Cắt được mệnh danh là một loài sát thủ trên bầu trời với khả năng săn mồi vô cùng nhanh nhẹn, chính xác và bất ngờ. Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều người chưa biết nhiều về loài chim này như Chim Cắt là chim gì? Ăn gì? Săn mồi thế nào? Giá bao nhiêu? Vì thế bài viết sau đây của Runghoangda.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ và cụ thể về loài chim này. Mời các bạn cùng theo dõi!!!
1. Tìm hiểu về loài chim Cắt
Cắt được xem là chúa tể của bầu trời và là một loài sát thủ của trời xanh. Hiện nay, có rất nhiều người đang có sở thích nuôi loài chim này trong nhà, để thể hiện độ chịu chơi của mình.
1.1. Chim Cắt là chim gì?
- Tên khoa học: Falco Peregrinus
- Tập tính thức ăn: Động vật ăn thịt
- Kích thước: Dài từ 40cm – 50cm
- Sải cánh: Khoảng 1 mét
- Cân nặng: Từ 500g – 1.6kg
- Tuổi thọ trung bình: Tối đa 17 năm
Cắt được xác định là loài chim nhanh nhất trên Trái đất hiện nay, theo các nhà khoa học cho biết thì tốc độ cao nhất của loài Cắt có thể lên tới 320 km/h. Loài chim này hiện nay được tìm thấy với nhiều phân loài khác nhau trên toàn thế giới, với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên một đặc điểm chung của loài Cắt đó là chúng luôn sở hữu một tốc độ rất cao, khả năng săn mồi cực đỉnh và bề ngoài nhìn rất ngầu.
>>> Xem thêm: Chim Sơn Ca là chim gì?
1.2. Ngoại hình của chim Cắt
Loài Cắt thường có ngoại hình khá thon gọn, cân đối. Kèm theo đó là chúng có một cặp cánh mỏng và nhọn, đây chính là một đặc điểm nổi bật giúp chúng có thể lượn với một tốc độ rất cao và giúp chúng có thể săn mồi một cách hiệu quả, bất ngờ. Vì thế, chúng được đánh giá là một loài chim có tốc độ cao nhất thế giới, tốc độ khi săn mồi của loài cắt có thể lên đến 320 km/h.
Loài Cắt thường có màu sắc lông khá đa dạng, thông thường chúng sẽ có lông dạng sọc với màu nâu nhạt với màu trắng làm chủ đạo. Những đường màu trắng sẽ chạy đều trên cơ thể, giúp màu lông của Cắt thường theo dạng sọc rằn khá nổi bật. Mắt Cắt thường có màu đen, viền mắt màu vàng nổi bật. Kèm theo đó là phần mỏ với chân đều có màu vàng.
Chúng sở hữu một chiếc mỏ sắc nhọn, chắc khỏe cùng với đôi chân to khoẻ, móng vuốt dài, sắc giúp chúng có thể quặp lấy con mồi và bay lên cao. Những con Cắt trống thường có thân hình nhỏ hơn con mái, đây cũng là một điều khá khác biệt trong số nhiều loài chim hiện nay.
1.3. Môi trường sống
Chim Cắt là một trong những loài chim săn mồi nguy hiểm bậc nhất trong môi trường tự nhiên. Vì thế, một con Cắt thường chiếm lĩnh một lãnh thổ vô cùng rộng lớn. Chúng sở hữu một sải cánh rộng, giúp chúng có thể lượn lờ trên không trung trong thời gian dài mà không cần phải đạp cánh quá nhiều, điều này giúp chúng có thể bay xa hơn.
Loài Cắt hiện nay được phát hiện có mặt trên hầu hết các lãnh thổ, khu vực trên toàn thế giới, trừ vùng Antarctica. Tuy nhiên, do quá trình phát triển của con người, nhiều thành phố lớn mọc lên, khiến môi trường sống của Cắt bị thu hẹp khiến số lượng Cắt bị giảm dần. Nếu bạn về vùng nông thôn, thì số lượng loài chim này thường sẽ có nhiều hơn.
1.4. Tập tính sinh sản của chim Cắt
Mùa sinh sản của Cắt thường bắt đầu vào đầu mùa Xuân, bởi lúc này thời tiết đã bắt đầu ấm lên, nhiều nắng và nhiều thức ăn hơn. Tổ của chúng thường được làm trên các vách đá hoặc trên những hốc cây to. Mỗi mùa sinh sản, chim mái sẽ đẻ từ 3 – 6 trứng và chim mái sẽ có nhiệm vụ ấp trứng, còn chim đực sẽ bảo vệ tổ và tìm kiếm thức ăn về cho chim mái.
Trứng sẽ nở sau khi được ấp 25 – 30 ngày ấp liên tục. Chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong tổ đến khi mọc đủ lông thì chúng sẽ cùng chim bố mẹ tập bay, săn mồi và sống độc lập.
1.5. Tập tính di cư của chim Cắt
Loài chim này thường có một tập tính là khi đến mùa làm tổ, sinh sản chúng sẽ bay lượn trên bầu trời trong thời gian dài để tìm kiếm địa chỉ thích hợp để làm tổ. Ngoài ra có một số con sẽ trung thành với một chiếc tổ trong cả cuộc đời, tuy nhiên vẫn có nhiều con sẽ đi tìm địa chỉ trú ngụ mới.
Cắt sẽ bắt đầu di cư khi bước vào mùa đông, chúng sẽ bay đến những nơi có nhiệt độ ấm hơn, nhiều nắng hơn. Chúng có khả năng bay khoảng hơn 26.000 km để từ Bắc cực đến Nam Mỹ vào mùa đông. Ngoài ra, khi mùa đông ở vùng Bắc cực kết thúc, chúng sẽ bay trở lại với khả năng ghi nhớ rất tốt của loài chim này.
1.6. Phân biệt chim Cắt trống và mái
Việc phân biệt trống mái ở loài chim này khá khó, bởi ngoại hình của con trống và con mái thường rất giống nhau, không có một đặc điểm khác biệt nào. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì kích thước con mái thường sẽ lớn hơn kích thước của con trống. Đây chính là một dấu hiệu đặc trưng và duy nhất để giúp phân biệt trống mái.
2. Khả năng săn mồi siêu việt của chim Cắt
Ngoài sở hữu một sải cánh dài, nhọn giúp cho loài Cắt có khả năng bay lượn với tốc độ rất cao, giúp quá trình săn mồi đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, một yếu tố vô cùng quan trọng giúp loài cắt có thể nhìn thấy con mồi trong một khoảng cách rất xa, đó là dựa vào đôi mắt với 3 mi của chúng. 3 màng mi của chúng hoạt động độc lập, với 1 mi dùng để chớp mắt và 2 mí còn lại dùng để mở và đóng mắt. Như vậy điều này giúp cho loài Cắt có thể nhìn liên tục, kể cả khi chúng đóng mắt lại.
Với khả năng quan sát siêu cấp cùng với tốc độ kinh hoàng thì chúng có thể dễ dàng nhìn thấy con mồi trong một khoảng cách rất xa. Từ đó sử dụng tốc độ của mình để bay tới và tóm gọn con mồi khi chúng con chưa biết đến sự có mặt của kẻ săn mồi.
Loài Cắt thường sở hữu đôi chân với 8 chiếc vuốt sắc nhọn để vồ lấy con mồi và bay đi. Những chiếc móng vuốt sắc nhọn sẽ găm vào thân thể con mồi, khiến chúng không thể thoát ra ngoài và dần chết đi. Còn đối với những con mồi còn sống, thì chúng thường sẽ đậu lại và dùng chiếc mỏ sắc của mình để kết liễu chúng. Chúng thường dùng mỏ và cắn vào cổ của con mồi để kết liễu chúng một cách nhanh chóng.
3. Kinh nghiệm nuôi, huấn luyện chim Cắt hiệu quả
Hiện nay, nhu cầu nuôi loài chim này để làm cảnh hay huấn luyện để đi săn đang khá phổ biến trong giới chơi chim. Đây cũng là một yếu tố vừa thể hiện sự chịu chơi cũng như bản lĩnh của người nuôi. Tuy nhiên, để nuôi được một chú Cắt thuần, nhạy bén, mạnh mẽ, có khả năng săn mồi thì cần phải mất nhiều thời gian chăm sóc cũng như huấn luyện.
Vì thế, nếu như bạn đang có nhu cầu nuôi một chú Cắt, thì hãy cùng chúng tôi tham khảo qua một số kinh nghiệm chăm sóc và huấn luyện sau đây. Cụ thể:
3.1. Chọn chim
Việc nuôi Cắt thì bạn hoàn toàn có thể chọn chim mái hoặc chim trống đều được. Bởi bản năng săn mồi của một loài sát thủ bầu trời luôn tồn tại cả trong con mái lẫn con trống. Cùng với đó là ngoại hình cực ngầu thì cả con trống và con mái để sở hữu. Do đó, một điều bạn cần quan tâm khi chọn chim là nên chọn những chú chim khỏe mạnh, lanh lợi, lông không bị xù, mỏ chắc, chân khỏe mạnh, sáng, không bị tróc vảy… Như vậy thì việc nuôi sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
3.2. Không gian nuôi
Cắt là một loài chim rất ưa thích sự tự do, nên khi nuôi chúng bạn nên lựa chọn không gian thông thoáng và rộng. Không nên nhốt chúng trong lồng quá lâu như các loài chim khác, như vậy có thể khiến cho chim gặp một số bệnh lý không mong muốn. Vì thế, thời gian đầu bạn nên cho chúng sống trong lồng rộng, khi chim thuần người, dạn người thì cho ra môi trường rộng và thông thoáng hơn.
3.3. Chim Cắt ăn gì?
Trong môi trường tự nhiên, Cắt là một loài ăn thịt và săn mồi cực đỉnh. Thức ăn ngoài tự nhiên của Cắt thường là các loài chim nhỏ khác, thằn lằn, rắn nhỏ… Còn khi nuôi nhốt, thì bạn có thể cho chim ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là thịt. Những bữa ăn trong khi nuôi bạn có thể cho chim ăn các loại thịt như thịt bò, thịt heo, thịt chuột, thịt chim…
Thức ăn cho Cắt cần được đảm bảo vệ độ tươi, sạch sẽ và không bị ôi thiu, như vậy sẽ giúp chim phát triển tốt và không bị bệnh về tiêu hoá. Mỗi ngày bạn nên cho chim con ăn từ 3 bữa, mỗi lần ăn khoảng 300g thịt. Còn khi chim lớn thì lượng thức ăn cũng như loại thức ăn cũng nên thay đổi giúp chim phát triển tốt hơn.
3.4. Kinh nghiệm huấn luyện chim Cắt
Cắt được đánh giá là một loài chim hoang dã, rất hung dữ và khá khó để thuần hóa chúng. Vì vậy, để huấn luyện được một chú Cắt thuần người, nghe lời thì cần mất rất nhiều thời gian và sự kiên trì của người chăm sóc. Đặc biệt là cần phải có kinh nghiệm trong việc huấn luyện chim.
Một điều khá quan trọng trong lần đầu mua Cắt về nhà, đó là bạn cần phải sử dụng dụng cụ hay thiết bị chuyên dụng để bịt kín mắt chim lại. Điều này sẽ giúp chim không bị hoảng loạn, từ đó dần làm quen với môi trường thiếu sáng, từ đó đứng thẳng bằng tốt hơn. Ngoài ra, việc bịt mắt sẽ giúp cho việc huấn luyện tốt hơn và thuận lợi hơn. Sau khi bịt mắt liên tục từ 1 – 2 tuần thì chúng sẽ nghe lời người huấn luyện hơn.
Khi huấn luyện chim, bạn cần một sợi dây dài, buộc vào chân để tránh chim bay mất. Lúc nào bạn cũng cần buộc một miếng thịt hay thức ăn yêu thích của chúng ở vai, để khi chim thấy sẽ bay lại đậu trên vai. Quá trình huấn luyện chim thường mất thời gian nên bạn cần kiên nhẫn. Ngoài ra, bạn nên cho chim đứng ra mình, kèm theo lượng thức ăn ít để giúp chúng bay nhiều hơn. Sau một thời gian huấn luyện bài bản thì chú chim sẽ nghe lời bạn hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn nuôi chim non, bởi chúng sẽ dễ nuôi, dễ huấn luyện hơn. Tuy nhiên việc tìm kiếm chim non rất khó và hiếm thế nên chọn chim bổi cũng là sự lựa chọn của nhiều người. Ngoài ra, khi nuôi Cắt bạn phải xác định sẽ mất nhiều thời gian để chăm sóc và huấn luyện, kèm theo đó là sự tốn kém nhiều hơn so với các loại chim khác.
3.5. Phòng và trị bệnh cho chim
Chim Cắt thường rất khoẻ mạnh và ít khi gặp các bệnh đề về sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình nuôi nhốt, nếu bạn không chăm sóc tốt, đặc biệt là về khoản thức ăn thì chúng sẽ gặp các vấn đề về hệ tiêu hoá. Vì thế, để đảm bảo sức khoẻ và giúp chim phát triển tốt nhất, thì bạn cần phải đảm bảo cho chim ăn đồ sạch, tươi sống và không bị ôi thiu. Ngoài ra, bạn cần giữ ấm cho chim vào ban đêm hoặc khi mùa đông xuống, vì loài Cắt không thích môi trường lạnh.
>>> Xem thêm: Chim Khướu là chim gì?
4. Chim Cắt giá bao nhiêu tiền 1 con? Mua ở đâu?
Hiện nay, trên thị trường giá loại chim này được rao bán với nhiều mức chênh lệch khác nhau, tùy thuộc vào địa điểm, giống chim, độ thuần… Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu thì chim thường được bán với mức giá như sau:
- Một chú Cắt con sẽ được bán với mức giá dao động từ 800.000 – 1.200.000 vnđ/con. Đây là mức giá chim không, chưa bao gồm những dụng cụ hay vật dụng để huấn luyện chim. Nếu mua full bộ có thể lên đến hơn 2.000.000 vnđ.
- Còn đối với những chú Cắt thuần, đã có thể săn mồi bài bản thì mức giá thường khá cao, có thể lên đến 4.000.000 – 8.000.000 vnđ/con.
Hiện nay số lượng Cắt thường được nhập từ các tỉnh thành Tây Nguyên lên các thành phố lớn để tiêu thụ. Do đó bạn có thể dễ dàng tìm mua một chú chim tại các cửa hàng chim cảnh hoặc trại chim hiện nay. Đặc biệt hiện nay tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội thường có những mô hình huấn luyện chim săn mồi theo mệnh lệnh, tuy nhiên cần phải bỏ ra mức giá khá cao. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy những thông tin cho phép việc săn bắt và nuôi nhốt loài Cắt, vì thế chúng tôi không đảm bảo rằng việc nuôi Cắt có hợp pháp hay là vi phạm pháp luật. Vì thế khi có nhu cầu nuôi Cắt bạn nên tìm hiểu kỹ càng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các diễn đàn nuôi và huấn luyện chim trên Facebook (https://www.facebook.com/groups/632974127293529/) để tìm mua chim và học hỏi thêm nhiều chim kinh nuôi và huấn luyện chim hiệu quả.
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn về loài Cắt, một trong những loài vua của bầu trời. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết hơn về loài chim này, cũng như giải đáp được câu hỏi Chim Cắt là chim gì? Ăn gì? Huấn luyện ra sao? Bao nhiêu tiền? chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Fb.com/runghoangda.web để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.