Chim Sẻ là một trong những loài chim vô cùng phổ biến nhất đối với người dân Việt Nam cũng như người dân thế giới hiện nay. Chúng thường sống theo bầy đàn với số lượng lớn và loài chim này rất thích xung quanh con người, vì dễ tìm kiếm thức ăn. Vì thế, trong bài viết sau đây Runghoangda.com sẽ chia sẻ đến các bạn những đặc điểm liên quan tới loài chim này. Mời các bạn cùng theo dõi với chúng tôi!!!
1. Vài nét về loài chim Sẻ
Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những đặc điểm liên quan tới loài chim này như: Đặc điểm, nguồn gốc, sinh sản, tập tính… Mời các bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi:
1.1. Chim Sẻ là chim gì?
- Tên gọi: Chim Sẻ
- Tên khoa học: Passer Domesticus
- Phân bố: Châu u, Châu Á, Địa Trung Hải, Đông Nam Á, Châu Mỹ…
Ngoài ra, loài chim này có tên tiếng Anh là Passer Domesticus (Được đặt tên bởi nhà động vật học tìm ra loài chim này), là một loài chim thuộc họ Sẻ (Passeridae). Là một loài chim phổ biến ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Chúng là một loài chim có kích thước khá nhỏ và chúng thường sống tại gần con người, đặc biệt là vùng có nhiều nhà máy xay xát, vì đây là nơi cung cấp nhiều thức ăn cho chúng.
Chúng thông thường sẽ sống cùng nhau theo bầy đàn với số lượng lớn, để cùng nhau sinh sản và tìm kiếm thức ăn cũng như bảo vệ nhau khỏi những mối nguy hiểm. Hiện nay, có nhiều người đang có sở thích nuôi giống chim này để làm cảnh. Tuy nhiên việc nuôi giống chim này cũng mất khá nhiều thời gian để chăm sóc và nuôi dưỡng.
>>> Xem thêm: Chim Sâu là chim gì?
1.2. Nguồn gốc của loài chim Sẻ
Sẻ được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 bởi nhà động vật học Passer Domesticus. Hiện nay loài chim này được tìm thấy trên toàn thế giới với số lượng lớn.
Tại Việt Nam thì bạn có thể dễ dàng bắt gặp loài chim này, kể cả vùng nông thôn hành thành thị. Bởi loài chim này thích sống gần con người, bởi chúng có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn hơn.
1.3. Đặc điểm ngoại hình của chim Sẻ
Đây là một loài chim có kích thước thân hình nhỏ bé, có thể là một trong những giống chim nhỏ nhất trong thế giới động vật hiện nay. Một con trưởng thành có kích thước từ 10 – 15cm kể cả lông đuôi và nặng từ 24 – 40g, một số con có thể nặng đến 50g.
Loài chim này có một số đặc điểm ngoại hình mà bạn có thể tham khảo qua như sau:
- Chim có phần đầu khá nhỏ so với thân hình của chúng, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ khá cân đối so với thân hình của chúng.
- Mỏ của chim khá ngắn, tuy nhiên rất nhọn và chúng có hai lỗ mũi trên mỏ và mỏ chúng rất cứng. Điều này giúp chúng có thể ăn các loại hạt dễ dàng hơn.
- Đôi mắt của chim nhỏ, tròn và thường có màu đen.
- Chim có cổ ngắn, nối liền phần đầu với phần thân mập mạp của chúng.
- Loài chim này có đôi chân ngắn, nhỏ và khá khô. Mỗi chân có 4 ngón chân nhỏ và có móng khá sắc nhọn. Giúp chúng có thể bám vào cành cây một cách dễ dàng hơn.
- Lông của chim có hai lớp, một lớp lông tơ ở bên trong rất mềm mại và mỏng, còn lớp ngoài cứng, thô và chắc chắn.
Loài chim này tuy sở hữu một thân hình nhỏ, tuy nhiên chúng lại có khả năng bay khá nhanh, vận tốc trung bình của loài chim này có thể đạt từ 35 – 38 km/h và đôi khi chúng có thể bay đến 50 km/h khi gặp nguy hiểm hay bị săn đuổi.
Tuổi thọ của loài giống chim này khá ngắn, ngoài tự nhiên thì chúng sống được khoảng 3 – 4 năm.
1.4. Khả năng sinh sản của chim Sẻ
Mùa sinh sản của loài Sẻ thường rơi vào mùa xuân, bởi đây là thời điểm mà lượng thức ăn dồi dào cũng như nhiệt độ ấm áp giúp cho con non phát triển ổn định và nhanh chóng nhất. Bởi là một loài sống theo bầy với số lượng lớn, nên việc bắt cặp để sinh sản là điều vô cùng dễ dàng. Vì vậy khi đến mùa sinh sản, chúng sẽ tự bắt cặp trong đàn, giao phối và cùng nhau làm tổ đẻ trứng.
Tổ của Sẻ thường làm trên các cây cột điện, vách nhà, những bụi cây quanh nhà dân. Mỗi mùa sinh sản con mái sẽ để từ 3 – 5 trứng và trứng sẽ được cả chim bố mẹ thay nhau ấp liên tục. Thời gian trứng nở sẽ rơi vào khoảng 14 – 15 ngày ấp. Con non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc, đến khi chúng bay được và nhập đàn cùng với bố mẹ để tìm kiếm thức ăn và sinh sản.
1.5. Chim Sẻ ăn gì?
Loài chim này được đánh giá là một loài chim ăn tạp, ngoài tự nhiên chúng có thể ăn cả động vật lẫn thực vật. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn thì thức ăn của chúng sẽ thay đổi để phù hợp với hệ tiêu hoá của chim. Cụ thể:
- Thức ăn cho Sẻ non: Lúc này thì chim non sẽ được chim bố mẹ bắt sâu xanh, sâu chim… để mớm cho giúp cho chúng tiêu hoá dễ dàng hơn.
- Thức ăn cho Sẻ trung bình: Thì lúc này thức ăn đã đa dạng hơn, có thể là động vật hoặc là thực vật. Thức ăn chủ yếu là các loại hạt.
- Thức ăn cho Sẻ trưởng thành: Lúc này chúng có thể dễ dàng tìm kiếm thức ăn và chủ yếu là sâu bọ, cào cào, bướm, côn trùng nhỏ và các loại hạt.
2. Kinh nghiệm nuôi chim sẻ hiệu quả
Dưới đây Runghoangda.com sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm hay cách nuôi loài chim này đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể:
2.1. Chọn giống chim
Hiện nay có nhiều cách chọn giống Sẻ mà các bạn có thể lựa chọn, tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện của mỗi người. Cụ thể:
- Mua chim: Bạn có thể đến trực tiếp các trại chim để tìm mua chim giống. Nơi đây có thể cung cấp cho bạn với số lượng chim rất lớn. Giúp bạn có một lượng chim giống lớn trong thời gian ngắn và chất lượng chim tốt, có khả năng sinh để hiệu quả. Tuy nhiên giá thành khi bạn mua chim giống thường khá cao, thế nên các bạn có thể cân nhắc tới phương pháp bẫy chim.
- Bẫy chim: Hiện nay lượng chim này ở trên cả nước là rất lớn, bất kể nơi nào thì lượng Sẻ cũng tập trung rất lớn. Bạn có thể sử dụng các loại bẫy để bẫy chim để làm giống và nuôi, chăm sóc cúng. Tuy nhiên, bạn cần bẫy chim với số lượng lớn, để từ đó có thể chọn lọc ra những chú chim khỏe mạnh để nuôi và nhân giống.
2.2. Chuồng nuôi
Hiện nay việc nuôi Sẻ thường nuôi với số lượng lớn để lấy thịt, ít người nuôi để làm cảnh. Vì thế chuồng nuôi phải lớn, bạn có thể sử dụng lưới mắt cáo để bao quanh một khu để làm chuồng nuôi chim. Bên trong chuồng bạn nên bố trí nhiều cây xanh, rơm rạ, cỏ mục, khung gỗ và làm thêm các ô nhỏ để chim tự làm tổ và sinh sản trong đó. Bạn nên làm một khu riêng có mái che, giúp chim trú ngụ khi trời mưa xuống, còn một khu là thông thoáng để chim bay nhảy, phơi nắng…
Trong khu nuôi chim cần trang bị nhiều cóng thức ăn cho chim, nhiều cóng nước, cây đậu và nhiều máng nước lớn để chim tắm. Cần cung cấp nhiều thức ăn cho chim, có thể là ngũ cốc, thêm sâu xanh, sâu chim… đây là những loại thức ăn giúp cung cấp khoáng chất cho chim, giúp chim sinh sản đạt hiệu quả cao nhất.
2.3. Chim Sẻ ăn gì?
Sẻ là một loài ăn tạp, thế nên bạn cần chuẩn bị nhiều loại thức ăn cho chim. Thức ăn bao gồm kể cả thực vật, hạt và động vật cho chim ăn. Nếu bạn nuôi chim non thì giai đoạn đầu nên cho chim ăn sâu xanh, để chim dễ tiêu hoá và phát triển nhanh hơn. Còn khi chim đã lớn thì có thể cho chúng ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, đa dạng thức ăn hơn. Có thể cho chim ăn các loại côn trùng, hoa quả, hạt như thóc, ngô, đậu…
Bạn cần thay nước sạch thường xuyên cho chim uống và thay thêm máng nước cho chim tắm. Giúp chim loại bỏ cách loại bụi bẩn, vi khuẩn trên lồng, tránh các bệnh lý ngoài da.
2.4. Chăm sóc chim
Khi nuôi loài chim này với số lượng lớn thì khi vào mùa sinh sản bạn cần dành nhiều thời gian chăm sóc chim. Khi chim mái đẻ trứng thì nên đảm bảo tổ chim đã chắc chắn hoặc bạn có thể giúp chúng làm sẵn tổ, đến khi chúng đẻ sẽ vào tổ bạn đã làm săn đẻ trứng để đảm bảo an toàn. Bạn không nên nuôi Sẻ quá dày trong một không gian, bởi sẽ ảnh hưởng xấu tới khả năng phát triển của chim.
Khi chim bước vào giai đoạn sinh sản thì cần cung cấp nhiều thức ăn cho chim. Khi chim non nở, bạn có thể tách ra để giúp chăm sóc chim non hiệu quả hơn. Chim non có thể cho ăn sâu, dế, ấu trùng, nhộng… nên cho ăn nhiều bữa một ngày, một bữa cho ăn ít để chim dễ tiêu hoá.
Bạn cần biết cách giữ ấm cho chim non, bởi lúc nhỏ chúng chưa biết cách giữ nhiệt. Do đó, cần nuôi chim ở nơi kín gió, ấm áp.
2.5. Phòng bệnh cho chim
Việc chăm sóc chim Sẻ hiệu quả và cho chúng ăn thức ăn sạch, đảm bảo thì chúng ít khi gặp các vấn đề về sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hoá. Vì vậy, bạn cần đảm bảo cho chúng ăn đồ ăn phải sạch, không bị ôi thiu, côn trùng phải tươi sống. Còn môi trường sống thì bạn cần khử khuẩn thường xuyên, loại bỏ vi khuẩn trong môi trường sống. Loại bỏ phân chim định kỳ, các loại rơm rạ, cây cối cần được khử khuẩn, để loại bỏ triệt để các loại vi khuẩn, như vậy chim mới không mắc phải các vấn đề về sức khỏe.
Ngoài ra, đối với những chú chim bị yếu trong quá trình nuôi thì bạn nên cho chim ăn nhiều sâu tươi để giúp chim khoẻ lại và dần dần cho chim ăn cám, hạt sau. Ngoài ra, nên cho chim ăn ít mỗi bữa ăn và tăng lượng bữa ăn nhiều hơn mỗi ngày. Vào mùa đông bạn cần giữ ấm cho chim, sưởi ấm và cho chim ăn nhiều thức ăn giàu đạm như sâu, cào cào, châu chấu, nhộng…
3. Giá chim Sẻ bao nhiêu tiền 1 con?
Hiện nay, trên thị trường giá của loài chim này dao động khá nhiều. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà giá của loài chim này có sự chênh lệch khác nhau. Cụ thể:
- Đối với giá chim thịt sẽ dao động từ: 5000 – 10.000 vnđ/con.
- Còn đối với những chú chim được dùng để phóng sinh, cần khoẻ mạnh, bay giỏi, hoạt bán thì mức giá rơi vào khoảng từ 20.000 – 25.000 vnđ/con.
Để mua được Sẻ giá tốt thì bạn có thể đến trực tiếp các trại chim để mua được số lượng lớn và giá tốt. Ngoài ra có thể lựa chọn được những chú chim tốt nhất.
>>> Xem thêm: Chim Cắt là chim gì?
4. Mua chim Sẻ ở đâu tốt nhất?
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm địa chỉ mua loài chim này tại hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Bạn có thể đến trực tiếp các trại chim, cửa hàng chim cảnh hoặc mua các xe bán chim cảnh tại lề đường đều có. Tuy nhiên tùy vào mục đích mua chim mà bạn nên lựa chọn địa chỉ sao cho phù hợp.
Ví dụ: Nếu mua chim để làm giống hoặc phóng sinh thì tốt nhất bạn nên lựa chọn tại những trại chim. Bởi chim ở đây đảm bảo chất lượng tốt, khoẻ mạnh, lanh lợi. Còn mua để làm thịt thì có thể lựa chọn bất cứ đâu, miễn sao thuận lợi nhất với bạn là được. Bạn có thể mua chim tại các diễn đàn yêu chim trên Facebook.
5. Lời kết
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài chim Sẻ rất phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin liên quan tới loài chim rất phổ biến hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fb.com/runghoangda.web để được tư vấn và giải đáp sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.