Rắn rào đốm có độc không? Phân bố ở đâu? Chúng ăn gì?

- Quảng Cáo -

Nếu bạn đang thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan tới loài Rắn rào đốm, thì bài viết sau đây của Runghoangda.com sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về loài bò sát này. Bài viết sẽ mang đến cho các bạn các thông tin và giúp giải đáp thắc mắc liệu loài rắn này có độc không, sinh sống ở đâu, thức ăn là gì… Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

1. Giới thiệu về Rắn rào đốm

Rắn rào đốm có tên khoa học là Boiga Multomaculata, chúng là một loài rắn có ngoại hình vô cùng nổi bật, thuộc họ rắn nước Colubridae. Chúng có một loài hình khá độc đáo với cái đầu hình tam giác nhọn, khiến cho nhiều người lầm tưởng chúng là một loài rắn có độc. Ngoài ra, với cái hình tam giác của chúng cũng tương tự như loài rắn cực độc Daboia Russelii Siamensis, thế nên việc nhiều người lầm tưởng là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, loài rắn này được đánh giá là vô hại với con người và hiện nay chúng còn được nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ nuôi làm thú cưng trong nhà. Cùng với đó, việc chúng có một thân hình khá khiêm tốn, vậy nên trong các cuộc chiến với các loài săn mồi khác như rết khổng lồ, rắn hổ mang, rắn cạp nia… thì chúng thường bại trận và trở thành bữa ăn cho những kẻ săn mồi.

  • Tên gọi ở Việt Nam: Rắn rào đốm
  • Tên khoa học: Boiga Multomaculata
  • Họ: Rắn nước Colubridae
  • Bộ: Có vảy Squamata
  • Lớp: Bò sát

Rắn rào đốm

Xem thêm: Rắn khiếm vạch

2. Đặc điểm của Rắn rào đốm

Một chú rắn trưởng thành thường có kích thước khá khiêm tốn, chúng chỉ đạt kích thước tối từ 24 – 68cm và trong đố chiều dài đuôi của chúng thường từ 6 – 18cm.

Đây là một loài rắn có thân hình phân biệt rõ ràng giữa đầu, cổ thân và đuôi. Đầu của chúng có hình tam giác khá đặc trưng, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với các loài rắn độc hiện nay. Trên đầu có hai mắt với kích thước trung bình, con người hình elip thẳng đứng, lỗ mũi nằm giữa hai tấm mũi phía trên miệng, phía trước mắt cũng có một tấm, một bên bên mắt và hai tấm bên sau mắt.

Chúng có 8 tấm ở mép trên, tấm thứ 3 và 5 thường chạm mắt, có 10 – 12 tấm ở mép dưới và 4 tấm đầu tiên chạm tấm sau cằm thứ nhất. Ngoài ra, chúng có có tới 19 hàng vảy thân, rất nhẵn, hàng vảy ở sống lưng rộng hơn vảy bên. Vảy phía trước thân thường được xếp thành hàng xiên. Vảy phần bụng từ 195 đến 244 tấm. Vảy ở phần đuôi có từ 92 – 96 hàng kép.

Rắn rào đốm có thần hình màu nâu, với hai hàng màu đốm thẩm sáng hơn và nhỏ hơn chạy dọc từ trên cổ xuống phần đuôi ở hai bên lưng. Vùng phần vảy ở bụng thường có hai hàng đốm nâu nhạt và nhỏ hơn ở hai bên. Giữa đầu của chúng thường có một vệt đen hình chữ V từ tấm mõm mở rộng sang hai bên tai. Ở phần gáy của chúng có một đốm đen với hình tròn hoặc hình bầu dục và ở phần môi của chúng có các vệt đen nhạt, rải rác có các vệt nâu thẫm.

Việc chúng sở hữu một cái đầu hình tam giác, khá đặc trưng của các loài rắn độc, thế nên khiến nhiều người nhầm lẫn chúng với các loại rắn độc khác. Vì thế bạn cần quan sát kỹ hoặc không nên chạm vào chúng khi không có kiến thức về các loài rắn nhé.

Rắn rào đốm

3. Hành vi và tập tính sản sản

Ngoài tự nhiên, thì loài rắn này thường được tìm thấy tại các khu vực rừng núi có nhiều nước ở độ cao từ 1200 – 1300m so với mực nước biển. Bởi nơi đây sẽ cung cấp cho chúng lượng thức ăn dồi dào, kèm theo đó là ít có sự ảnh hưởng cũng như tác động của con người. Tuy nhiên, hiện nay loài rắn này cũng đang được săn tìm để phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh của nhiều người yêu bò sát, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là các loài bò sát, gặm nhấm nhỏ. Đôi khi chúng còn săn các loài chim, trứng chim hoặc ếch nhái.

Quá trình sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu vào đầu mùa hè, khi mà nhiệt độ tăng cao sẽ giúp cho trứng của chúng nở nhanh hơn. Mỗi lần sinh sản con cái sẽ đẻ từ 4 – 8 trứng. Trứng sẽ nở sau khoảng 28 – 30 ngày và con con mới nở thường có kích thước từ 20 – 30cm.

Rắn rào đốm

4. Rắn rào đốm phân bố ở đâu?

Hiện nay loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan…

Còn ở Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều ở các tỉnh thành có nhiều rừng, sông nước như: Khu vực Ngân Sơn – Lạng Sơn, Tam Đảo – Vĩnh Phúc, Lào Cai, Bắc Thái, Lạng Sơn, Vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Gia Lai, Sông Bé – Đồng Nai, Ninh Thuận, Tây Ninh và cả ở TPHCM.

Đọc thêm: Rắn đuôi chuông có độc không

5. Rắn rào đốm có độc không?

Như chúng tôi đã chia sẻ trên, thì loài rắn này sở hữu một cái đầu với hình tam giác nhọn khá giống với loài rắn độc Daboia Russelii Siamensis, thế nên nhiều người vẫn lầm tưởng chúng là một loài rắn độc. Tuy nhiên, rắn Rào đốm lại KHÔNG CÓ ĐỘC, chúng là một loài rắn thuộc họ rắn nước, không có nọc độc, không có răng nanh và chúng hoàn toàn vô hại đối với con người. Chúng săn mồi bằng cách sử dụng cơ thể của mình để siết chết con mồi như loài trăn vẫn đang sử dụng hiện nay. Bởi thế loài rắn này không có nọc độc và vô hại.

Bởi vì thế mà loài rắn này đang được nhiều người săn lùng để nuôi làm cảnh trong nhà. Đặc biệt là những người yêu thích bò sát, đặc biệt là các bạn trẻ.

Rắn rào đốm

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn tất cả những thông tin liên quan tới loài Rắn rào đốm. Chúng tôi cũng hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ và hiểu thêm về loài rắn này, cũng như biết được chúng là một loài rắn không có độc, vô hại dù sở hữu cái đầu hình tam giác. Nếu bạn còn có thông tin liên quan tới loài rắn này, có thể góp ý cho chúng tôi bằng cách để lại sau phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.3 / 5. Tổng lượt vote: 6

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây