Chim sẻ ăn gì? Đặc điểm và cách nuôi chim sẽ đúng cách

- Quảng Cáo -

Chim sẻ ăn gì luôn là câu hỏi mà những người có ý định nuôi đặt ra để chọn đúng thực phẩm phù hợp cho chúng phát triển tốt. Chim sẻ xuất hiện khá nhiều tại nước ta và trở thành chim cảnh được nhiều người chọn nuôi. Bạn đang muốn tìm hiểu thêm thông tin về loài này mời tham khảo dưới đây.

Tìm hiểu chung về loài chim sẻ

Chim sẻ có tên khoa học là Passer domesticus, chủ yếu phân bố ở khu vực như châu Á, châu Âu, Địa Trung Hải, châu Mỹ,… Giống chim này sinh sản nhanh chóng, sống thuận lợi trong môi trường tự nhiên nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng ở đường phố, cánh đồng, khu vực thôn quê.

Ở Việt Nam cũng có rất nhiều chim sẻ sinh sống, chúng nhỏ nhắn, khôn lanh nên được nhiều người chơi chim cảnh yêu thích và muốn nuôi lớn. Chim sẻ trong tự nhiên có tập tính sống theo bầy đàn số  lượng lớn, tự tìm kiếm thức ăn, trốn khỏi những kẻ săn mồi. 

Tìm hiểu chung về loài chim sẻ

Đặc điểm của chim sẻ

Giống chim này nhỏ nhắn với kích thước trung bình khoảng 10-15cm gồm cả đuôi. Trọng lượng chỉ khoảng 24-40g, chúng nhanh nhạnh, hay hót nên khi gặp trong tự nhiên bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra. 

Phần đầu của chúng nhỏ hơn so với thân hình, mỏ ngắn nọn có 2 lỗ mũi ở trên. Mỏ của chúng sẽ trực tiếp đi lấy đồ ăn cho vào trong miệng và nuốt. Đôi mắt chim thường có màu đen, nhỏ, tròn. Cổ ngắn được nối liền với phần thân, còn thân chim tròn trịa. 

Đôi chân của chim nhỏ, ngắn và khô, 4 ngón mỗi chân với phần móng sắc nhọn để giúp chúng có thể bám chắc vào cành cây. Phần lông của chim sẻ có 2 lớp với 1 lớp lông tơ mềm mịn và 1 lớp bên ngoài thô cứng. Chim có thân hình nhỏ nhưng khả năng bay tốt, vận tốc trung bình đạt từ 35 – 38 km/h và có thể cao hơn khi bị săn đuổi.  

Về đặc tính của loài chim sẻ

Chim sẻ có đặc tính riêng của giống loài, chúng thường sinh sản vào mùa xuân khi khí hậu dễ chịu, nguồn thức ăn dồi dào và có nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh, chim non mới sinh ra cũng có điều kiện tốt để lớn. Vào trong mùa sinh sản thì chim cái và đực tìm nhau giao phối rồi cùng nhau làm tổ đẻ trứng.

Chim cái để mỗi lần khoảng 3-5 trứng rồi cùng chim bố, mẹ ấp trong 15 ngày là nở. Chim non sẽ được bố mẹ cùng chăm sóc cho tới khi có thể chững chạc bay được nhập cùng đàn đi kiếm ăn trong tự nhiên.

Xem thêm: Chim Hồng Hạnh ăn gì

Về đặc tính của loài chim sẻ

Chim sẻ ăn gì?

Nhiều người thắc mắc về chim sẻ ăn gì? Thức ăn của chim sẻ cần được nghiên cứu kỹ bởi chúng không giống các loài khác. Chưa kể mỗi giai đoạn thì chim sẽ có nhu cầu về loại nguyên liệu ăn khác nhau để phù hợp với hệ tiêu hóa: 

  • Khi còn nhỏ: Lúc này chim sẽ ăn sâu để dễ cho hệ tiêu hóa lại giàu dinh dưỡng. 
  • Chim có kích cỡ trung bình: Thức ăn của chim khi này được đa dạng hơn, cho ăn hạt, động, thực vật. 
  • Khi trưởng thành: Nguồn thức ăn đa dạng như côn trùng nhỏ, hạt các loại, cào cào, sâu bọ, bướm, động – thực vật khác.
Cho chim sẻ ăn gì? 

Chia sẻ về việc nuôi chim sẻ đúng cách

Việc nuôi chim sẻ đúng cách giúp cho mọi người sử dụng đúng thực phẩm và hỗ trợ chúng phát triển an toàn, khỏe mạnh qua các giai đoạn. Bên dưới đây sẽ có hướng dẫn chi tiết tới các bạn để đảm bảo từ khi lớn tới khi trưởng thành chim ít bệnh tật, khỏe và trổ mã đẹp: 

Lựa chọn giống cẩn thận

Việc chọn giống khỏe mạnh và đẹp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chim sau này. Bạn nếu đi mua cần tìm đúng địa chỉ uy tín, xem xét nguồn gốc và kiểm tra hình dáng hiện tại của chim như thế nào. 

Lựa chọn chuồng hoặc lồng nuôi

Chim sẻ luôn làm cảnh hay nuôi thịt đều cần chuồng hoặc lồng vừa vặn để tạo điều kiện cho chúng sống khỏe, tinh thần thoải mái.  Chuồng nên chọn kích thước đủ lớn, có lưới mắt dày bao quanh, bên trong thêm cây xanh, khung gỗ, rơm rạ để tiện cho chúng nằm ấm, thuận lợi cho mùa sinh sản. 

Nên thiết kế mái che để có chỗ chú  khi mưa gió và có các thanh đỡ để chúng nhảy lên phơi nắng, ngắm nghía cảnh vật tựa như ở nhà. Bổ sung đủ vật dụng cần thiết như máng nước, bát thức ăn, bên dưới có chỗ để chim đi vệ sinh thì dễ dàng cho bạn dọn dẹp hàng ngày.

Xem thêm: Cú Lợn lưng xám là chim gì

Phòng bệnh cần thiết cho chim sẻ

Phòng bệnh cần thiết cho chim

Muốn cho chim sẻ hạn chế tối đa mắc các bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe, ngoại hình thì bạn cần đảm bảo phòng về đường tiêu hóa. Chú ý thức ăn cho chúng đúng lứa tuổi, sạch sẽ, không để loại qua đêm, dính nhiều vi khuẩn, không cho ăn đồ dinh nhiều khuẩn.

Dọn dẹp chuồng nuôi sạch sẽ, khử khuẩn đều đặn để loại bỏ vi khuẩn. Cần dọn phân chim và thay rơm rạ khác để chim không bị bẩn, nhiễm khuẩn và lở loét trên da, rụng lông. 

Nếu chim bị mệt, ốm hoặc yếu thì khi nuôi bạn nên chủ động cho chúng ăn và uống đầy đủ trong ngày. Điều này giúp tạo năng lượng và dinh dưỡng cho chim khỏe lại cũng như có thêm đề kháng cần thiết. 

Vào mùa đông thì nên tìm cách che chắn chuồng và giữ ấm cho chim để chúng không bị lạnh mắc bệnh ốm. Có thể sử dụng hệ thống sưởi để điều chỉnh nhiệt độ nơi chim ở.

Câu hỏi chim sẻ ăn gì đã được giải đáp chi tiết trong bài viết để những ai chuẩn bị nuôi có được kiến thức chăm sóc tốt. Mong rằng bạn sẽ chọn đúng chú chim tốt và nuôi nấng chúng khỏe mạnh qua từng giai đoạn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 1

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây