Rắn Lục Kim có độc không? Ăn gì? Nuôi thế nào?

- Quảng Cáo -

Nếu như bạn là một người yêu thích động vật, bò sát và đặc biệt là rắn thì không thể không biết tới loài rắn lục kim. Bởi đây là một trong những loài rắn nhỏ và rất phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, thì không phải ai cũng biết rõ về loài rắn này. Và trong bài viết sau, Rừng Hoang Dã sẽ giúp các bạn giải đáp các thắc mắc liên quan như Rắn Lục Kim có độc không? Mức độ nguy hiểm? Cách nuôi hiệu quả? Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Vài nét về Rắn Lục Kim

Rắn Lục Kim là rắn gì? đó là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhất:

Lục Kim hay còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Rắn roi, rắn cổ cò, rắn mũi dài… Chúng có tên tiếng Anh là Vine Snake hoặc Whip Snake và thuộc họ rắn nước nhưng lại chỉ yếu sống ở trên cây. Đây là một loài rắn thuộc chi Ahaetulla.

1.1. Đặc điểm ngoại hình của Rắn Lục Kim

Giống như cái tên của nó, thì loài Lục Kim khá dễ dàng nhận biết. Cụ thể:

  • Toàn thân của loài rắn này được bao phủ bởi một màu xanh lá cây nổi bật, với đặc điểm riêng biệt đó chính là cái mỏ dài, nhọn đặc trưng của chúng. Màu sắc của chúng chủ yếu là màu xanh lá cây, tuy nhiên vẫn có nhiều con tự đổi màu sang màu xanh đậm hoặc có thể là màu trắng phớ. Thêm vào đó, ở phần bụng của chúng thường có những sọc trắng chạy quanh thân.
  • Thêm vào đó, một đặc điểm khá dễ nhận biết của loài rắn này nữa đó chính là con ngươi của chúng dẹp nằm ngang chứ không phải tròn như hầu hết các loại rắn khác hiện nay.
  • Lục kim là loài rắn nhỏ, khá dài khi trưởng thành chúng có thể dài từ 40 – 60cm.
rắn lục kim có độc không

XEM THÊM: rắn lục cườm có độc không

1.2. Tập tính của Rắn Lục Kim

Loài rắn này ngoài tự nhiên khá nhút nhát, vậy nên khi cảm thấy có sự nguy hiểm, chúng thường nằm bất động trong một thời gian dài để kẻ thù không thể nhận ra chúng. Có nhiều trường hợp loài rắn này thè lưỡi và nằm yên một vị trí trong vòng hơn 5 phút để trốn tránh những kẻ săn mồi.

Nếu như đang ở trên cây, chúng sẽ đung đưa thân mình theo nhịp gió thổi, việc này giúp chúng ngụy trang giống như một cành cây đang đung đưa theo gió nhằm đánh lạc hướng kẻ thù.

Thêm nữa, Rắn Kim là một loài rắn có khả năng săn mồi rất hiệu quả dựa vào phương pháp nằm mai phục. Bởi chúng sở hữu một đặc điểm nổi bật đó là vị trí mắt của chúng luôn hướng về phía trước cùng với hai con người dẹp nằm ngang. Điều này giúp chúng nhận biết được độ sâu của không gia xung quanh rất tốt, từ đó giúp chúng có thể định vị và đớp mồi chính xác trong quá trình đi săn.

1.3. Rắn Lục Kim sống ở đâu?

Theo như tìm hiểu của chúng tôi, thì loài rắn này hiện nay phân bố chủ yếu ở các nước thuộc Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia, Campuchia, Malaysia… Môi trường sống yêu thích của chúng là trong những cánh rừng nhiệt đới, có nhiều loại cây cối khác nhau giúp chúng sinh tồn hiệu quả. Thêm vào đó là lượng thức ăn dồi dào giúp rắn con có thể phát hiện nhanh chóng và tốt nhất.

Hơn nữa, với màu xanh lá cây nổi bật của mình, giúp chúng có thể ngụy trang một cách hoàn hảo trong khu rừng nhiệt đới. Và đây chúng chính là đặc điểm giúp chúng có thể săn mồi một cách hiệu quả nhất.

ĐỌC THÊM: rắn sọc dưa

2. Rắn Lục Kim có độc không?

Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, thì Rắn Lục Kim thuộc họ rắn nước, tuy nhiên chúng lại CÓ NỌC ĐỘC. Thế nhưng do cơ thể của chúng quá nhỏ nên lượng nọc độc khá ít và không gây nguy hiểm tới con người khi bị chúng ăn. Khi bị loài rắn này cắn, thì người bệnh sẽ bị sưng ở vết cắn và đau nhức trong vài ngày. Còn nếu bị con to cắn, thì người bệnh có thể gặp phải một số dị ứng, tuy nhiên không quá nguy hiểm tới tính mạng.

Ngoài ra, bạn có thể khá yên tâm khi gặp loài rắn này, bởi chúng có bản tính khá nhút nhát, hiền lành và ít khi tấn công con người. Hơn nữa, cấu tạo răng nanh và nọc độc của chúng không giống như nhiều loài rắn độc khác, bởi chúng không thể chủ động tiêm nọc độc qua răng nanh khi cắn được. Mà nọc độc chỉ tiết ra trong quá trình chúng nhai con mồi thông qua các khía, ống dẫn nọc độc mà thôi.

Do đó, loài Rắn Lục Kim là một loài có độc, tuy nhiên khá an toàn đối với con người. Vì thế mà hiện nay loài rắn này đang được giới trẻ săn lùng khá nhiều để nuôi làm cảnh.

Rắn Lục Kim có độc không?

XEM THÊM: rắn san hô

3. Nuôi Rắn Lục Kim như thế nào?

Hiện nay trào lưu nuôi bò sắt và đặc biệt là rắn để làm thú cưng khá phát triển trên thế giới cũng như ở nước ta. Và nếu như bạn đang có nhu cầu nuôi một vài chú Rắn Lục Kim trong nhà, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây ít nhiều sẽ giúp ích được cho bạn. Mời các bạn cùng theo dõi:

3.1. Chuồng nuôi Rắn

Như các bạn đã biết, thì Lục kim là một trong những loài rắn cây, thế nên khi thiết kế chuồng bạn nên làm chiều cao lớn hơn chiều dài và chiều rộng. Trong chuồng cần có nhiều lỗ thông gió nhỏ hai bên và mặt trên dưới nên kín để tăng khả năng giữ ẩm trong chuồng.

Trong chuồng nên trang trí thêm nhiều cây cảnh, cành cây khô, giá leo để tạo môi trường sống phù hợp nhất cho rắn. Đặc biệt là nên trồng nhiều cây xanh trong chuồng, để rắn cảm thấy chúng được an toàn và phát triển ổn định. Thêm vào đó là bạn nên thiết kế một khu vực để thức ăn, kèm vào đó là một bát nước sạch để rắn uống nước nhé.

Nền chuồng bạn nên lót một lớp bằng mùn cưa hoặc mùn dừa, đây là những nguyên liệu an toàn và có khả năng giữ ẩm cho chuồng rất tốt. Tuy nhiên bạn thường xuyên phải dọn phân nhằm loại bỏ triệt để vi khuẩn, virus có thể hình thành và gây bệnh cho rắn.

Nhiệt độ vùng ấm trong chuồng cần đảm bảo từ 29 – 32 độ C và nhiệt độ khu vực mát duy trì từ 25 – 26 độ C là phù hợp với loài rắn này. Loài rắn này thường sưởi ấm vào ban ngày, thế nên vào ban đêm thì bạn có thể duy trì nhiệt độ từ 22 – 26 độ C là phù hợp. Bạn có thể sử dụng đèn UV để chiếu sáng để duy trì nhiệt độ trong chuồng rắn nhé.

Độ ẩm trong chuồng nuôi bạn cần duy trì ở mức từ 80 – 90% là được. Các chuyên gia khuyên cáo các bạn nên xịt ẩm khoảng 2 lần/ngày. Tuy nhiên tùy thuộc vào môi trường, khí hậu mỗi khu vực mà bạn nên có phương pháp giữ ẩm tốt nhất cho chuồng rắn nhé.

Nuôi Rắn Lục Kim như thế nào?

NÊN ĐỌC: rắn cạp nia

3.2. Rắn Lục Kim ăn gì?

Ngoài tự nhiên, thì loài rắn này chủ yếu là các loài gặm nhấm nhỏ, chim nhỏ, sâu, thằn lằn, nhái, rắn nhỏ, trứng… Tuy nhiên trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo thì bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau hơn.

Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn dễ kiếm như nhái, ếch nhỏ, chuột, thằn lằn nhỏ… Tuy nhiên loài này khá kén ăn chuột và khi bạn muốn cho chúng ăn chuột thì cần phải làm cho chuột ám mùi thằn lằn vào cơ thể chúng. Điều này giúp giảm tối đa mùi chuột trên con chuột để rắn có thể ăn được. Bởi loài rắn lục kim rất nhạy cảm.

Loài rắn này có tốc độ trao đổi chất rất nhanh, nên bạn cần cho chúng ăn khoảng 3 – 4 lần trong ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên cho chúng ăn 2 lần mồi nhỏ sẽ tốt hơn việc cho chúng ăn mồi lớn 1 lần.

TÌM HIỂU THÊM: rắn ngô

3.3. Chăm sóc rắn

Khi bạn mới đưa rắn về nhà mới, chúng thường dễ bị mất nước trầm trọng, do đó bạn nên cho rắn vào một xô nước ấm với mức nước từ 3 – 4cm trong khoảng 30 phút/lần/ngày và kéo dài từ 2 – 3 ngày, mỗi ngày làm 1 lần là đủ. Việc cung cấp nước thật nhanh cho rắn sẽ giúp hạn chế tối đa việc chúng bị stress.

Thức ăn yêu thích của loài rắn lục kim là thằn lằn, mà thằn lằn là loài bò sát chứa khá nhiều ký sinh trùng, sán, giun. Nên bạn cũng thường xuyên theo dõi rắn và kịp thời phát hiện những vấn đề để hỗ trợ điều trị, xử lý sớm nhất nhé.

4. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích và chính xác nhất, giúp bạn giải đáp được thắc mắc Rắn Lục Kim có độc không? Ăn gì? Nuôi thế nào? rồi nhé. Hy vọng qua bài viết này đã mang đến cho các bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất liên quan tới loài bò sát có kích thước khiêm tốn này. Nếu còn thắc mắc hay đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.5 / 5. Tổng lượt vote: 14

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây