Chim bạc má hiện nay là một trong những loại chim cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Bởi chúng là một loài chim rất nổi bật, ngoại hình xinh xắn, nhỏ nhắn cùng cái mỏ nổi bật và thu hút người yêu chim. Đặc biệt là loài chim cảnh này rất dễ nuôi. Và những thông tin mà Runghoangda.com chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn biết hiểu rõ hơn về loài chim này. Mời các bạn cùng theo dõi.
1. Vài nét về Chim bạc má
Bạc má có tên khoa học là Paridae là một loài chim nhỏ có dạng Sẻ, vì thế chúng sở hữu một thân hình khá nhỏ nhắn và thon gọn. Tuy nhiên, chúng lại được rất nhiều người yêu chim đánh giá cao và vô cùng yêu thích. Ngoài là một loại chim cảnh nổi bật, ngoại hình xuất sắc thì lý do chúng được nhiều người lựa chọn đó là chúng rất dễ nuôi. Bởi chúng có khả năng thích nghi với môi trường sống rất nhanh, thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau, có thể ăn cả bột cả các loại thức ăn tươi sống như sâu, côn trùng.
Ở Việt Nam thì loài chim này còn được má Khướu bạc má và loài chim này được nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh. Ngoài ra, chúng còn được lựa chọn để tham gia vào các cuộc thi chim đẹp, nổi bật trên toàn quốc.
Xem thêm: Chim cà cưỡng ăn gì
1.1. Chim bạc má sống ở đâu?
Trên thế giới thì loài chim này được tìm thấy với số lượng nhiều ở khu vực quần đảo Sumatra của Malaysia và các nước thuộc khu vực bán đảo Đông Dương (Lào, Việt Nam, Campuchia).
Còn ở Việt Nam thì chúng được tìm thấy phần ở ở khu vực miền Bắc và miền Trung thì chúng có 2 loại bạc má rừng có kích thước và ngoại hình với loài chim bạc má ở nước ngoài. Tuy nhiên thì cũng có một vài sự khác biệt giữa hai loài chim này đó là chim rừng thì thường có màu lông sậm màu hơn loài chim cảnh hiện nay.
1.2. Đặc điểm của chim bạc má
Chúng là một loài chim có kích thước nhỏ nhắn, dễ thương và nổi bật. Với tên gọi bạc má, chính là xuất phát từ hình dáng của chúng, với hai vệt màu đốm trắng lớn ở hai bên má.
Một con chim trưởng thành thường đạt kích thước từ 10 – 13cm tính cả chiều dài đuôi. Là một loài chim cảnh nhỏ nên kích thước của chúng thường chỉ nhỉnh hơn loài chim sẻ một xíu. Loài chim này sở hữu một cái mỏ khá to so với tỷ lệ cơ thể, rất cứng và lực mổ của nó rất mạnh. Với một thân hình nhỏ nhắn thì chúng rất linh hoạt, bay nhảy liên tục trong lồng cũng như ngoài tự nhiên.
Đối với loài bạc má trắng thì chúng sở hữu một bộ lông với màu trắng tinh khôi trên toàn cơ thể và không xuất hiện một sự pha tạp của bất kỳ màu sắc nào. Còn mỏ của chúng đỏ hồng, trông rất giống với một quả cà chua chín mọng, đầu của chúng khá nhỏ. Đầu con mái nhỏ hơn đầu con trống và mỏ của chúng cũng nhỏ hơn con trống.
Còn đối với loài bạc má xám, thì phân đầu và lưng của chúng thường được bao phủ bởi một lớp lông màu xám và phần lông dưới bụng có màu xám nhạt hơn ở trên lưng. Hai bên má của chúng cũng có đốm lông màu trắng đặc trưng của loài chi mày. Mỏ của loài chim xám thì có màu đỏ tươi như một quả ớt chín và đầu của chim trống vẫn to hơn đầu của chim mái.
1.3. Chim bạc má sinh sản thế nào?
Loài chim này bắt đầu vào mùa sinh sản khi được 6 tháng tuổi và mùa sinh sản của chúng ngoài tự nhiên sẽ bắt đầu vào đầu mùa xuân, thu hoặc đông. Mỗi mùa sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ 3 – 6 trứng và sau khoảng 16 ngày ấp thì trứng sẽ nở thành chim non. Chim non sau khi được chim bố mẹ chăm sóc khoảng 3 tháng thì chúng sẽ mọc đầy đủ lông và bắt đầu tập bay. Thời điểm này cũng là lúc mà ta có thể phân biệt trống mái của chúng một cách dễ dàng.
Đọc thêm: Chim chèo bẻo là chim gì
2. Phân biệt chim bạc má trống mái chính xác
Thông thường thì quá trình phân biệt trống mái của loài chim này bắt đầu khi chúng được từ 3 tháng tuổi trở lên. Bởi thời điểm này chúng đã trổ lông đầy đủ và sở hữu những đặc điểm giới tính riêng biệt. Cụ thể:
- Ở con chim trống thì mỏ của nó sẽ có màu đỏ rực rỡ và nổi bật hơn, còn ở loài chim mái thì mỏ sẽ nhạt màu hơn, đôi khi là chúng sẽ có màu vàng phớt đỏ.
- Ngoài ra, thì đầu của con trống thường sẽ to hơn đầu của con mái khá nhiều. Đây chính là hai đặc điểm phân biệt trống mái đặc trưng của loài chi mày.
- Còn ở loài chim bạc má xám thì con trống luôn có kích thước lớn hơn và mạnh mẽ hơn con mái. Tuy nhiên nếu so về mặt kinh tế thì loài bạc má xám không được ưa chuộng như loài bạc má trắng.
3. Kinh nghiệm nuôi chim bạc má hiệu quả
Khi bạn có nhu cầu nuôi một con chim loài này để làm cảnh, thì chúng tôi tin chắc rằng những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp ích được bạn rất nhiều điều. Mà bạn cùng tham khảo:
3.1. Chọn chim
Khi bạn muốn nuôi một chú để làm cảnh, thì tốt nhất bạn nên chọn con trống của loài chim bạc má trắng, bởi chúng sở hữu những đặc điểm ngoại hình nổi bật, rất phù hợp với quá trình nuôi cảnh. Ngoài ra, thì hiện nay việc nuôi loài bạc má trắng phổ biến hơn, do đó bạn dễ tìm kiếm những người nuôi khác để giao lưu cũng như học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc.
3.2. Lồng nuôi
Loài chim bạc má này có kích thước nhỏ nhỏ, nên việc lựa chọn lồng nuôi cũng khá đơn giản, miễn sao lồng nuôi có kích thước rộng rãi để chúng bay nhảy thoải mái là được. Bạn có thể sử dụng lồng mây để tăng thêm vẻ đẹp cho chú chim. Trong lồng nuôi cần trang bị đầy đủ cóng thức ăn, cóng nước, cây đậu mà máng chăn phân.
Nếu nếu bạn nuôi với mục đích ghép sinh sản thì cần làm lồng vuông, có kích thước lớn hơn. Trong đó có trang bị thêm chỗ đẻ trứng cho chim. Tổ bạn nên làm bằng cỏ khô, xơ dừa, rơm khô hoặc rễ cây. Ngoài ra, trong thời gian chúng sinh sản thì cần nên bọc lồng cẩn thận, không nên nhìn vào lồng chim nhiều hoặc không nên sờ mó vào chim hay trứng. Khi chim non nở thì bạn có thể nhìn ngó và làm gì cũng được mà không sợ chúng bỏ tổ.
3.3. Chim bạc má ăn gì?
Ngoài tự nhiên thì thức ăn chủ yếu của loài chim này là thực vật như các loại hạt, lá cây non… Vì thế trong môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho chúng ăn nhiều loại hạt phổ biến như hạt đậu, hạt kê, hạt vừng, đậu phộng, lúa…
Ngoài ra, để chim phát triển ổn định và khỏe mạnh hơn thì bạn nên bổ sung thêm cho chúng các loại thức ăn làm từ bột trộn trứng, cho chúng ăn lúa ngâm và bổ sung thêm cho chúng nhiều loại rau xanh như xà lách, cải ngọt, mồng tơi… giúp chúng tăng chất xơ và gia tăng chất đề kháng.
3.4. Chăm sóc chim bạc má
Tuỳ thuộc vào việc bạn nuôi chim non hay chim bổi mà quá trình chăm sóc sẽ khác nhau. Cụ thể:
Chăm sóc chim non
Việc nuôi chim non, thông thường thì chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc, tuy nhiên nếu như bạn bắt từ tự nhiên về thì bạn cần bỏ nhiều thời gian để chăm sóc chúng. Lúc này bạn cần giữ ấm cho chim và cho chúng ăn thức ăn phù hợp. Thức ăn chủ yếu của loài chim này trong giai đoạn chim non chủ yếu là lòng đỏ trứng chín trộn với đường glucose 2%. Liều lượng cho ăn như sau:
- Chim được 1 – 7 ngày thì cho ăn từ 6 – 8 lần/ngày
- Chim được 8 – 14 ngày thì cho ăn từ 5 – 6 lần/ngày
- Chim được 15 ngày trở lên đi cho ăn từ 3 – 4 lần/ngày.
Ngoài ra bạn cần loại bỏ sạch sẽ phân trong tổ chim, tránh tình trạng để lâu vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim.
Chăm sóc chim bổi
Chim bổi hay chim trưởng thành bạn cần chăm sóc một cách cẩn thận, bởi loài chim này hay nổi nóng và cắn nhau nếu nuôi chung lồng. Do đó bạn cần tách chúng ra hai lồng khác nhau, cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống. Khi nuôi chim trưởng thành thì bạn khoẻ hơn, chỉ cần cung cấp thức ăn, nước uống, cho chim tắm mát, tắm nắng và dọn dẹp lồng thường xuyên là được.
Có thể bạn quan tâm: Chim chàng làng ăn gì
4. Chim bạc má giá bao nhiêu tiền?
Giá bán của loài chim này trên thị trường dao động từ khoảng 150.000 vnđ cho một con trưởng thành. Còn những con chim được khoảng 4 – 5 tháng tuổi sẽ có mức giá rẻ hơn, từ khoảng 100.000 – 110.000 vnđ/con. Còn nếu bạn mua chim theo cặp trống mái, thì mức giá dao động từ khoảng 300.000 – 400.000 vnđ/cặp tuỳ theo vẻ đẹp của chúng.
Và khi có nhu cầu mua loài chim này để nuôi làm cảnh, thì bạn nên tìm đến những cơ sở chim cảnh uy tín, chất lượng để đảm bảo mua được chim tốt. Ngoài ra, khi đến đây bạn sẽ được tư vấn một cách cụ thể về cách chăm sóc, nuôi dưỡng hiệu quả nhất.
5. Lời kết
Như vậy trên đây Runghoangda.com đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan tới Chim Bạc má ăn gì? Giá bao nhiêu? Sống ở đâu? Nuôi như thế nào? một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có thêm những hiểu biết liên quan tới loài chim cảnh đặc biệt này. Nếu có đóng góp liên quan tới loài chim này, vui lòng để lại sau phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi.