Rắn khiếm vạch là rắn gì? Có độc không? Phân bố ở đâu?

- Quảng Cáo -

Rắn Khiếm Vạch có lẽ là một trong những loài rắn ít được biết đến hiện nay. Bởi có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có lẽ là vì số lượng của chúng ngoài tự nhiên cũng như trong nuôi nhốt khá ít. Và nếu các bạn quan tâm tới loài rắn này và muốn biết chúng có độc không, có nguy hiểm không, thì bài viết sau đây của Runghoangda.com sẽ giúp các bạn giải đáp một cách cụ thể nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

1 Giới thiệu về loài Rắn Khiếm Vạch

Chi rắn khiếm có tên khoa học là Oligodon, chúng là một trong những loài rắn bản địa của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Việt Nam, Malaysia, Indonesia… Ngoài ra, chúng còn có tên tiếng Anh là Kukri Snake, bởi do các răng sau rộng, phẳng và cong của chúng trông rất giống với hình dạng của con dao Kukri đặc biệt của người Nepal. Hình dáng của những chiếc răng của loài rắn này giúp chúng thích nghi hiệu quả với nguồn thức ăn chủ yếu là trứng của chúng.

Rắn khiếm vạch

Rắn khiếm là một loài rắn có chu vi nhỏ và kích thước trung bình, khi trưởng thành thì chúng đạt chiều dài khoảng 68cm. Loài rắn này có màu sắc không đồng nhất giữa những cá thể, chúng sở hữu nhiều màu sắc và sóc khác nhau, chúng sinh sống chủ yếu ở nơi có nhiều cây cối, vùng đất ẩm ướt. Bởi đây là khu vực có rất nhiều tổ chim cũng như tổ bò sát, nguồn thức ăn chính của chúng. Ngoài trứng ra, thì loài này còn ăn thêm các loài động vật nhỏ như ếch nhái, chuột, cá…

Thông tin chi tiết

  • Giới: Animalia
  • Ngành: Chordata
  • Phân ngành: Vertebrata
  • Liên lớp: Tetrapoda
  • Nhánh: Amniota
  • Lớp: Sauropsida
  • Phân lớp: DiapsidaPhân thứ lớp: Lepidosauromorpha
  • Liên bộ: Lepidosauria
  • Bộ: Squamata
  • Phân bộ: Serpentes
  • Họ: Colubridae
  • Phân họ: Colubrinae
  • Chi: Oligodon

Xem thêm: Rắn ngô giá bao nhiêu?

2. Nguồn gốc của phân bố của Rắn Khiếm Vạch

Rắn khiếm được xem là một trong những loài rắn bản địa của khu vực Đông Nam Á. Chúng phân bố nhiều ở các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và vùng Vân Nam của Trung Quốc.

Còn ở Việt Nam, thì loài rắn này được tìm thấy ở vùng Bắc Thái – Bắc Ninh, Vườn quốc gia Cúc Phương, Nghệ An, Đà Lạt – Lâm Đồng, Khánh Hòa, Tây Ninh, Định Quán – Đồng Nai, Tiền Giang, Mỹ Tho, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu…

Hiện nay, số lượng của loài rắn này trên thế giới ngày càng suy giảm, phần lớn nguyên nhân chủ yếu là môi trường sống của chúng bị thu hẹp bởi tác động phát triển kinh tế của con người. Do đó, các quốc gia có sự xuất hiện của loài rắn này cần có giải pháp bảo tồn và gia tăng số lượng của loài rắn này một cách hiệu quả nhất.

3. Đặc điểm của Rắn Khiếm Vạch

Loài rắn khiếm này có kích thước khá nhỏ về chu vi và khi trưởng thành chúng đạt kích thước tối đa khoảng 68cm. Chúng có một ngoại hình khá đẹp mã, thân thường có màu xám chuyển dần sang màu nâu với hai hàng sọc nhỏ màu nâu đậm bên hông chạy dọc theo sống lưng. Sống lưng của loài rắn này có màu sáng và thường có nhiều đốm vàng nhỏ giúp chúng trở nên nổi bật hơn. Tuy nhiên ở đuôi thì chúng lại không có những đốm nhỏ này.

Ngoài ra, chúng còn có một dải màu nâu đậm, rộng và kéo dài từ mõm, qua mắt và tới trên phần mép trên. Còn một dải khác chạy ngang từ đỉnh đầu tới chân hàm, tuy nhiên dải này lại không đụng tới các vảy ở bụng. Ngoài ra, cằm của chúng có màu trắng, bụng có màu đỏ cam nhạt kèm theo những vết hình tứ giác màu đen không đồng đều. Đặc biệt, phần bụng dưới gần đuôi, hậu môn thường có màu đỏ cam rất nổi bật.

Rắn khiếm vạch

Đọc thêm: Trăn miến điện

4. Rắn Khiếm Vạch có độc không?

Khi quan sát cấu tạo hàm răng và khoang miệng của loài rắn này, thì bạn sẽ nhận thấy chúng có một bộ nhiều chiếc răng với kích thước khá to nằm ở cuối miệng, cũng như chúng có thêm các tuyến nọc chức năng. Tuy nhiên các nhà động vật học cho biết: Chúng CÓ nọc độc, nhưng lượng nọc độc này là rất ít, hầu như không có sự ảnh hưởng hay nguy hiểm tới con người. Thêm nữa, loài rắn này là một loại thuộc họ rắn nước, nên chúng an toàn đối với con người.

Thêm nữa, loài rắn này thường hoạt động và tìm kiếm thức ăn vào ban đêm, trên mặt đất tại những khu rừng rộng lớn. Nên hầu như chúng không tiếp cận với con người.

5. Lời kết

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn một vài thông tin liên quan tới loài Rắn Khiếm Vạch. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc loài rắn này có độc hay không, chúng có nguy hiểm với con người không nhé. Nếu còn thắc mắc hay có bổ sung cho bài viết, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.4 / 5. Tổng lượt vote: 17

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây