Rắn Lục Cườm có độc không? Nhận biết như thế nào?

- Quảng Cáo -

Hiện nay, nhiều người bị nhầm lẫn giữa loài rắn Cườm và Lục Cườm, đây được xem là một nhầm lẫn vô cùng tai hại. Và để giúp các bạn phân biệt được 2 loài rắn này, cũng như giải đáp thắc mắc Rắn Lục Cườm có độc không? Nhận biết ra sao? Thì bài viết sau Runghoangda.com sẽ cung cấp những thông tin hữu ích và chính xác nhất về loài rắn này. Mời các bạn cùng theo dõi.

TIÊU ĐIỂM CHÍNH
+ Rắn lục cườm là một loài rắn CÓ ĐỘC, nọc độc của chúng tuy không mạnh như rắn cạp nong, cạp nia, đuôi chuông hay hổ mang nhưng vẫn rất nguy hiểm đến tính mạng của con người.
+ Khi gặp loài rắn này, tốt nhất các bạn nên tránh xa, để chúng yên cho dù bạn có nhận biết hay không nhận biết được loài rắn này là lục cườm hay không.
+ Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loài rắn độc cùng hò với Lục Cườm.

1. Rắn Lục Cườm là rắn gì?

Rắn Lục Cườm tên khoa học là Protobothrops Mucrosquamatus là một loài thuộc họ rắn lục Viperidae. Chúng được tìm thấy tại phần lớn các quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên chúng tập trung nhiều ở vùng Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar, Bhutan, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Việt Nam, Philippin và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, loài rắn này được tìm thấy số lượng lớn tại các khu vực ở các tỉnh thành như: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Nội (Ba Vì), Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Ninh Bình, Nghệ An, Kon Tum, Gia Lai, Trĩ Sao và khu vực xung quanh trụ sở Vườn quốc gia.

Rắn lục cườm

Xem thêm: Đuôi chuông có độc không?

2. Thức ăn và tập tính của loài rắn này

Loài rắn này chủ yếu sinh sống ở nhiều khu vực khác nhau, tuy nhiên chúng tập trung nhiều ở những vùng cao khoảng 1000m trở lên. Chúng thường sinh sống ở những cánh rừng thứ sinh, ven sông suối. Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là các loài động vật nhỏ như: Rắn nhỏ, ếch, nhái, cái, tôm hay các loại trứng chim nhỏ.

Tập tính kiếm ăn của chúng là vào ban đêm, còn ban ngày chúng sẽ chui rúc trong hang, hốc hay dưới các thảm thực vật, lá khô rụng trong rừng.

3. Rắn Lục Cườm có ĐỘC không?

Rắn Lục Cườm là một loài rắn có ĐỘC và nọc độc của chúng rất mạnh và rất nguy hiểm đối với con người. Tuy nhiên, hiện nay lại có nhiều người cho rằng chúng là rắn Cườm (đây là một loài rắn nước và không có độc) đây là một suy nghĩ rất sai lầm.

Bởi Lục Cườm là một loài rắn thuộc họ nhà rắn lục và chúng CÓ NỌC ĐỘC và NỌC ĐỘC của RẮN LỤC CƯỜM gây nguy hiểm. Nếu so sánh với các loại rắn có độc như Rắn hổ mang, rắn nong, cạp nia… thì nọc độc của loài rắn này không bằng, tuy nhiên nếu bị chúng cắn mà không được sơ cứu kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh.

Do vậy, các bạn không nên chủ quan khi tìm hiểu thông tin trên mạng về loài rắn này. Bởi chúng không phải là rắn Cườm. Vì thế nếu như không có kiến thức về rắn, thì tốt nhất các bạn nên tránh xa khi gặp rắn và không nên tấn công chúng.

Nếu bạn còn đang thắc mắc việc thông tin chúng tôi chia sẻ là Loài rắn này CÓ ĐỘC và NGUY HIỂM CHO CON NGƯỜI. Thì hãy tham khảo bài viết sau của báo Kienthuc.net.vn (https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/diem-mat-6-loai-ran-luc-cuc-doc-co-mat-o-viet-nam-1552130.html#p-8).

Rắn lục cườm

4. Cách nhận biết rắn Lục Cườm chi tiết nhất

Để giúp các bạn có thêm những kiến thức về loài rắn độc này, cũng như biết rõ thêm về đặc điểm nhận biết của loài rắn này. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin, đặc điểm nhận biết của rắn Lục Cườm một cách chi tiết và cụ thể nhất:

+ Chúng khá to lớn, tương tự như nhiều loài rắn lục có độc hiện nay. Một con trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 50-60cm.
+ Loài rắn này thông thường toàn thân sẽ có màu nâu sáng, vùng trên mặt, mõm đến cạnh sau của hàm và mặt dưới mõn thường có màu nâu sẫm. Thường thì sẽ có màu vệt trắng từ phía sau của mắt kéo dài tới khớp lồi của hàm, phía dưới sẽ có một vệt đen hẹo hơn.
+ Dọc hai bên sống lưng đến khoảng 1/2 chiều dài phía trước của rắn sẽ có các đốm màu nâu đen, còn phía nửa cuối sẽ có các đốm xếp xen kẽ lên nhau. Ngoài ra, hai bên thân ngang với các đốm trên lưng sẽ có các vệt nâu đen kéo xuống sát phần bụng dưới.
+ Vảy trên đầu của chúng rất bé và xếp cạnh nhau.
+ Phần vảy trên ổ mắt rất dài và hẹp và dài hơn chiều dài của mắt một chút.
+ Mõm của rắn có thường khá tù và không nhọn như các loài rắn độc khác.
+ Vùng thái dương của rắn có 3 hàng vảy rộng và nhẵn.
+ Vảy thân của chúng là 25 : 25 : 19 hàng, có gờ rõ, 216 vảy bụng, 92 vảy dưới đuôi kép.

Đặc điểm nhận biết của loài loài rắn Lục Cườm cũng khá khó diễn tả. Thế nên chúng tôi vẫn khuyến cáo các bạn nên tránh xa tất cả các loại rắn, không nên tấn công chúng, bởi chúng có thể tấn công lại và gây nguy hiểm cho bạn. Trừ khi bạn có kinh nghiệm về các loại rắn, còn không thì tuyệt đối nên tránh xa các loài rắn ra nhé.

5. Làm gì khi bị rắn độc hay rắn Lục Cườm cắn?

Rắn Lục Cườm là một loài rắn lục có nọc độc và khi bị chúng cắn nếu không được sơ cứu kịp thời thì rất có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Do đó, khi bị chúng hay các loài rắn độc cắn, thì bước sơ cứu vô cùng quan trọng và dưới đây là những bước mà bạn cần phải làm:

+ Trước hết bạn cần trấn tĩnh nếu mình bị cắn, còn nếu người khác thì cần làm trấn an gười bệnh, giúp họ bình tĩnh. Điều này giúp tim không bị đập nhanh, từ đó giúp nọc độc không xâm nhập vào sâu bên trong tim, mạch máu.
+ Không để người bệnh di chuyển hay đi lại, nên làm bất động tay chân, vùng bị cắn bằng nẹp hoặc karo ở phía trên.
+ Nếu bị cắn ở tay chân, thì nên cởi bỏ tay áo, quần dài hoặc các đồ trang sức, vì đây có thể khiến cho vết thương trở nên sưng nề.
+ Tiến hành áp dụng các phương pháp băng ép bất động đối với các loại rắn hổ như: Rắn cạp nong, cạp nia, lục cườm, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường… điều này giúp làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng liệt.
+ Có thể sử dụng dây chun, vải hoặc khăn để băng vết thương những chặt vừa phải.
+ Không nên tiến hành băng ép khi bị rắn lục cắn, bởi nó có thể khiến vết thương trở nên nặng hơn.
+ Rửa vết thương bằng, chích nặn vết thương dưới vòi nước sạch với xà phòng sau đó sát trùng.
+ Nếu người bị cắn khó thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu có dấu hiệu ngừng tim thì tiến hành ép tim và chờ y tế tới.
+ Đưa người bệnh tới bệnh viện và vẫn duy trì băng ép, bất động để vùng bị cắn thấp hơn tim, nếu bị cắn ở tay chân thì để thõng tay hoặc chân.

Cho dù bị loài rắn nào cắn, có thể là rắn lành, không có độc thì vẫn nên xử lý và theo dõi tại bệnh viện ít nhất là 12 giờ. Điều này đang bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh.

Xem thêm: Rắn San hô là rắn gì?

6. Các loài rắn lục có độc phổ biến ở Việt Nam

Ngoài rắn Lục Cườm, thì ở nước ta hiện nay có khá nhiều loài rắn lục có độc khác. Và dưới đây là một số loài rắn lục có độc khá phổ biến ở nước ta mà các bạn có thể tham khảo.

6.1. Rắn lục sừng

Rắn lục sừng có tên khoa học là Trimeresurus Cornutus, một con trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 50cm. Loài rắn này khá dễ nhận biệt với chiếc đầu hình tam giác phân biệt rõ với cổ. Mặt trên đầu phủ vảy nhỏ, có vảy ở phần trên mắt phát triển thành sừng nên còn được gọi là rắn quỷ hay rắn lục sừng.

Rắn lục sừng là một loài rắn độc, chúng thường sinh sống tại các vùng núi cao của nước ta. Nọc độc của loài rắn này thuộc hàng top đầu trong danh sách các loài rắn độc ở nước ta hiện nay.

Rắn lục sừng

6.2. Rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ hay còn có tên gọi khác là rắn lục mép trắng, bởi chúng có 2 sọc trắng quanh mép. Chúng có tên khoa học là Trimeresurus Albolabris, là loài rắn cực độc. Chúng thường có màu xanh, đuôi màu nâu đỏ, đầu hình tam giác, đồng tử nằm dọc. Một con đực trưởng thành có thể dài khoảng 120cm, con cái khoảng hơn 130cm tính cả chiều dài đuôi.

Loài rắn này sinh sống chủ yếu ở các vùng rừng rậm ở dãy Trường Sơn, vùng núi Tây Bắc, Cần Thơ… Mỗi lần sinh sản, rắn lục đuôi đỏ đẻ từ 7-16 con và giống y hệt như rắn trưởng thành. Mỗi con non dài khoảng 12-18cm. Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ vô cùng nguy hiểm với con người, nó khiến vết thương bị hoại tử, chống đông máu.

Rắn lục đuôi đỏ

6.3. Rắn lục đầu bạc

Rắn lục đầu bạc có tên khoa học là Azemiops Feae và là một loại rắn độc cổ xưa còn tồn tại đến ngày nay. Loài rắn này có kích thước trung bình, dài khoảng 80-100cm khi trưởng thành. Chúng có đầu hơi dẹp và phân biệt rõ giữa đầu và cổ. Chúng thường sống tại các khu vực cao hơn 1000m, ở nước ta chúng phân bố ở vùng Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn và ở người tự nhiên thì số lượng của rắn lục đầu bạc hiện nay còn rất ít.

Rắn lục đầu bạc

6.4. Rắn lục Von Gen

Rắn lục Von Gen có tên khoa học là Viridovipera Vogeli là một loài rắn độc và rất nguy hiểm với con người. Loài rắn này có màu xanh lục, phần bụng thì có màu nhạt hơn ở phần lưng. Đây được đánh giá là một loài rắn độc vô cùng khôn ngoan trong quá trình săn mồi và lẩn trốn. Cùng với nọc độc rất mạnh, chúng khiến cho con mồi chết ngay lập tức sau vết cắn của chúng.

Loài rắn lục Von Gen thường kiếm ăn vào ban đêm, sống trong bụi rậm, lùm cây tại các khu vực có độ cao từ 900-1500m. Ở nước ta loài rắn này được tìm thấy ở các tỉnh thành như Lâm Đông, Đồng Nai, Gia Lai.

Rắn lục Von Gen

6.5. Rắn lục Trùng Khánh

Rắn lục Trùng Khánh có tên khoa học là Protobothrops Trungkhanhensis. Một con trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 70-75cm. Loài rắn độc này sống ở khu vực cao từ 500-700m tại các vùng núi đá vôi nhiệt đới hoặc tại các khu rừng rậm. Ở nước ta thì loài rắn này được tìm thấy ở khu bảo tồn thiên nhiên Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng.

Rắn lục Trùng Khánh

7. Lời kết

Một lần nữa, chúng tôi khẳng định Lục Cườm là một loài rắn CÓ ĐỘC và vô cùng nguy hiểm với con người, chúng hoàn toàn khác với loài rắn Cườm không có độc. Hy vọng, qua bài viết trên đây của Runghoangda.com thì các bạn đã giải đáp được thắc mắc Rắn Lục Cườm có độc không? Nhận biết như thế nào? một cách chính xác và chi tiết nhất. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới loài rắn độc này, vui lòng để lại sau phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Rắn Lục Cườm có độc không?

Rắn Lục Cườm là một loài CÓ ĐỘC, độc tố của chúng rất nguy hiểm đối với con người nếu bị chúng cắn và đông được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.

Rắn Lục Cườm với Rắn Cườm là MỘT?

Đây là một nhận định SAI LẦM. Rắn Lục Cườm là họ rắn lục chúng có độc và rất nguy hiểm. Còn Rắn Cườm là họ rắn nước, chúng không có độc và vô hại với con người.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 43

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây