Rắn lá khô đốm có độc không? Sống ở đâu? Ăn gì?

- Quảng Cáo -

Rắn là một trong những loài bò sát khá phổ biến hiện nay trên toàn thế giới, chúng phân bố rộng khắp từ đất liền đến biển sâu. Và trong bài viết sau, Rừng Hoang Dã sẽ giới thiệu đến các bạn một loài rắn khá đặc biệt, đó chính là Rắn lá khô đốm. Nếu bạn quan tâm, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết loài rắn này qua những thông tin sau đây nhé.

1. Rắn lá khô đốm là rắn gì?

Rắn lá khô đốm hay còn được gọi là rắn Vú nàng, có tên khoa học là Calliophis Maculiceps. Chúng là một loài rắn thuộc họ Rắn hổ được mô tả lần đầu tiên vào năm 1858 bởi nhà khoa học Gunther. Đây được xác định là một loài rắn bản địa của khu vực Đông Nam Á. Hiện nay loài rắn này có 5 phân loài được công nhận và bao gồm cả loại chỉ định điển hình trên.

1.1. Nguồn gốc, môi trường sống của Rắn lá khô đốm

Như chúng tôi đã chia sẻ trên, đây là một loài rắn bản địa của vùng Đông Nam Á. Chúng phân bố nhiều nhất ở các nước như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia, Malaysia và cả Việt Nam.

Môi trường sống ưa thích của Rắn lá khô đốm là những khu vực gần nhà dân có nhiều cây cối, rừng rậm, bụi rậm hoặc chúng cũng thích sống tại những mảnh đất có lớp là cây rụng dày, đồng ruộng hoặc những đống rơm, rạ lớn. Tại Việt Nam, loài rắn này được tìm thấy tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt là khu vực Bắc và Trung bộ. Chúng sẽ ẩn nấp trong khu vực có nhiều cành cây ẩm ướt, lá mục hoặc ngay cạnh các đống rác bên đường.

Rắn lá khô đốm là rắn gì?

XEM THÊM: rắn chàm quạp

1.2. Rắn lá khô đốm có ngoại hình thế nào?

Theo nghiên cứu, thì kích thước của loài Rắn lá khô đốm khá nhỏ, khi trưởng thành chúng đạt kích thước từ 30 – 35cm chỉ như chiếc đũa ăn cơm. 

Màu sắc trên cơ thể của loài rắn này khác nổi bật, toàn thân của chúng thường có màu vàng nhạt hoặc nâu khá giống với màu lá khô nên chúng có cái tên như vậy. Nhiều con sẽ có thêm những chấm đen phân bố dọc từ đầu đến đuôi. Phần đầu và đuôi của chúng thường có màu đen đậm (có một vài con sẽ có một ít màu đỏ ở đuôi). Phần bụng của chúng thường có màu đỏ son rất đặc trưng.

Màu sắc giữa con trưởng thành và con non cũng khá khác biệt. Ở con trưởng thành thì màu thường sẽ đậm hơn, rõ rệt hơn, còn ở con non sẽ có màu nâu nhẹ hoặc chỉ là sắc vàng.

Rắn lá khô đốm có ngoại hình thế nào?

1.3. Rắn lá khô đốm ăn gì?

Với kích thước nhỏ chỉ bằng đôi đũa ăn, nên thức ăn của loài rắn lá khô đốm chủ yếu là các loài côn trùng nhỏ và thức ăn yêu thích của chúng là giun, trứng kiến, côn trùng nhỏ… Có nhiều nhà khoa học cho rằng, loài rắn này chủ yếu sống ở dưới đất, nơi đất có độ xốp lớn hoặc dưới những đống lá khô mùn và chỉ ở trên mặt đất trong mùa sinh sản. Tuy nhiên thì đây có lẽ chỉ là một vài nhận định khách quan, bởi trong thực tế chúng được tìm thấy nhiều tại các vùng đất quanh nhà, bụi rậm, đống củi khô, cỏ khô ẩm ướt… Hoặc nơi có nhiều thức ăn, côn trùng yêu thích của chúng.

Cũng có trường hợp loài rắn này bò vào nhà vào mùa mưa để ẩn náu, chúng sẽ chui rúc trong nhà kho, chuồng gia súc hoặc núp dưới những công cụ làm đồng…

NÊN ĐỌC: rắn khiếm vạch

2. Tập tính của Rắn lá khô đốm

Là một loài rắn có kích thước rất nhỏ, nên rắn lá khô đốm rất hiền lành, nhút nhát và thường xuyên tìm cách lẩn trốn thật nhanh nếu phát hiện nguy hiểm. Và nếu bị tấn công, chúng sẽ dưng cái đuôi nhỏ có màu nổi bật của mình lên để tự vệ, việc dựng đuôi lên sẽ khiến cho kẻ thù thấy được phần bụng đỏ hoặc nâu của mình và cuộn đuôi lại để đe dọa kẻ thù. Tuy nhiên, vì kích thước quá bé nên việc lẩn trốn là cách tốt nhất của loài rắn này khi gặp kẻ thù.

Tập tính của Rắn lá khô đốm

3. Rắn lá khô đốm sinh sản thế nào?

Mùa sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu từ đầu tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch hằng năm. Một điều đặc biệt ở loài rắn này khác với nhiều loài rắn khác đó là mỗi mùa sinh sản con cái chỉ đẻ đúng 2 trứng trong những đống lá khô, đống củi mùn… và trứng sẽ tự nở theo thời gian và rắn bố mẹ sẽ không ở lại để bảo vệ trứng hay canh cho trứng nở. Trứng sẽ nở sau khoảng 15-18 ngày, rắn con mới nở chỉ có kích thước từ 5-7cm, màu sắc khá nhạt so với rắn trưởng thành và chúng phải nhanh chóng tìm kiếm thức ăn hay lẩn trốn kẻ thù.

Rắn lá khô đốm sinh sản thế nào?

ĐỌC THÊM: rắn rào đốm

4. Rắn lá khô đốm có độc không?

Theo chúng tôi tìm hiểu, cũng như các thông tin được các nhà khoa học, động vật học công bố thì Rắn lá khô đốm là một loài rắn Có Độc và độc tố của chúng rất nguy hiểm đối với con người nếu không may bị chúng cắn. Bởi đây là một loài rắn thuộc chi Caliophis và đây là chi của các loài rắn có độc tính mạnh nhất ở khu vực châu Á hiện nay. Nọc độc của rắn lá khô đốm chứa các chất độc có thể gây chảy máu, tê liệt và gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, dù loài rắn này có nọc độc mạnh và nguy hiểm, nhưng chúng lại có một kích thước vô cùng khiêm tốn, với cái miệng rất nhỏ nên việc cắn hay tốn công con người là khá hiếm và chưa ghi nhận trường hợp nào xảy ra. Bởi cái miệng nhỏ mà các bộ phận trên cơ thể người quá khổ với chúng. Tuy nhiên có một vài vị trí như vùng da ở kẽ tay khá mỏng và nhỏ nên loài rắn này có thể tấn công và gây bị thương. Do đó, bạn nên cẩn thận khi tiếp nhận với loài rắn này hoặc nên tránh xa chúng khi không có kinh nghiệm xử lý nhé.

Rắn lá khô đốm có độc không?

5. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài Rắn lá khô đốm rồi nhé. Dù là một loài rắn nhỏ, nhưng chúng lại có một lượng nọc độc nguy hiểm tới con người, do vậy bạn nên cảnh giác cao độ khi tiếp xúc với loài rắn này nhé. Và nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.3 / 5. Tổng lượt vote: 6

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây