Sư tử biển có lẽ là một loài động vật khá đặc biệt và quý hiếm còn tồn tại trên trái đất cho đến ngày nay. Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng biển có khí hậu lạnh giá. Và trong bài viết sau Runghoangda.com sẽ giúp các bạn giải đáp được các thắc mắc về loài động vật này như loài vật này là con gì? Ăn gì? Sống ở đâu? Có nguy hiểm không? một cách chi tiết và cụ thể. Mời các bạn cùng tham khảo.
1. Giới thiệu về loài Sư tử biển
Khi nhắc tới loài loài vật này thì nhiều người nghĩ ngay tới Hải Cẩu và cho rằng chúng là cùng một loài. Tuy nhiên, đây lại làhai loài khác nhau. Vì thế, những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài động vật đặc biệt này cũng như có thể phân biệt được với loài Hải Cẩu.
1.1. Sư tử biển là con gì?
Sư tử biển hay còn được gọi là Hải Sư, có tên tiếng Anh là Sea Lion, là một loài động vật có vú, thuộc phân họ Otariidae. Chúng là một loài động vật có khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống vừa dưới nước vừa trên cạn. Hiện nay, trên toàn thế giới loài động vật này được biết còn tồn tại với 6 loài và có một loài đã bị tuyệt chủng đó là Sư tử biển Nhật Bản.
Hiện nay, số lượng loài loài vật này trên thế giới đang ngày càng bị suy giảm, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như: Con người, môi trường sống, sự cạnh tranh…. Thế nên nhiều người đã và đang có kế hoạch nhằm bảo tồn và gia tăng số lượng của loài động vật đặc biệt này lên.
1.2. Sư tử biển sống ở đâu?
Chúng là một loài động vật có vú được phát hiện lần đầu tiên vào khoảng 426 năm trở về trước tại khu vực Đại Tây Dương. Và địa bàn của loài động vật này chủ yếu từ những vùng kiến cận Bắc Cực đến vùng biển nhiệt đới của đại dương trên toàn cầu kể cả Bắc và Nam Bán Cầu, với loại lệ là vùng phía Bắc Đại Tây Dương.
Môi trường sống ưa thích của loài loài vật này là những vùng biển có không khí lạnh, băng tuyết lạnh giá. Số lượng của loài này được tìm thấy nhiều ở vùng Bắc Cực, Nam Cực…
1.3. Đặc điểm của Sư tử biển
Sư tử biển là loài động vật to lớn và có đặc điểm khác lạ. Một con trưởng thành có thể nặng trung bình từ 300 – 350kg và dài khoảng hơn 2.4m, còn con cái thường nhẹ hơn chỉ nặng từ 100kg và dài khoảng 1.8m. Tuy nhiên, theo ghi chép thì loài vật này lớn nhất thế giới là loài Steller có thể nặng lên tới 1000kg và dài lên tới hơn 3m. Đây là một loài động vật to lớn sống được cả trên cạn lẫn dưới nước, tuy nhiên chúng vẫn phải lẩn tránh loài cá mập hay cá voi sát thủ…
Chúng có ngoại hình khá tròn, núc ních với nhiều thịt, bởi vì chúng thích nghi hiệu quả môi trường dưới nước, thế nên khi trên bờ chúng di chuyển khá chậm chạp. Chúng có hai vây nhỏ ở đằng sau đuôi cùng hai vây lớn ở giữ thân, giúp chúng di chuyển nhanh chóng dưới nước.
Chúng có đầu khá nhỏ so với kích thước cơ thể, miệng khá giống với loài sư tử, với miệng, mũi và có lông ria ở xung quanh mõm. Tai của chúng khá nhỏ nhưng chúng lại có khả năng nghe rất tốt, chúng có thể nghe được âm thanh với tần số lên tới 70.000 Hz.
Mắt của cũng chúng cũng vô cùng tinh, vào ban đêm mắt của chúng có khả năng phát sáng với lớp màng Tapetum Lucidum, điều này giúp chúng săn mồi hiệu quả hơn. Ngoài ra, mũi của chúng cũng rất nhạy bén, chúng có thể phân biệt và ngửi mùi một cách vô cùng chính xác.
1.4. Tuổi thọ của Sư tử biển là bao nhiêu?
Theo nhiều nghiên cứu cho biết, loài vật àny có thể sống trung bình từ 20 – 30 năm và có nhiều cá thể có thể sống lâu hơn. Thông thường thì những con đực sẽ sống lâu hơn những con cái.
Tuy nhiên, hiện nay tuổi thọ của chúng ngày càng bị suy giảm, do rất nhiều nguyên nhân tác động đến, cả con người lẫn tự nhiên.
1.5. Sư tử biển sinh sản thế nào?
Loài động vật sống theo kiểu sinh sản đa thê và mùa sinh sản của chúng ngoài tự nhiên thường bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 8 dương dịch hàng năm. Một con đực thường thiết lập vùng lãnh thổ riêng và cố gắng thu nạp nhiều con cái vô lãnh thổ của mình. Con cái được tự do di chuyển trong lãnh thổ của mình và không bị ép buộc.
Chúng là loài đẻ con và nuôi con bằng sữa, đến mùa sinh sản chúng sẽ lên bờ, tìm nơi thích hợp để đẻ con. Sau khi con đủ lớn thì sẽ cùng cha mẹ ra biển săn bắt và sinh tồn.
1.6. Sư tử biển ăn gì?
Thức ăn của loài loài vật này chủ yếu là các loài cá, mực, bạch tuộc… Tuy nhiên chúng lại bị các loài cá mập, cá voi sát thủ săn đuổi và ăn thịt. Ngoài ra, hiện nay có một số loài thường xuyên tìm đến các bến du thuyền, bến cá, thuyền đánh cá của con người để xin thức ăn.
2. Các loại Sư tử biển phổ biến hiện nay
Hiện nay trên toàn thế giới có khá nhiều loại khác nhau, tuy nhiên dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một số loài phổ biến và đặc trưng nhất. Cụ thể:
2.1. Sư tử biển Steller – Eumetopias jubatus
Đây là loài có kích thước lớn nhất trong số các loài hiện đang tồn tại trên thế giới, chúng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1741. Theo ghi nhận thì chúng có thể đạt kích thước lên tới 1000kg và dài hơn 3m. Loài này được tìm thấy số lượng nhiều ở vùng Bắc Thái Bình Dương.
Loài Steller khi trưởng thành thì lông sẽ có màu vàng nhạt và sáng hơn rất nhiều so với các loài khác hiện nay. Hằng năm thì loài này sẽ lên bờ và tiến hành thay lông mới.
2.2. Sư tử biển Nam Mỹ – Otaria flavescens
Giống như cái tên của chúng, thì loài vật này nay chủ yếu được tìm thấy ở vùng Tây Nam của khu vực Nam Mỹ (cụ thể là ở: Chile, Ecuador, Peru, Uruguay, Argentina và bờ biển miền Nam Brazil), loài này được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1800. Loài này được đánh giá là có ngoại hình giống nhất so với loài sư tử, cụ thể đó là cái Bờm và khuôn mặt. Loài này thường có cái mõm hếch, da khá trơn và thường có màu cam, đen hoặc nâu xám.
2.3. Sư tử biển California – Zalophus californianus
Chúng có tên khoa học là Zalophus californianus, chúng được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1828 bởi Lesson.
Chúng là loài sống chủ yếu ở vùng miền Tây Bắc Mỹ, phạm vi hoạt động của chúng kéo dài từ Đông Nam Alaska đến trung bộ Mexico. Chúng là một loài lưỡng hình giới tính, cực đực lớn hơn con cái và chúng có cổ dày chóp lông đầu nhô lên khá đặc biệt. Loài này chủ yếu trườn trên cát hay các bãi đá và chúng thường xuyên tìm đến gần con người để kiếm thức ăn.
2.4. Sư tử biển Úc – Neophoca cinerea
Loài này được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1816 và là loài duy nhất trong chi Neophoca. Đây là một loài động vật đặc hữu của khu vực Australia, chúng phân bố rải khắp từ đảo Houtman Arbrolhos, Tây Úc, Nam Úc…
Hiện nay theo thống kê thì số lượng loài này chỉ còn khoảng hơn 14730 và thuộc vào dạng nguy cơ tuyệt chủng cao. Do đó chính phủ Úc đã ban hành nhiều biện pháp nhằm duy trì cũng như gia tăng số lượng của loài động vật này lên.
2.5. Sư tử biển New Zealand – Phocarctos hookeri
Chúng có tên khoa học Phocarctos hookeri và chúng được mô tả lần đầu tiên vào năm 1844 bởi nhà khoa học Gray. Chúng được tìm thấy số lượng lớn ở khu vực phía nam của New ZeaLand. Khi trưởng thành thì con đực thường có màu nâu đen còn con cái sẽ có màu vàng hoe hoặc nâu xám.
3. Cách phân biệt Sư tử biển và Hải Cẩu
Hiện nay, còn có rất nhiều người vẫn đang nhầm tưởng rằng: Sư tử biển và Hải Cầu chính là cùng một loài hoặc là họ không thể phân được giữa hai loài động vật này. Do đó, những thông tin sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt được giữa hai loài vật một cách chính xác nhất.
Sư tử biển | Hải Cẩu | |
Tai | Tai có cấu tạo lồi ra bên ngoài như nhiều loài động vật khác. Có cấu trúc cụ thể và dễ nhận biết đó là tai. | Tai của Hải Cẩu không có vành tai cũng như không có cấu tạo lồi ra bên ngoài mà chúng chỉ có một lỗ ở trên đầu. |
Di chuyển trên cạn | Chúngó cấu tạo 4 chi khá đặc biệt, giúp cho chúng có thể di chuyển ở trên cạn một cách khá dễ dàng, du tốc độ không được cao lắm. | Hải Cầu di chuyển ở trên cạn rất khó khăn, bởi các chi của chúng đã tiến hoá hầu như toàn bộ để phục vụ cho quá trình bơi lội dưới nước. Và chúng di chuyển trên cạn cũng lựa vào sự chuyển động của cơ thể. |
Bơi | Chúng sử dụng 4 mái chèo của mình để giúp cho chúng bơi dưới nước một cách vô cùng nhanh chóng và hiệu quả. Chúng có khả năng điều chỉnh hướng bơi dễ dàng và chính xác. | Hải Cầu bơi trong nước bằng cách sử dụng cơ thể dẻo dai của mình sau đó uốn éo theo dòng nước để đẩy cơ thể đi tới. Do đó khả năng điều chỉnh hướng bơi của Hải Cẩu không thể bằng so với Sư tử biển. |
4. Sư tử biển có kẻ thù không?
Chúng là một loài to lớn tuy nhiên ngoài tự nhiên chúng lại có khá nhiều kẻ thù và kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng vẫn chính là con người. Trong quá khứ thì con người đã săn bắt loài này để lấy thịt da và lông tơ của chúng. Vào những năm 1800 thì người ta tìm mua râu của của chúng để làm chất tẩy rửa đường ống.
Ngoài ra, thì lưới đánh cá cũng là một mối nguy hiểm đối với loài vật này, chúng có thể mắc kẹt vào lưới đánh cá và tử vong, bởi khi chúng mắc kẹt vào dưới và chìm dưới nước lâu sẽ bị chết đuối. Ngoài ra, móc câu cũng là mối nguy hiểm của loài loài vật này cũng như các loài động vật có vú dưới biển khác.
Ngoài ra, kẻ thù tự nhiên của chúng cũng khá nhiều, trong đó cả mập trắng lớn và cá voi sát thủ là kẻ thù hàng đầu của chúng. Ngoài ra, khi chúng ở trên đất liền thì những bầy chó đi lạc cũng là kẻ thù của chúng.
5. Huấn luyện Sư tử biển như thế nào?
Hiện nay trên thế giới có nhiều địa điểm nuôi dưỡng và huấn luyện loài động vật àny. Tuy nhiên để việc huấn luyện đạt được hiệu quả cao thì cần phải có thời gian, không gian và sự kiên trì. Bởi chúng là loài rất thông minh và chúng thích sự tự do, do đó bạn cần phải có không gian lớn để chúng thích nghi và phát triển.
Đặc biệt, thì việc huấn luyện cần được thực hiện từ lúc chúng còn nhỏ, thì mới đạt được hiệu quả cao nhất. Việc huấn luyện cần thực hiện một số hoạt động như chạy, ném đồ, vượt vòng, làm xiếc, vẽ tranh, uốn lượn… Ngoài ra, sau mỗi lần chúng thực hiện thành công thì bạn cần cho chúng ăn để khích lệ tinh thần và giúp chúng thích thú hơn trong quá trình huấn luyện. Tuy nhiên, việc huấn cần phải có kinh nghiệm và có sự cho phép của pháp luật.
6. Lời kết
Như vậy trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài động vật biển đặc biệt này. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Sư tử biển là con gì? Sống ở đâu? Ăn gì? Huấn luyện ra sao? một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fb.com/runghoangda.web để được tư vấn cụ thể nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.