Các loại đồ uống chứa cồn và caffeine, Sữa và các sản phẩm từ sữa, Các loại rau củ, trái cây mèo không nên ăn, Socola, thịt, cá, trứng sống, thức ăn cho chó, bánh mì, men, cá ngừ, hành, tỏi… Đây là những loại thực phẩm bạn tuyệt đối tránh và không nên cho mèo ăn.
Và để bạn biết được vì sao những loại thực phẩm trên mèo không ăn được thì mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết và chính xác ngay sau đây. Cụ thể:
1.1. Trứng sống
Đối với con người thì trứng sống cũng không đảm bảo an toàn vì chứa nhiều vi khuẩn. Còn đối với mèo thì trứng sống gây ra nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella hoặc Ecoli rất cao và gây ra nhiều nguy hiểm nghiêm trọng. Thêm nữa trong trứng sống chưa avidin gây ngăn chặn quá trình hấp thụ vitamin B trong cơ thể mèo. Đây là một trong những thực phẩm mèo không ăn được.
XEM THÊM: Chó mèo có được đi máy bay không
1.2. Thịt sống và cá sống
Tương tự như trứng sống, thì cá sống và thịt sống cũng chưa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho mèo khi chúng ăn phải. Trong cá sống có chứa một loại enzyme có tác hại phá hủy thiamine, một vitamin nhóm B vô cùng quan trọng cho mèo. Thiếu vitamin này khiến cho quá trình phát triển của mèo gặp nhiều nguy cơ.
Thế nhưng trong quá trình chăm sóc, thì lâu lâu bạn vẫn nên cho mèo ăn một ít thịt bò sống để thay đổi khẩu vị cũng như tăng các yếu tố vi lượng trong cơ thể.
1.3. Thức ăn cho chó
Theo AAFCO sẽ có tiêu chuẩn dành riêng cho chó và mèo khác nhau, bởi nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của hai loại động vật này cũng khác nhau. Do đó, thức ăn dành riêng cho chó sẽ không phù hợp và không tốt dành cho mèo khi sử dụng lâu dài. Do đó, bạn nên cân nhắc việc cho chó và mèo sử dụng chung một loại thức ăn nhé.
1.4. Cá ngừ
Nếu như bạn cho mèo ăn cá ngừ trong thời gian dài, sẽ khiến chúng gặp tình trạng suy dinh dưỡng bởi cá ngừ không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho mèo. Thêm vào đó, ăn cá ngừ sống lâu ngày sẽ khiến cho mèo bị thiếu hụt vitamin B, khiến mèo giảm tính thèm ăn, không muốn ăn từ đó giảm cân, suy dinh dưỡng và có thể dẫn tới tử vong. Thế nên bạn chỉ nên cho mèo ăn cá ngừ ít và không quá thường xuyên nhé.
1.5. Mỡ thừa và xương
Các loại mỡ thừa từ thức ăn hay thực phẩm của con người loại bỏ ra nếu bạn cho mèo ăn nhiều khiến cho chúng gặp nhiều nguy hiểm. Thêm nữa các loại xương như xương gà, vịt, heo, ngan, cá… dễ khiến cho hệ tiêu hóa của mèo bị suy giảm, bởi chúng phải hoạt động rất nhiều và xương có thể vỡ thành mảnh nhỏ và làm tổn thương hệ tiêu hóa. Gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mèo.
XEM THÊM: Cách cho mèo uống thuốc nước
1.6. Gan động vật
Nếu bạn cho mèo ăn vừa phải và không thường xuyên thì gan động vật có tác dụng rất tốt cho mèo, chúng giúp duy trì và phát triển của cơ thể mèo rất tốt. Tuy nhiên nếu cho ăn quá nhiều và thường xuyên sẽ gây ra tình trạng ngộ độc cơ, xương thì gan cung cấp lượng vitamin A quá nhiều và không thể đào thải ra ngoài. Do đó, bạn chỉ nên cho mèo ăn gan động vật từ 2 – 3 bữa/tuần với lượng vừa phải để đảm bảo tốt cho mèo nhé.
1.7. Rau gia vị
Một số loại rau gia vị như hành lá, rau thơm, rau mùi, hẹ, tỏi… chứa khá nhiều sulfoxides và disunphua có tác hại phá hủy tế bào hồng cầu và gây thiếu máu hay loét dạ dày của mèo. Do đó, bạn cũng nên cẩn thận với những loại đồ ăn sẵn có chứa các loại rau gia vị này nhé.
1.8 Socola, trà, rượu, đồ uống có cồn
Trong socola, trà hay đồ uống có cồn chứa lượng caffeine rất lớn, hoạt chất này khiến chó mèo bị mất nước, gây độc hại tới tim mạch và hệ thần kinh của mèo. Khi mèo không may ăn phải socola hay đồ uống có cồn, chúng thường xuất hiện các triệu chứng như bồn chồn, thở nhanh, hồi hộp, run tim…
NÊN ĐỌC: Mèo bị loét miệng
1.9. Quả nho tươi, khô
Theo nhiều nghiên cứu, thì quả nho tươi hay khô đều không tốt cho mèo nếu chúng ăn quá nhiều và đặc biệt là gây ra tình trạng suy thận ở mèo. Thế nhưng không phải loài mèo nào cũng gặp tình trạng này, tuy nhiên việc ăn quá nhiều sẽ tác động xấu tới sức khỏe của mèo.
1.10. Quả bơ
Trong bơ chứa hoạt chất persin, một loại độc tố nguy hiểm hiểm đối với cả chó và mèo. Persin khiến chó mèo gặp các vấn đề nguy hiểm về hệ tiêu hóa và hệ hô hấp và có nguy cơ gây ra tình trạng tử vong.
Ngoài các loại thực phẩm có hại trên, thì mèo cũng không ăn được các loại thực phẩm khác như: Sữa, kem, thực phẩm từ sữa, thức ăn và đồ uống có tinh dầu chanh, bánh kẹo nhiều đường, bột mì, thuốc, cà chua, khoai tây… Vì thế các bạn nên cân nhắc và lựa chọn thật kỹ thực phẩm cho mèo cưng của mình nhé.
NÊN ĐỌC: Cách lấy ráy tai cho mèo tại nhà
2. Nên cho mèo ăn gì?
Dưới đây là những loại thực phẩm bổ ích mà bạn nên cho mèo cưng của mình ăn nhé:
2.1. Thịt chín
Trong thịt chín, được chế biến cho mèo chứa nhiều protein giúp tim khỏe mạnh và có một hệ sinh sản tốt nhất. Những loại thịt chín bạn nên cho mèo ăn như thịt gà, thịt bò, theo hèo… Tuy nhiên bạn không nên cho mèo ăn thịt sống, thịt ôi thiu nhé…
2.2. Cá
Cá là một loại thức ăn khoái khẩu (không nên chó mèo ăn nhiều cá ngừ), mà cá còn có có nhiều lợi ích cho mèo. Cá chứa nhiều omega 3 giúp mắt mèo sáng hơn, tinh hơn và còn giúp ngăn ngừa một số bệnh lý, cải thiện bệnh xương khớp, thận… Bạn nên cho mèo ăn cá chín hay cá động hợp đều được nhé.
2.3. Xương
Trước khi cho mèo ăn xương thì bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn việc cho mèo nên ăn loại xương nào cho phù hợp nhé. Bởi nên chọn loại xương mềm, phù hợp để giúp tốt cho răng nướu của mèo. Bạn nên cho mèo ăn xương cổ gà, xương đùi cừu sống nhé… Bạn tuyệt đối không cho mèo ăn xương chín nhé, vì dễ gây ra mảnh vỡ, từ đó khiến hệ tiêu hóa của mèo gặp nguy hiểm.
TÌM HIỂU THÊM: Mèo vẫy đuôi liên tục
2.4. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như yến mạch chứa rất nhiều protein và khoáng chất tốt cho mèo. Ngoài ra bạn nên cho mèo ăn thêm các loại ngũ cốc khác như ngô, gạo lứt, lúa mì để giúp chúng phát triển tốt nhất nhé. Tuy nhiên nên nghiền nhỏ trước khi cho mèo ăn nhé.
2.5. Trứng chín
Trứng chín cung cấp cho mèo lượng protein dồi dào. Tuy nhiên bạn nên luộc trứng chín trước khi cho mèo ăn nhé.
2.6. Rau xanh
Các loại rau xanh cung cấp cho mèo nhiều vitamin, chất xơ, nước rất tốt cho hệ tiêu hóa của mèo. Bạn nên cho mèo ăn các loại rau xanh như rau chuột, dưa đỏ tươi, bông cải xanh hay măng tây nhé.
NÊN ĐỌC: Giảm cân cho mèo
2.7. Phô mai
Trong phô mai chứa nhiều protein rất tốt cho mèo. Tuy nhiên bạn không nên cho mèo ăn phô mai quá nhiều trong thời gian dài nhé.
2.8. Thức ăn dành riêng cho mèo
Các loại thức ăn dành riêng cho mèo chứa nhiều chất dinh dưỡng, hoạt chất thiết yếu cho mèo đã được kiểm định và nghiên cứu kỹ càng. Bạn hoàn toàn yên tâm khi cho mèo cưng của mình sử dụng loại thức ăn này nhé.
3. Lời kết
Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã giúp bạn giải đáp chính xác được thắc mắc “Mèo không ăn được gì? Và nên cho mèo ăn gì?” một cách chính xác và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho những người yêu mèo những kiến thức hữu ích nhất trong quá trình chăm sóc mèo cưng của mình nhé. Mọi thắc mắc hay đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé.