Free Porn
xbporn

Rắn Đuôi chuông có độc không? Nguy hiểm thế nào? Ăn gì?

- Quảng Cáo -

Rắn Đuôi chuông luôn được đánh giá là một trong những loài rắn nguy hiểm bậc nhất trên thế giới hiện nay. Và để giúp các bạn hiểu hơn về mức độ nguy hiểm cũng như biết thêm nhiều thông tin về loài rắn này, thì mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết rắn chuông có độc không? Nguy hiểm thế nào? Ăn gì? Nuôi được không? của Runghoangda.com. Từ đó có thể giải đáp được những thắc mắc liên quan tới loài rắn này. Xin mời!!!

1. Giới thiệu về rắn Đuôi chuông

Rắn Đuôi chuông hay còn được gọi với nhiều tên khác như rắn Chuông, rắn Rung Chuông, là một loài rắn thuộc chi Crotalus và Sistrurus, thuộc phân họ Crotalinae. Chúng là một trong những loài rắn nguy hiểm, độc và hung dữ nhất trên thế giới hiện nay, đặc điểm nổi bật của chúng đó là chiếc đuôi của chúng có thể phát ra âm thanh nhằm đe dọa, lúc săn mồi hoặc cảnh báo nguy hiểm.

1.1. Nguồn gốc của rắn Đuôi chuông

Loài rắn này được tìm thấy lần đầu tiên ở khu vực châu Mỹ, từ phía nam Canada đến miền trung của Argentina với số lượng đông đúc và nhiều phân loài khác nhau. Loài rắn này hiện nay được tìm thấy với khoảng 32 loài với từ 65 – 70 phân loài khác nhau trên toàn thế giới.

Với mỗi phân loài thì đặc điểm và mức độ nguy hiểm khác nhau, tuy nhiên thì đặc điểm đặc trưng của loài rắnchuông là chiếc đuôi có thể phát ra âm thanh là rất đặc trưng và phân loài nào cũng có. Đây được xem là đặc điểm nhận dạng đặc trưng nhất của loài rắn này.

rắn đuôi chuông có độc không

??? Xem thêm: Rắn Hổ trâu có độc không?

1.2. Đặc điểm ngoại hình của rắn Đuôi chuông

Rắn chuông có một thân hình khá to và dài, một con trưởng thành có thể đạt kích thước lên đến 2m và nặng từ 5 – 7kg. Loài rắn này có một ngoài hình vô cùng hầm hố và hung dữ với lớp da sần sùi nhiều gai, vảy cứng ở đỉnh đầu. Lớp da của chúng thường có màu nâu, lưng đốm với nhiều chấm, hoa văn họa tiết khác nổi bật và thay đổi khác nhau tùy theo môi trường sống.

Một điều đặc biệt và là dấu hiệu nhận biết của loài rắn này chính là chiếc đuôi. Đuôi của loài rắn này khác biệt hoàn toàn so với toàn thân của chúng. Đuôi được cấu tạo từ Keratin, rông bên trong và được xếp thành các vòng tròn nhỏ dần đến cuối đuôi. Khi rung lên, thì chiếc đuôi này sẽ phát ra tiếng kêu rất đặc biệt do lớp sừng cứng từ Keratin chạm vào nhau. Chúng thường phát ra tiếng kêu khi gặp nguy hiểm, săn mồi hay cảnh báo.

Loài rắn này thường lột da khoảng 5 – 6 lần/năm, mỗi lần lột da thì lớp đuôi của chúng sẽ dày và dài hơn một chút và kêu to hơn. Chúng cso một bộ hàm cứng, khỏe mạnh và 2 răng nanh nhọn và dài.

1.3. Tập tính săn mồi của rắn Đuôi chuông

Rắn chuông có khả năng săn mồi cả ban ngày lẫn ban đêm bằng cách sử dụng cái đuôi, phát ra âm thanh để thu hút con mồi. Loài rắn này có rất nhiều cách để săn mồi, chúng có thể nằm đợi con mồi trong một thời gian dài hoặc săn mồi ngay trong hang của chúng. Thông thường thì con mồi sẽ bị chết ngay sau khi bị chúng tấn công, còn nếu chúng chết trong quá trình bỏ chạy, thì rắn sẽ lần theo mùi của con mồi để tìm đến tận nơi chúng chết.

Thức ăn của loài rắn này chủ yếu là Chuột, chim, ếch, nhái và những loài rắn nhỏ khác. Rắn chuông cũng có khả năng hạn chế tối đa sự phát triển của các loài gặm nhấm phá hoại mùa màng, giúp ổn định hệ sinh thái.

1.4. Rắn Đuôi chuông sống ở đâu?

Thông thường, loài rắn này ít khi chủ động tấn công con người, chúng thường chỉ tấn công khi bị chạm phải hoặc cảm thấy bị đe dọa. Ngoài ra, chúng thường hay bò ra bơi thông thoáng để bơi nắng còn phần lớn thời gian của chúng sẽ nằm trong hang. Tuy nhiên, môi trường sống ưa thích của rắn chuông thường là không gian mở như tại các bãi cát, cồn cát, sườn đồi thấp, cát sỏi… Chúng không thích thích sống ở nơi có độ ẩm cao như gần sống, hồ.. bởi ở đây chúng dễ bị các bệnh về da.

rắn đuôi chuông có độc không

1.5. Rắn Đuôi chuông sinh sản ra sao?

Một con rắn chuông con khi mới sinh ra đã sở hữu tất cả những đặc điểm như một con rắn trưởng thành, kể cả đặc điểm lẫn nọc độc của chúng. Chúng là một loài rắn đẻ con, chứ không đẻ trứng như những loài rắn khác.

Mùa sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu từ đầu tháng 1 đến tháng 3 dương lịch hằng năm. Mỗi lần sinh sản con cái sẽ đẻ từ 5 – 7 con non và sau khi sinh thì con non sẽ rời đi ngay và tự săn mồi và sinh tồn trong môi trường tự nhiên. Những con rắn con khi mới sinh ra thường chưa biết các điều tiết nọc độc, thế nên chúng được đánh giá nguy hiểm hơn cả những con trưởng thành.

2. Rắn Đuôi chuông có ĐỘC không? Nọc độc nguy hiểm như thế nào?

Rắn Đuôi chuông là một loài rắn CÓ ĐỘC và chúng luôn được xếp vào danh sách những loài rắn có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới hiện nay. Loài rắn này có khả năng tấn công con mồi với khoảng cách bằng 2/3 chiều dài cơ thể của chúng. Theo các nhà khoa học cho biết, thì những con chưa trưởng thành thường nguy hiểm hơn rất nhiều so với những con trưởng thành, vi chủng chưa biết cách kiểm soát lượng nọc độc của mình.

Nọc độc của loài rắn này làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi nhỏ như chuột, chim và kể cả con người. Theo thống kê của Mỹ, thì mỗi năm có khoảng 7000 – 8000 người bị loài rắn này cắn và có khoảng hơn 10 người bị tử vong. Những trường hợp con người bị rắn chuông tấn công thường do là tiếp xúc quá gần hoặc vô tình chạm vào chúng. Nọc độc của chúng sẽ từ răng nanh và bơm vào nạn nhân, đi vào máu và phá vỡ các tế bào của thành mạch máu và gây ra tình trạng chảy máu bên trong vô cùng nguy hiểm.

Sau khi bị cắn, tại vị trí vết thương sẽ vô cùng đau đớn, sưng phù. Từ đó khiến nạn nhân cảm thấy lo lắng, hồi hộp, buồn nôn, yếu đi, suy tim và có thể tử vong sau 48h nếu không được điều trị kịp thời. Nếu được cứu chữa kịp thời trong khoảng 2 giờ sau khi bị cắn bằng huyết thanh thì nạn nhân sẽ hồi phục nhanh chóng. Trẻ em khi bị loài rắn này cắn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn người lớn.

rắn đuôi chuông có độc không

??? Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không?

3. Nuôi rắn Đuôi chuông như thế nào?

Hiện nay, có rất nhiều người đang tiến hành nuôi loài rắn này theo cách công nghiệp để cung cấp ra thị trường, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, lấy thịt của nhiều người. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi rắn chuông an toàn mà bạn có thể tham khảo qua:

3.1. Lựa chọn con giống

Để chọn được con giống khỏe, tốt và giá cả hợp lý thì bạn nên đến trực tiếp tại các trại rắn, để được tư vấn và trao đổi thêm những kinh nghiệm nuôi dưỡng sao cho hợp lý nhất.

3.2. Chuồng nuôi

Chuồng nuôi rắn Đuôi chuông có thể sử dụng chuồng bê tông hoặc là chuồng từ hộp bằng kính thông thoáng đều được. Phần trên chuồng nên làm bằng lưới chắc chắn để tạo môi trường sống thoải mái cho rắn. Nền chuồng cần lót một lớp cát khô hoặc đất mềm, thoáng khí và không ẩm ướt. Trong chuồng phải có một chỗ để nước cho rắn uống và từ 2 – 3 tuần thì phải thay nước một lần. Nhiệt độ chuồng nuôi cần đảm bảo từ 27 – 32 độ C, nếu trời lạnh quá thì có thể sưởi hoặc đặt đá sưởi ở dưới nền và dùng thêm đèn sưởi.

Chuồng nuôi thường phải đáp ứng được điều kiện là có đủ từ 75 lít thể tích và thoáng khí. Nên đặt chuồng nuôi ở dưới mái che để tránh mưa gió. Ngoài ra nên đặt nơi thoáng gió, thông thoáng và sạch sẽ để giúp rắn phát triển hiệu quả nhất.

rắn đuôi chuông có độc không

3.3. Rắn Đuôi chuông ăn gì?

Trong môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho rắn ăn cá, chuột hoặc các loại rắn nhỏ khác như thằn lằn. Bạn có thể cho rắn ăn thằn lằn đông lạnh hoặc rã đông để giảm bớt các loại ký sinh trùng trong thức ăn. Khi rắn ăn thằn lằn quen dần thì bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn nhiều loại khác. Bạn cần đo lường cho chúng ăn đủ loại thức ăn, tránh để dư thừa gây ô nhiễm chuồng nuôi.

??? Xem thêm: Rắn Lục xanh có độc không?

4. Rắn Đuôi chuông giá bao nhiêu tiền?

Hiện nay số lượng rắn chuông ở nước ta không nhiều, vì thế giá thành của loài rắn này luôn ở mức cao. Theo chúng tôi tìm hiểu thì giá rắn Đuôi chuông hiện nay dao động từ mức 1.200.000 – 1.500.000 vnđ/kg. Đây được đánh giá là một mức giá cao hiện nay.

Tuy nhiên, bạn cần đến trực tiếp đến các trại rắn hiện nay để tìm mua, chứ ngoài thị trường thì việc tìm mua rắn khá khó khăn và rất hiếm.

rắn đuôi chuông có độc không

5. Lời kết

Như vậy trên đây Runghoangda.com chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài rắn độc này. Cũng như giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Rắn Đuôi chuông có độc không? Nguy hiểm thế nào? Ăn gì? Nuôi được không? một các chi tiết và chính xác. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan tới loài rắn chuông, vui lòng liên hệ hệ với chúng tôi qua Fb.com/runghoangda.web để được chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.6 / 5. Tổng lượt vote: 10

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây