Chim Đa Đa ăn gì? Giá bao nhiêu? Nuôi thế nào hiệu quả?

- Quảng Cáo -

Nếu như bạn đang quan tâm tới loài chim Đa Đa và muốn biết Chim Đa Đa ăn gì? là chim gì và có giá thành bao nhiêu? Thì mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây Runghoangda.com để hiểu hơn về loài chim này. Cũng như giải đáp được những thắc mắc mà chúng tôi đã chia sẻ trên đây. Xin mời.

1. Chim Đa Đa là chim gì?

Đa Đa có tên khoa học là Francolinus Pintadeanus, ở Việt Nam thì chúng còn được gọi với tên khác là Gà Gô, thuộc trong những loài chim họ Trĩ. Loài chim này được tìm thấy nhiều ở khu vực Châu Á và Châu u, đôi khi chúng cũng được phát hiện tại một số khu vực tại Bắc Mỹ và Canada. Ngoài môi trường tự nhiên, thì loài chim này có thói quen sinh tồn cũng như tìm kiếm thức ăn riêng lẻ hoặc theo từng cặp. Chúng thích sống ở những môi trường đồi cỏ, rừng núi, đồi cỏ cao rậm rạp, nơi có nhiều thức ăn.

Hiện nay, loài chim này được tìm thấy nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Lào, Myanmar, Ấn Độ, Campuchia, Philippin, Thái Lan và cả ở Việt Nam.

Trên toàn thế giới có khá nhiều là đa đa khác nhau, có thể kể đến một số loài đặc biệt và nổi bật như: Đa đa đen, đa đa lia, đa đa trắng Alpes, đa đa đá… Loài đa đa hay gà gô này hiện nay được nhiều người lựa chọn để nuôi, có thể là nuôi làm cảnh hoặc là nhân giống để nuôi phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay loài chim này không thích hợp cho việc nuôi thả bầy đàn, thế nên số lượng của chúng cũng không gia tăng mạnh.

Chim Đa Đa là chim gì?

Xem thêm: Chim Bìm bịp ăn gì?

2. Đặc điểm ngoại hình của chim Đa Đa

Một con Đa đa trưởng thành có thể đạt kích thước từ 30 – 34cm (tính cả chiều dài đuôi) và nặng khoảng 280 – 400g, thông thường thì con mái sẽ nhỏ hơn con trống một xíu.

  • Khi trưởng thành, con trống thường có có phần lông màu đen ở phần thành trán, trước mắt và lông màu.
  • Vùng trên mắt, mỏ kéo dài qua đến má ra phía sau cổ sẽ có một dải màu trắng. Tiếp phía dưới dải màu trắng này sẽ là một dài màu đen chạy dài từ mép mỏ tới phía sau cổ.
  • Phần cằm và họng có màu trắng truyền.
  • Phần đỉnh đầu có màu hung vàng, ở giữa có thêm một dải màu đen rất nổi bật.
  • Cổ, vài và ngực thường có màu đen và được chấm thêm nhiều điểm màu trắng.Phần
  • lưng và hông cũng có màu đen, thêm nhiều vạch trắng, vai màu hung nâu và cánh có màu nâu kết hợp thêm nhiều vệt màu trắng hung.
  • Phân ngực và sườn có thêm nhiều vệt trắng tròn, vệt này thường sẽ to dần và chuyển sáng hơn và càng về sau thì sẽ có màu hung.
  • Đuôi của đa đa có màu nâu hung.
  • Mắt chim tròn, có màu đen hoặc nâu sừng, chân có màu vàng đất và ở con trống sẽ có thêm cựa như gà.
  • Ở chim mái có đặc điểm ngoại hình khá giống chim trống, tuy nhiên mặt lưng con mái thường lớn hơn, màu hung chuyên thành màu trắng và phần bụng có màu trắng hung nhạt kèm theo nhiều điểm nâu nổi bật.

Ngoài ra, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách phân biệt chim đa đa trống mái hiệu quả nhất:

  • Thường thì ngoại hình của đa đa trống mái khá giống nhau. Tuy nhiên chúng vẫn có một đặc điểm khác biệt là phần màu lông ở phần cổ của chúng. Ở con trống, thì lông xung quanh cổ, ngực có nền màu đen thẫm, được điểm thêm nhiều hạt cườm màu trắng bầu dục trông rất nổi bật.
  • Còn con mái có nền màu nâu và có những vệt trắng mờ. Ngoài ra, ở con trống thường có cựa ở chân, còn con mái thì cựa khá nhỏ và ngắn.

Đặc điểm ngoại hình của chim Đa Đa

3. Tập tính sinh sản của chim Đa Đa

Có một đặc điểm nổi bật của loài này, đó là khi vào mùa sinh sản thì những con trống sẽ có sự thay đổi khác biệt hơn so với ban đầu, đặc biệt nhất chính là cái mào màu đỏ trên đầu của chúng sẽ trở nên sặc sỡ và sáng hơn so với bình thường. Đây có sẽ là đặc điểm giúp thu hút con mái trong thời kỳ sinh sản của chúng. Ngoài ra, thì đến mùa sinh sản, con trống thường thực hiện các điệu múa, gáy, hót nhằm tán tỉnh và thu hút con mái. Con trống thường sẽ tiếp cận con mái, chạy xung quanh chúng, xệ cánh xuống đất để tạo nên một sự thu hút nhất định.

Loài đa đa thường bắt đầu sinh sản vào đầu mùa hè, từ khoảng tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hằng năm. Bởi đây chính là thời gian thích hợp, nhiệt độ ấm áp, nhiều thức ăn sẽ giúp con non phát triển nhanh chóng hơn. Loài chim này ngoài tự nhiên thường làm tổ trên mặt đất, tại các vùng cỏ khô, trong bụi rậm, hang hốc, tảng đá to… Mỗi năm chúng chỉ sinh sản 1 lần và mỗi lần đẻ từ 3 – 12 trứng. Trứng sẽ nở thành chim non sau khoảng 1 tháng ấp. Loài chim này phát triển rất nhanh, con non có thể tập bay ổn định sau khi nở được khoảng 10 ngày. Đây được đánh giá là một trong những đặc điểm nổi bật của loài đa đa.

Tập tính sinh sản của chim Đa Đa

4. Chim Đa Đa ăn gì?

Đa Đa được đánh giá là một loài chim ăn tạp, ngoài tự nhiên chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau từ động vật, thực vật, côn trùng… Các loại thực vật mà loài chim này rất thích đó là các loại hạt, hạt ngũ cốc, lúa, ngô, sắn thêm nữa là chúng thích ăn cỏ, rễ cây, lá non, hoa… Còn những loại động vật hay côn trùng mà chúng thích thú như giun đất, cào cào, châu chấu, sâu, dế, sùng, cá, tôm, ếch, nhái…. Tuy nhiên, có một điều đặc biệt ở loài chim này, là thức ăn côn trùng và động vật thì chúng chỉ ăn vào lúc nhỏ, còn khi trưởng thành chúng sẽ ăn chay, chỉ ăn thực vật, hạt, ngũ cốc và không ăn côn trùng hay động vật nữa. Đây lại là một điều rất nổi bật và khác lạ của loài chim này.

Còn trong môi trường nuôi nhốt, thì loài chim này được người nuôi dưỡng cho ăn chủ yếu là các loại hạt như bắp, lúa, cám và thêm các loại rau xanh.

chim đa đa ăn gì

Đọc thêm: Chim Bạc má ăn gì

5. Chim Đa Đa giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Là một loài chim đặc biệt và khó nuôi theo dạng thả vườn bầy đàn nên số lượng loài chim này ở nước ta cũng như trên thế giới không có quá nhiều. Do đó, việc tìm mua loài chim này ở nước ta hiện nay là điều khá khó khăn. Do đó mà giá thành của chúng luôn ở mức cao so với các loài chim cũng như các loài gà khác hiện nay.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì giá thành của một chú Đa đa ở trên thị trường sẽ dao động từ mức 300.000 – 400.000 vnđ.con. Chim sẽ có mức giá cao hơn nếu chúng có ngoại hình đẹp, nổi bật và màu sắc sắc nét trên từng bộ phận. Ngoài ra, nếu bạn may mắn thì có thể mua được những chú chim non, với mức giá dao động từ khoảng 200.000 – 250.000 vnđ/con.

Khi có nhu cầu tìm mua chim đa đa thì bạn nên đến trực tiếp các trại chim để tham khảo cũng như đặt mua trước. Tại vì rất ít các trại chim có sẵn giống để bạn lựa chọn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia các diễn đàn chim cảnh, gà cảnh trên Facebook để tham khảo và tìm mua chim. Bởi số lượng chim hiện nay khá ít nên việc tìm mua cũng không phải đơn giản.

6. Kinh nghiệm nuôi chim Đa Đa hiệu quả nhất

Nếu như bạn có nhu cầu nuôi loài chim này, thì những thông tin, kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn biết và hiểu rõ hơn về loài chim này. Từ đó giúp quá trình chăm nuôi đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:

6.1. Cách chọn chim giống hiệu quả

Hiện nay, đa số người nuôi chim đa đa để chơi cảnh và nuôi cảnh trong nhà. Do đó việc lựa chọn giống cũng khá đặc biệt và quan trọng. Khi lựa chọn chim giống, bạn nên tìm hiểu và để ý kỹ những bộ phận của chim như: Nên chọn chim đực hoặc một cặp, chim có thân hình dài, đầu nhỏ, thuôn, hai cánh xệ, đuôi nhỏ và hơi cụp. Nền lông ở phần cổ và ngực có màu đen thẫm ở con trống, các hạt cườm có hình bầu dục càng nhiều càng tốt, màu trắng. Chân vàng thẫm và có cựa dài từ 0.4cm trở lên là được.

6.2. Lồng nuôi chim Đa Đa

Chúng là một loài chim hoang dã, nên chúng khá nhút nhát trong thời gian đầu khi nuôi nhốt tại nhà. Vì vậy bạn cần tạo một không gian gần gũi với thiên nhiên, giúp chúng thoải mái và nhanh chóng thích nghi nhanh chóng hơn. Ban đầu chuồng cần thiết kế kín đáo, có nhiều cây xanh xung quanh, lông sạch sẽ, thoáng mát để chim quen dần. Lồng nuôi chim đa đa có kích thước khá lớn so với các loại chim khác, có thể chọn lông vuông với kích thước 100cm mỗi bên là được.

Đặc biệt là bạn nên nuôi những chú chim nhỏ, do chim chưa tiếp xúc nhiều với môi trường tự nhiên, nên chúng dễ thuần hơn. Ngoài ra, bạn không nên để chim non tiếp xúc với nơi đông người và cần nuôi nhốt để chim dần làm quen với con người. Bạn nên cho chim nơi nắng thường xuyên khi chim lớn, để chim tiếp xúc với con người thì chim sẽ dạn dần hơn.

Kinh nghiệm nuôi chim Đa Đa hiệu quả nhất

6.3. Dinh dưỡng khi nuôi Đa Đa

Khi chim còn non thì bạn có thể cho chúng ăn cám gà, thóc và bỏ thêm một vài con châu chấu, cào cào, sâu quy, dế trong cóng thức ăn. Thêm một cóng nước để chúng uống nước khi khát. Bạn cũng nên kiểm tra xem chim có ăn không, nếu chim ăn hết thì tốt, còn không thì phải dọn sạch thức ăn thừa để đảm bảo sức khỏe cho chim.

Để chim gáy tốt, thì bạn nên bổ sung nhiều loại thức ăn tươi như sâu, dế, cào cào, châu chấu… khi nuôi được khoảng 2 năm thì chim mới thuần và gáy nhiều hơn.

Trong quá trình nuôi, loài đa đa có thể mắc phải một số bệnh lý như ỉa chảy, viêm phổi, cúm gà… do đó, bạn cần quan sát chim và kịp thời phát hiện bệnh. Từ đó sử dụng các loại thuốc, kháng sinh kịp thời giúp chúng loại bỏ bệnh hiệu quả. Ngoài ra nên tiêm phòng bệnh định kỳ cho chim.

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan tới loài chim đa đa và giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan như Chim Đa Đa ăn gì? Giá bao nhiêu? Nuôi thế nào hiệu quả? một cách chi tiết và chính xác. Nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.3 / 5. Tổng lượt vote: 34

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây