Rắn Sọc dưa một một trong những loài rắn khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Chúng thường sinh sống tại các bụi cây, bờ rào xung quanh nhà hoặc có thể trèo lên cả mái nhà tranh. Hiện nay, nhiều người vẫn đang thắc mắc không biết loài rắn này có độc không? Có cắn không? Có nuôi thành phẩm được không? Và tất cả thắc mắc trên sẽ được Runghoangda.com giải đáp một cách chi tiết qua bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi!!!
1. Tổng quan về loài rắn Sọc dưa
Rắn Sọc dưa hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác như Rắn Rồng, Rắn Hổ Ngựa… chúng có tên khoa học là Coelognathus Radiata, là một loài rắn thuộc họ Rắn Nước (Colubridae). Loài rắn này được phát hiện và mô tả lần đầu vào năm 1827.
Loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn tại các khu vực như Việt Nam, Ấn Độ, Bangladesh, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Singapo, Indonesia… ở Việt Nam loài rắn này được tìm thấy với lượng lớn ở các tỉnh thành miền Trung và Bắc hay các đồng bằng lớn như Sông Cửu Long, Sông Hồng, Duyên hải nam Trung Bộ. Bởi đây có môi trường thích hợp cho chúng sinh sống, cũng như có nguồn thức ăn dồi dào. Loài rắn này thường sống ẩn dật trong những bụi rậm um tùm, xung quanh hàng rào, bìa rừng… và đôi khi chúng còn leo lên mái nhà để bắt chuột, trộm trứng.
>>> Xem thêm: Rắn Lục cườm có độc không?
1.1. Đặc điểm ngoại hình của rắn Sọc dưa
Một con rắn Sọc dưa trưởng thành có thể đạt kích thước lên tới gần 2m và nặng lên đến 3 – 4kg. Chúng có một cái đầu thon dài, màu nâu xám phân biệt rõ ràng với cổ. Lưng của rắn thường có màu nâu xám, có thêm 4 đường sọc màu đen trắng chạy dài từ gáy tới quá nửa thân, còn 2 đường giữa to chạy dài đến tận đuôi và 2 đường nhỏ ở bên cạnh thì chạy đứt quãng. Còn một đường sẽ chạy ngang qua gáy và xuyên suốt thân. Từ mắt sẽ có 3 đường đen nhỏ, hai đường chạy xuyên xuống môi trên còn một đường thì chạy qua thái dương rồi nôi với vòng đen ở gáy.
Nói chúng thì loài rắn này cũng có màu sắc khá nổi bật, kèm theo thân hình không tròn, khá dẹp ở thần thân. Cùng với đó ở phần đầu kéo dài đến phần cổ của con trưởng thành thường có màu cam hoặc nâu đỏ khá nổi bật.
1.2. Tập tính, môi trường sống của rắn Sọc dưa
Loài rắn này rất hung dữ, chúng có khả năng phòng vệ rất hung dữ khi gặp nguy hiểm hay khi bị tấn công. Chúng sẽ dựng đứng một phần ba thân trên lên khỏi mặt đất và hướng về phía kẻ địch. Phần thân sau không cuộn tròn mà hình thành nên hình chữ S trên mặt đất. Cổ của chúng sẽ phình to lên, làm cho phần da ở cổ giãn ra, làm lộ các mảng màu vàng và đen ở phần vảy cổ. Miệng của chúng sẽ há rộng ra, rất hung hăng, dọa nạt và vô cùng dữ tợn. Đối với kẻ thủ là con người thì chúng sẵn sàng chống trả, cắn lại và có thể rượt theo để cắn.
Chúng là một loài rắn rất dễ bị kích thích và sẵn sàng tấn công dù chúng có bị tấn công hay là vô tình chạm vào chúng.
Chúng thường sống ở trên cạn và chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp loài rắn này ở vùng đồng bằng và trung du. Chúng thường sống ở các hang chuột bỏ không, bụi cây rậm rạp, bờ rào hoặc trên mái nhà tranh.
1.3. Tập tính sinh sản của rắn Sọc dưa
Chúng là một loài rắn có khả năng săn mồi vào cả ban đêm và ban ngày, chúng có tập tính săn đuổi con mồi. Thức ăn ngoài tự nhiên của chúng chủ yếu là chuột, ếch nhái, cá, thằn lằn, ngoài ra chúng còn có thể ăn cá chim và trộm trứng trong nhà dân.
Mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch hằng năm và mỗi lần sẽ đẻ từ 5 – 12 trứng trong bụi cây hoặc trên lá cây khô. Rắn Sọc dưa có tập tính canh trứng và bảo vệ chúng đến khi rắn non nở ra. Ngoài ra, loài rắn này còn có tập tính ngủ đông, tránh rét trong hang chuột từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch năm sau. Ngoài ra, loài rắn này có tính bảo vệ thực vật cao khi săn chuột rất tốt, ngoài ra chúng còn được nuôi thương phẩm với giá thành rất cao. Chúng còn được nuôi để ngâm rượu hoặc dùng để làm thuốc chữa nhức xương khớp.
2. Rắn Sọc dưa có độc không?
Đây là một loài rắn thuộc họ rắn nước, có kích thước lớn có thể lên tới 2m. Do là một loài rắn nước nên chúng thuộc chủng rắn Lành, KHÔNG CÓ ĐỘC. Tuy nhiên đây lại là một loài rắn có một bản tính vô cùng hung hăng và dễ bị kích động. Chúng sẵn sàng dựng đứng người lên để hăm dọa và tấn công đối thủ.
Chúng thường sống ẩn dật ở các hang chuột bỏ hoang hoặc các bụi rậm, bụi cây quanh hàng rào và kể cả là trên mái nhà. Vì thế nếu có đi vào bụi rậm, hàng rào nhiều cỏ thì bạn nên cẩn thận, bởi rất có thể loài rắn này sẽ lao ra và tấn công bạn. Dù chúng không có độc nhưng vẫn có thể gây ra những vết thương, gây chảy máu và gây ra tình trạng hoảng sợ.
Loài rắn này không giống như các loài rắn khác hiện nay, thông thường thì gặp nguy hiểm hay gặp con người thì những loài rắn khác thường sẽ tìm cách lẩn trốn một cách càng nhanh càng tốt. Còn loài rắn này thì lại ngược lại, chúng thường dựng đứng người lên, tỏ ra hung dữ và xù người lên để khiến cho đối thủ sợ hãi và bỏ trốn. Đối với con người thì chúng có thể đuổi theo và tấn công.
3. Làm gì khi bị rắn Sọc dưa cắn? Đề phòng như thế nào?
Chúng là một loài rắn Lành và Không có độc. Tuy nhiên khi bị chúng cắn thì bạn cần biết cách xử lý để tránh vết thương không bị viêm nhiễm, nhiễm trùng hay lở loét gây nguy hiểm.
Vì thế, khi bị loài rắn này cắn, thì bạn cần xác định chính xác đó có phải là rắn sọc dưa hay không. Nếu là đúng thì bạn không quá lo lắng vì chúng không có nọc độc nên không gây nguy hiểm tới tính mạng. Và bạn nên xử lý vết cắn bằng nước sạch chảy và sau đó khử trùng bằng Oxy già là được. Có hoặc không cần băng gạc vết thương.
Còn nếu bạn không chắc chắn là loài rắn đó có phải là rắn không có độc hay không. Thì bạn nên giữ bình tĩnh, nếu có người xung quanh thì bạn nên nằm yên, thở nhẹ nhàng, nới rộng quần áo và thả lỏng tay chân để máu không lưu thông về tim quá nhanh. Bạn có thể garô phía trên vết thương và đưa tới trung tâm y tế để được xác định và xử lý vết cắn. Nên nhớ đem theo hoặc ghi nhớ đặc điểm của con rắn để bác sĩ xác định và có độc hay không.
Còn làm thế nào để phòng tránh Sọc dưa tấn công một cách hiệu quả, thì cũng khá đơn giản và không cầu kỳ. Nếu có đi vào vùng nhiều bụi rậm, cỏ mọc nhiều thì nên đi ủng, giày cổ cao và mặc thêm quầy dài dày để đảm bảo an toàn. Dùng đèn pin để quan sát kỹ trong bụi rậm khi đi vào ban đêm. Không nên trêu chọc loài rắn này, để yên cho chúng hoặc tránh xa trúng càng xa càng tốt. Ngoài ra, nếu bạn ngủ lại trong rừng, thì nên làm chỗ ngủ cách cao mặt đất, không nên nằm trực tiếp dưới nền đất, rất nguy hiểm.
4. Kỹ thuật nuôi rắn Sọc dưa thương phẩm
Hiện nay, loài rắn này có giá trị kinh tế khá cao, chúng thường được mua về để ngâm rượu hoặc sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Do đó, hiện nay nhu cầu nuôi loài rắn này số lượng lớn khá nhiều và dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm nuôi loài rắn không độc này mà bạn có thể tham khảo qua.
4.1. Chọn rắn giống
Khi có nhu cầu nuôi rắn Sọc dưa công nghiệp với số lượng lớn, thì bạn nên đến trực tiếp các trại rắn để lựa chọn và đặt mua rắn giống để có được giá cả hợp lý và phù hợp nhất. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như kinh tế gia đình mà bạn lựa chọn số lượng rắn giống ban đầu sao cho phù hợp.
4.2. Chuồng nuôi rắn
Bạn có thể xây dựng chuồng nuôi bằng xi măng cho mỗi còn một chuồng hoặc sử dụng chuồng bằng gỗ cũng được. Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu thì mô hình nuôi loài rắn này trong chuồng thì thường không mang lại hiệu quả cao, rắn thường dễ bị bệnh và chết, kém phát triển.
Do đó, khi có nhu cầu nuôi rắn này thì bạn nên xây dựng cho chúng một môi trường sống gần giống như ngoài tự nhiên. Bạn có thể sử dụng vườn của mình, xây hàng rào cao bằng xi măng để rắn không thoát ra ngoài, trông thêm mùi cây bụi rậm rạp, ao nước… để giúp rắn phát triển một cách tự nhiên nhất. Như vậy thì ngoài việc giúp rắn phát triển ổn định và còn giúp chúng tránh được đánh bệnh lý khiến rắn không phát triển được.
Ngoài ra, bạn nên xây dựng thêm những hộc dài bằng gạch để rắn có thể đẻ trứng và sinh sản hiệu quả.
4.3. Rắn Sọc dưa ăn gì?
Ngoài tự nhiên, thì loài rắn này thường ăn ếch, nhái, cá, chim, trứng, thằn lằn hoặc cả rắn nhỏ. Tuy nhiên, thì trong môi trường nuôi nhốt, bạn có thể lựa chọn loại thức ăn nào vừa rẻ mà vừa đảm bảo được dinh dưỡng cho rắn là được. Những người nuôi rắn thường lựa chọn Ếch để làm thức ăn cho rắn.
Theo chúng tôi tìm hiểu, nếu bạn nuôi khoảng 200 – 250 con rắn Sọc dưa giống, thì mỗi ngày nên cung cấp cho rắn khoảng từ 20 – 30kg ếch. Đây là một lượng thức ăn tương đối lớn, tuy nhiên giá ếch nuôi chỉ từ 20.000 vnđ/kg cũng không quá đắt cho lắm.
Ngoài ếch là thức ăn phổ biến và được nhiều người lựa chọn, thì bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm cá, thằn lằn, giun… Đối với những loại thức ăn này, thì bạn nên xây thêm một máng nước, bỏ thức ăn vào thì loài rắn sẽ tự tìm đến.
5. Rắn Sọc dưa giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, loài rắn này đang được rao bán với mức giá khá cao, tuy nhiên nhu cầu tìm mua chúng trên thị trường luôn ở mức cao, có nhiều thời điểm số lượng rắn không đủ cung cấp cho người tiêu dùng.
Hiện nay, trên thị trường loài rắn này có nhiều mức giá khác nhau và sau đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số mức giá rắn mà bạn có thể tham khảo:
- Rắn Sọc dưa con giống có thể được bán với mức giá dao động gừ 30.000 – 40.000 vnđ/con. Rắn bố mẹ thường được bán với mức từ 300.000 – 500.000 vnđ/cặp.
- Rắn Sọc dưa thương phẩm thường được bán với mức giá dao động từ 250.000 – 300.000 vnđ/kg. Loài rắn này thường được mua về để làm thịt, ngâm rượu hoặc dùng để làm thuốc.
Với những thông tin về loài rắn Sọc dưa mà Runghoangda.com đã chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về loài rắn này. Chúng là một loài rắn Không Có Độc, tuy nhiên rất hung dữ và dễ bị kích động. Chúng có thể đuổi theo con người để tấn công. Nếu bạn còn thắc mắc về loài rắn không độc này, có thể liên hệ với chúng tôi qua FB.com/runghoangda.web để được giải đáp cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.