Sóc là động vật phổ biến và tương đối thân thiện đối với con người hiện nay. Chúng là động vật gặm nhấm có thân hình nhỏ nhắn, đáng yêu và phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Vậy loài vật đáng yêu này có những đặc điểm gì nổi bật? Đối với hệ sinh thái có vai trò gì? Cùng Rừng hoang dã tìm hiểu chi tiết về loài Sóc ngay trong bài viết dưới đây.
Đặc điểm chung của sóc
Sóc còn được gọi là và là một loài động vật gặm nhấm. Chúng có kích thước cỡ nhỏ và điểm dễ nhận biết đó chính là sự nhanh nhẹn. Sóc phân bố rộng khắp ở nhiều nơi trên thế giới và có nhiều loài khác nhau như sóc chuột, sóc cây, sóc bay…. Để có thể hiểu chi tiết hơn về những loài sóc này các bạn có thể ghé trang https://dieuquanhta.net/.
Sóc là loài vật rất đáng yêu khi sở hữu cho mình thân hình nhỏ nhắn khi kích thước chỉ từ 7 – 10cm. Đối với những con có kích thước trung bình cao từ 15 – 18cm. Chúng có đuôi lông rậm rạp cùng cặp mắt to tròn, đôi tai nhỏ.
Lông của nó mềm và mượt. Chân sau dài hơn chân trước, mỗi một chân có từ 4 – 5 ngón cùng với đó là móng vuốt sắc nhọn. Chính điều này giúp chúng dễ leo trèo và bám chắc không bị rơi xuống đất.
Đặc điểm chung của các loài sóc đó chính lông đuôi rất rậm rạp. Và cũng chính nó giúp giữ cân bằng cho cơ thể, che nắng che mưa và giữ ấm cơ thể.Cũng như nhiều loài gặm nhấm khác, chúng có 4 chiếc răng cửa có sự phát triển không ngừng cùng nhiều răng nhỏ khác.
Sóc là loài vật có khả năng đánh mùi rất nhạy bén. Cho dù thức ăn bị chôn vùi dưới lớp đất dày hay trong tuyết đều bị chúng phát hiện để đào lên. Đặc biệt chúng còn có thói quen dự trữ thức ăn cho mùa đông và không ngủ đông.
XEM THÊM: Giá gà Serama bao nhiêu?
Đặc điểm sinh sản của sóc
Mùa sinh sản của sóc là khoảng tháng 2 đến tháng 5. Cả hai giống đực và cái có thể giao phối cùng một lúc với nhiều bạn tình khác nhau. Trong quá trình con đực sẽ tiết ra một chất giống như sáp và không chứa tinh thể. Nút này đã tạo nên rào cản không cho những con đực khác giao phối với con cái đó.
Thời gian mang thai của sóc từ 30 – 35 ngày và mỗi lần chúng sẽ sinh từ 2 – 5 con. Những bé non khi mới sinh từ 2 – 3 tháng đầu sẽ không có răng, thiếu lông, bị mù và được chăm sóc hoàn toàn từ mẹ. Nhiệm vụ của sóc mẹ sẽ sẽ kiếm thức ăn cho những đứa con của mình. Hàng năm chúng sẽ để vài lứa và đó cũng là lý do cho thấy loài này phát triển tương đối mạnh.
Đối với những con đực có thể ngửi mùi của con cái với khoảng cách xa lên đến 2km. Và chúng rất thông minh khi có thể tìm ra con đường ngắn nhất để tìm đến chỗ có thức ăn.
NÊN ĐỌC: Giá Gà Rừng Rặc bao nhiêu?
Vai trò của sóc đối với hệ sinh thái
Sóc là động vật gặm nhấm nhưng rất đáng yêu, nhanh nhẹn và chúng đóng góp nhiều vào quá trình tái sinh rừng. Bởi đặc điểm nổi bật là phát tán hạt giống, thức ăn chính là các loại hạt và phân chúng thải ra chứa nhiều hạt giống. Khi thải ra ở nhiều nơi khác nhau trong rừng sẽ làm cho đất tiếp nhận nhiều chất dinh dưỡng tốt cho các loại cây.
Bên cạnh đó, sóc có thói quen dự trữ thức ăn khi mùa đông đến và chính điều này khiến các loại hạt nảy mầm vào mùa xuân. Đây cũng chính là thời điểm môi trường thích hợp để giúp các loại cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cũng như vậy mà ý nghĩa, giá trị của loài động vật này tăng lên đáng kể.
Kết luận
Sóc là loài vật có kích thước nhỏ cùng những tính năng rất đặc biệt. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về loại động vật này. Đặc biệt nếu có ý định nuôi làm thú cưng bạn hãy ghé vào trang https://petdep.net/ để tìm hiểu cụ thể hơn.