Ve Sầu có lẽ là một trong những là côn trùng quá quen thuộc đối với nhiều người, đặc biệt là những vùng nông thôn. Khi mùa hè đến, thì hàng vạn con ve sẽ trưởng thành và kêu inh ỏi suốt cả ngày. Tuy nhiên, thì không phải ai cũng biết rõ và nhiều thông tin hữu ích về loài côn trùng này. Và bài viết sau của Runghoangda.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc loài vật này sẽ ăn gì? Sống ở đâu? Kêu như thế nào? Có lợi hay có hại?. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Giới thiệu về loài ve Sầu
Nhắc đến loài vật này thì chắc ai là không biết, chúng có lẽ là một loài côn trùng gắn liền với tuổi thơ của nhiều người vào những trưa hè oi bức, đặc biệt là trẻ em ở những vùng nông thôn. Chúng có thể bắt chúng để chơi, để nghe tiếng kêu cũng có thể là bắt về để chế biến thành nhiều món ăn ngon.
1.1. Ve Sầu là con gì?
Ve Sầu hay còn được gọi là Kim Thiền, là một loài côn trùng. Chúng có tên tiếng ANh là Dry Flies, thuộc bộ Hemiptera, lớp Insecta và họ Cicadidae. Chúng được đánh giá là một loài côn trùng có số lượng lớn nhất hiện nay với hơn 2500 loài trên toàn thế giới và chúng phân bố hầu hết tại các khu vực khác nhau trên địa cầu.
Ngoài ra, loài côn trùng này được nhiều người biết đến bởi kích thước của chúng khá to lớn, hình dáng đặc biệt và khả năng tạo ra âm thanh inh ỏi suốt mùa hè. Từ đó khiến cho nhiều người không thể không nhớ đến loài côn trùng này.
1.2. Nguồn gốc của ve Sầu
Chưa có một thông tin hay ghi chép nào cho biết thời gian cụ thể phát hiện của loài côn trùng này trên Trái Đất. Tuy nhiên, đến hiện nay thì loài côn trùng này đã có mặt tại hầu hết các khu vực, lục địa trên toàn thế giới.
Hiện nay, số lượng loài côn trùng này được tìm thấy nhiều ở vùng núi Appalachian của Mỹ và người dân ở đây gọi chúng là loài Ruồi khô, vì sau khi lột xác sẽ để nguyên hình và khô đi. Ngoài ra, số lượng loài này còn được phát hiện nhiều ở vùng Hy Lạp, Trung quốc, Myanmar, Congo, Thái Lan và Việt Nam…
1.3. Đặc điểm của ve Sầu
Một con khi trưởng thành có kích thước từ 3 – 5cm. Loài côn trùng này thường có màu nâu, đen hoặc xanh nhạt, tuỳ thuộc vào môi trường sống mà màu sắc của chúng sẽ thay đổi đáng kể theo. Chúng có cái đầu to, mắt to, lồi, có hai cánh dài nổi bật và trên cánh có rất nhiều vân. Miệng của chúng là một chiếc vòi, tương tự như vòi của loài muỗi và có tác dụng để hút nhựa cây. Chúng có 6 chân, mỗi bên 3 chân, bụng lớn.
Loài côn trùng này được đánh giá là loài côn trùng có kích thước lớn nhất trong họ côn trùng hiện nay.
Xem thêm: Mua thằn lằn da báo ở đâu?
1.4. Vòng đời của ve Sầu
Sau khi bước vào mùa giao phối, thì con cái sẽ đào những đường rãnh nhỏ trên các cành cây hoặc vỏ cây và đẻ trứng vào bên trong đó. Một con cái có thể để được vài trăm trứng trên nhiều rãnh cây khác nhau. Sau khi trứng nở, ấu trùng sẽ rơi xuống đất, chúng sẽ đào hang và sống, phát triển dưới đất.
Vòng đời cơ bản của loài côn trùng này sẽ kéo dài từ 2 – 5 năm, nhưng có một số loài vòng đời có thể dài hơn, đơn cử như loài Magicicada có thể có vòng đời từ 13 – 17 năm.
Phần lớn vòng đời của loài chúng sẽ là ấu trùng sống dưới đất với độ sâu từ 30cm – 2.5m. Ấu trùng của chúng sẽ ăn nhựa cây để sống, chúng có thêm 6 cái chân để đào hang rất khoẻ.
Khi giai đoạn chuyển tiếp đến, đó là thời điểm kết thúc thời kỳ ấu trùng (thường vào mùa hè) thì lúc này ấu trùng sẽ đào đường hầm vào chui lên mặt đất. Sau đó chúng sẽ bám vào một cái cây gần nhất, lột xác, trưởng thành và bay lên cây cao để kêu. Xác ấu trùng vẫn gắn vào cây và còn nguyên vẹn.
1.5. Ve Sầu sống ở đâu?
Phần lớn vòng đời của loài này là sống ở dưới đất với độ sâu từ 30cm – 2.5m và đến khi phát triển thì chúng sẽ bay lên cây để sống trong khoảng chỉ vài ngày. Quá trình này lặp đi lặp lại kéo dài khoảng từ 2 – 5 năm, tuy nhiên có nhiều loài có thể kéo dài lên tới 13 – 17 năm.
Khi chúng trưởng thành, chúng sẽ lựa chọn những loại cây to, nhiều tán để sống. Đây cũng là nơi chúng giao phối, tìm thức ăn và đẻ trứng ở đâu. Sau khi đẻ giao phối hoặc đẻ trứng sau thì chúng sẽ chết đi chỉ sau vài ngày trưởng thành.
2. Con Ve Sầu ăn gì?
Thức ăn chính của Ve sầu chính là nhựa cây, dù ở trong tình trạng phát triển nào, ấu trình hay cả khi chúng trưởng thành thì thức ăn chính của loài này vẫn là nhựa cây. Quá trình hút nhựu cây của chúng bao gồm”
- Khi còn là ấu trùng sống ở dưới đất thì chúng sử dụng vòi để hút nhựa cây từ rễ của các loài cây khác nhau để sống và phát triển.
- Còn khi chúng trưởng thành, bay lên cây cao sống thì chúng cũng dùng vòi để hút nhựa cây từ vỏ cây để làm thức ăn và nuôi dưỡng cơ thể.
Với những thắc mắc về loài ve ăn gì, thì loài này cũng có các loại thức ăn tượng tự như loài ve sầu, chúng cũng hút nhựa cây để sinh sống.
Đọc thêm: Kỳ nhông xanh giá bao nhiêu?
3. Ve Sầu kêu như thế nào?
Với nhiều loài côn trùng khác, thì khi phát ra tiếng kêu chúng thường chà xát hai cánh vào với nhau. Còn đối với loài côn trùng này, thì chúng lại tạo ra tiếng kêu bằng cách làm rung hai cái “loa” được cấu tạo từ màng mỏng, phát triển từ lồng ngực và có sườn bên trong. Những vòng sườn này có thể co dãn rất nhanh, làm rung màng mỏng từ đó tạo ra âm thanh. Kèm theo đó là bụng của chúng rỗng, từ đó giúp khuếch đại âm thành to và vang xa hơn. Khi kêu, ve sẽ lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho “bài hát” của mình. Mỗi con sẽ có cường độ, nhịp điệu, độ to khác nhau khi kêu.
Đặc biệt, thì chỉ có những con đực mới có thể kêu được, còn con cái chỉ nghe tuy chúng cũng có 2 màng bên trong cơ thể. Loài vè này được đánh giá là có tiếng kêu cao nhất nhì trong các loài côn trùng hiện nay, chúng có thể kêu to lên đến 120 dB.
4. Ve Sầu có lợi hay có hại?
Chúng có hại không có lẽ là thắc mắc của nhiều người. Và thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp qua thông tin sau đây:
- Đối với con người: Loài côn trùng này không chích, không cắn nên chúng hoàn toàn vô hại đối với con người. Tuy nhiên, khi đến mùa hè, thì với số lượng hàng ngàn con cùng kêu, tiếng kêu của chúng vô cùng inh ỏi khiến cho con người cảm thấy khó chịu, “điếc tai”.
- Còn đối với cây cối: Nhìn chung, thì khi là ấu trùng thì loài côn trùng thường hút nhựa ở rễ cây để sống. Các nhà khoa học đánh giá là không quá nguy hiểm tới cây trồng. Ngoài ra chúng còn giúp cải tạo đất tốt. Tuy nhiên, khi chúng trưởng thành, chúng sẽ thường đục rãnh trên thân cây để đẻ trứng. Đối với những cây to thì không ảnh hưởng, tuy nhiên đối với những cây nhỏ, thì sẽ làm mất tính thẩm mỹ của vỏ cây, đặc biệt là đối với cây cảnh, cây hoa… Do đó, những người trồng trọt, canh tác thường tìm nhiều cách để bắt chúng, tránh cho chúng bay vào vườn cây và gây hại.
5. Ve Sầu có tác dụng gì?
Theo Đông Y thì loài côn trùng này là một vị thuốc có vị mặn, ngọt, không mùi, tính lạnh và là nguyên liệu vô cùng đặc biệt, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, tán phong, tiêu thũng, thúc sỏi vô cùng hiệu quả.
Những trường hợp sau đây thường được chỉ định sử dụng ve Sầu để kết hợp điều trị:
- Chữa kinh phong co giật: Dùng xác ve, cam thảo, thiên nam tinh, sinh khương đại táo mỗi vị 3g, toàn yết 1.5g. Đem tất cả đi sấy khô, tán thành bột và uống trong 2 – 3 ngày.
- Chữa cảm mạo, viêm phế quản: Dùng xác ve 3g, Cam thảo 3g, Ngưu bàng 5g, Cát cánh 5g. Tất cả sắc với 40ml nước còn 100ml, uống mỗi ngày.
- Chữa phù toàn thân: Dùng xác ve, vỏ cây thông, rễ cây vương tùng, cành tía tô, lượng mỗi loại khối lượng bằng nhau. Nấu nước tắm hàng ngày…
6. Ve Sầu có ăn được không?
Nhiều người cho rằng loại côn trùng là một loài gây hại, tuy nhiên chúng lại được sử dụng để làm nguyên liệu cho nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon và rất bổ dưỡng đấy nhé. Bởi trong cơ thể của chúng có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho con người như Kẽm, kali, protein, carbohydrate… Ngoài ra, thì trong nhộng của loài côn trùng này thì protein còn cao gấp từ 5 – 7 lần so với nhiều loại thịt động vật phổ biến hiện nay.
Một số món ăn được chế biến từ loài vật này mà bạn có thể tìm hiểu và chế biến theo như:
- Nhộng ve rang muối
- Ve chiên giòn
- Ve rán
- Ve rang lá chanh
- Ve bẩm bột chiên giòn…
Có thể bạn quan tâm: Sư tử biển là con gì?
7. Cách bắt ve Sầu thế nào hiệu quả?
Việc bắt loại côn trùng này vừa có thể bảo vệ cây trồng của mình khỏi sự phá hoại của chúng, cũng như bạn có thể sử dụng loài côn trùng này để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Dưới đây là một số cách bắt loài vật này mà bạn có thể tham khảo và sử dụng khi có nhu cầu:
7.1. Bắt nhộng ve Sầu
Để bắt được nhộng của chúng không phải thời điểm nào cũng có, bởi chỉ có những thời điểm sắp tới mùa hè thì những con nhộng mới từ dưới đất sâu chui lên để tiến hành lột xác và trưởng thành.
Theo chúng tôi tìm hiểu thỉ vào ban đêm của tháng 5 – 6 dương lịch hằng năm, tại những gốc cây lớn hoặc nơi có nhiều cây cối thì chúng sẽ bắt đầu chui từ đất lên, từ đó bạn có thể bắt bằng tay không rất dễ dàng.
7.2. Bắt ve Sầu trưởng thành
Việc bắt con trưởng thành cũng khá khó khăn và cần phải có dụng cụ mới có thể bắt được chúng. Bạn có thể sử dụng vợt côn trùng để bắt chúng. Hoặc bạn có thể chế dụng cụ bắt bằng bao túi ni lông hoặc chai nước màu trong suốt.
Bạn có thể cắt đôi chai coca 1.5 màu trong suốt, sau đó dùng que dài xiên qua hai bên là có thể dùng để bắt loài côn trùng này được rồi. Chúc các bạn thành công.
8. Lời kết
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài côn trùng hay kêu, một loại côn trùng đã quá quen thuộc với nhiều người. Ngoài ra, hy vọng bài viết đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc về Ve Sầu ăn gì? Sống ở đâu? Kêu như thế nào? Có lợi hay có hại? một cách chi tiết và cụ thể nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.