Chó sục Tây Tạng là một giống chó sục có nguồn gốc từ rất lâu đời, loài chó này thường được người dân xem là biểu tượng của sự may mắn và kính trọng. Và hiện nay, giống chó này cũng được nuôi làm thú cưng rất phổ biến trên thế giới. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài chó này, thì mời các bạn cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Xin mời!!!
1. Giới thiệu về Chó sục Tây Tạng
Chó sục Tây Tạng là một giống chó có kích thước trung bình và có nguồn gốc từ Tây Tạng. Khác với nhiều loài chó sục khác, dù mang tên là chó Sục nhưng loài chó này lại không phải là một thành viên của giống chó sục. Chúng được đặt tên là chó sục tên tiếng Anh là Tibetan Terrier, bởi những du khách từ châu u tới tham quan và có sự nhầm lẫn giữa giống chó này với những giống chó sục mà họ biết.
Ngoài ra giống chó này còn có tên Tây Tạng là Tsang Apso, có nghĩa là chú Chó xù xì, nhiều râu từ tỉnh Tsang và nhiều khu vực khác lại đặt tên là Dokhi Apso, có nghĩa là một giống chó hoạt động ngoài trời và có bộ lông xù xì.
Xem thêm: Chó sục Scotland
2. Nguồn gốc của Chó sục Tây Tạng
Giống chó này có xuất xứ chủ yếu từ những khu vực hẻo lánh của vùng đất Tây Tạng, thông thường thì những chú chó sục này được các nhà sư nuôi dưỡng và huấn luyện. Bởi chúng được người dân lẫn các nhà sư xem như là một tín hiệu của sự may mắn và tôn trọng với thần linh.
Như chúng tôi đã cho biết trên, thì cái tên chó sục của giống chó này bắt nguồn từ sự nhầm lẫn từ các vị khách du lịch từ Châu u. Bởi họ tưởng đây cũng là một giống chó sục như họ đã biết. Tuy nhiên Chó sục ở Tây Tạng lại là một giống chó phi thể thao hay nhóm chó tiện ích, hay chó Xù xì, chó sống ngoài trời với bộ lông xù xì…
Và phải đến những năm 1937 thì giống sục ở Tây Tạng mới được Câu lạc bộ chó giống Anh công nhận là một giống chó riêng biệt. Và đến năm 1956 thì chúng đã được du nhập vào Mỹ và năm 1957 thì Câu lạc bộ chó sục Tây Tạng ở Mỹ được thành lập. Tuy nhiên phải đến tận năm 1973 thì giống chó này mới được Câu lạc bộ chó giống Mỹ công nhận là một giống chó riêng biệt.
3. Đặc điểm của Chó sục Tây Tạng
Là một giống chó được xem là linh vật của sự may mắn, tôn trọng đối với các vị thần linh, thế nên giống chó này mang nhiều đặc điểm ngoại hình cũng như tính cách nổi bật. Cụ thể:
3.1. Đặc điểm ngoại hình
Chó sục Tây Tạng là một giống chó có ngoại hình trung bình, khi trưởng thành chúng đạt chiều cao từ 36 – 43cm và nặng từ 8 – 13kg.
Chúng có cái đầu tương đối tròn, khuôn mặt khá gãy và mõm tương đối ngắn. Chúng có hai mắt nhỏ, đôi tai hình chữ V, có lông dài mọc hai bên và tai của chúng thường rũ xuống tự do. Cùng với đó là chúng có cái đuôi cong tròn ở trên phần lưng. Bốn chân khá cao, to chắc và có rất nhiều lông. Có một điều đặc biệt là lông mặt của chúng thường mọc rất dài và dễ che đi đôi mắt của chúng, thế nên khi nuôi thì thường xuyên phải tỉa lông cho chúng.
Ngoài ra, giống chó này sở hữu một thân hình khỏe mạnh, cân xứng và có bộ xương lớn, to. Toàn bộ cơ thể được bao bọc bởi một hệ thống cơ bắp rất phát triển và một lớp da rất dày. Với ngực hình bầu dục và có độ sâu lớn.
Giống chó sục ở Tây Tạng có một bộ lông vô cùng mềm mại, rất dày, dài và phủ kín khắp cơ thể (Hầu hết các bộ phận đều được bao phủ bởi lớp lông). Lông của chúng không có định mà có thể dài thẳng hoặc lượn sóng trên cơ thể. Màu lông phổ biến của giống chó này là màu đen, màu nâu vàng, màu đen trắng, nâu đỏ…
3.2. Đặc điểm tính cách
Về đặc điểm tính cách, thì Chó sục Tây Tạng được đánh giá với nhiều ưu điểm nổi bật như sau:
- Chúng là một giống chó vô cùng thông minh, dễ gần và rất tình cảm.
- Khi nuôi chúng dễ dàng sống cùng với tất cả các loài thú cưng trong nhà, bởi chúng rất hòa đồng, thân thiện. Tuy nhiên, để chúng đạt được như vậy thì cũng cần phải trải qua quá trình huấn luyện bài bản từ khi con nhỏ.
- Giống chó này rất yêu thích trẻ con, chúng có thể chơi đùa cả ngày mà không biết mệt, chúng hơi ồn ào bởi sự năng động của chúng. Bởi vậy nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người già thường sẽ là một vấn đề.
- Chúng rất thích tập thể thao, luyện tập, chạy nhảy và vận động cả ngày. Vì thế, bạn cần dành ra khoảng nửa tiếng mỗi ngày để đưa chúng đi dạo, chạy nhảy giúp tiêu hao bớt phần năng lượng dồi dào của chúng.
- Chúng có khả năng canh gác, phòng bị và giữ nhà rất hiệu quả. Bởi khả năng nghe của chúng là rất tốt, ngoài ra chúng có thể cảm nhận được sự nguy hiểm, từ đó tấn công hoặc làm động để bảo vệ chủ nhân.
- Giống chó này rất dễ huấn luyện, đặc biệt là huấn luyện từ lúc nhỏ. Tuy nhiên bạn cần có chế độ phạt và thưởng trong quá trình huấn luyện để giúp chúng đạt hiệu quả cao hơn.
- Vì sống ở môi trường khắc nghiệt nên loài chó này có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, chúng có thể sống ở mọi vùng khí hậu, nhiệt độ trên thế giới. Ngoài ra, bạn cũng có thể nuôi chúng ở bất cứ đâu, từ chung cư, căn hộ, nhà nhỏ hay nhà có sân vườn…
3.3. Tuổi thọ và chế độ sinh sản
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì những chú chó sục ở Tây Tạng có khả năng phát triển khá chậm, vì thế kích thước của chúng luôn ở mức trung bình. Hiện nay, tuổi thọ của của những chú chó này trung bình từ 14 – 16 tuổi và nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể sống lâu hơn.
Bởi vì quá trình phát triển chậm của chúng, thế nên giai đoạn sinh sản cũng khá chậm. Chúng sẽ bắt đầu vào mùa sinh sản lần đầu tiên khi được 3 tuổi và quá trình sinh sản sẽ kết thúc khi chúng được khoảng 11 tuổi. Mỗi mùa sinh sản, chó mẹ có thể đẻ từ 2 – 4 con, vì kích thước bụng nhỏ, nên mỗi lần sinh sản sẽ khiến chó chó mẹ suy giảm đi một phần sức khoẻ của mình.
Đọc thêm: Chó núi Đài Loan
4. Cách chăm sóc, nuôi dưỡng Chó sục Tây Tạng
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm, cũng như thông tin hữu ích về quá trình chăm sóc một chú chó sục. Từ đó giúp việc nuôi dưỡng của các bạn đạt được hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
4.1. Chọn giống
Hiện nay số lượng giống chó này ở nước ta cũng không quá phổ biến, do đó bạn phải bỏ khá nhiều thời gian ra để tìm mua. Bạn nên tìm đến những cơ sở kinh doanh thú cưng uy tín để tìm mua chó, cũng như đặt cọc để nhờ người ta mua hộ từ nước ngoài về. Việc lựa chọn những cửa hàng thú cưng uy tín, sẽ giúp bạn yên tâm cũng như giúp bạn chọn được những chú chó khỏe mạnh và đạt tiêu chuẩn.
4.2. Môi trường sống
Như chúng tôi đã chia sẻ trên, thì Chó sục Scotland có khả năng thích ứng rất tốt với tất cả các môi trường sống, khí hậu, thời tiết trên thế giới hiện nay, tuy nhiên chúng thích hợp nhất với khu vực mát mẻ hay ôn đới. Do đó việc nuôi một giống chó sục ở Việt Nam là điều rất thuận lợi, bạn cũng không cần phải tạo môi trường sống khác cho chúng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể nuôi chúng ở nhà, chung cư hay căn hộ đều được.
Việc cần thiết đó là bạn cần dành thời gian để đưa chúng ra ngoài đi dạo, để giúp chúng giải tỏa bớt nguồn năng lượng tràn đầy trong cơ thể của chúng. Mỗi ngày nên dành khoảng 2-30 phút để đưa chúng đi dạo.
4.3. Chó sục Tây Tạng ăn gì?
Chó sục Scotland là một giống chó rất dễ nuôi, chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn nào mà con người ăn được. Bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn tổng hợp dành cho chó. Và thường xuyên bổ sung thêm các loại thức ăn khoái khẩu của chúng như: Thịt bò, thịt gà, thịt nạc heo, nội tạng động vật… Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, protein, đạm sẽ giúp chúng trao đổi chất tốt hơn và phát triển nhanh chóng, ổn định hơn. Ngoài ra, bạn nên cho chúng ăn nhiều rau xanh, hoa quả để cung cấp thêm chất xơ, giúp chúng tiêu hóa thức ăn tốt nhất.
Ngoài ra, dù chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn, tuy nhiên bạn không nên cho chúng ăn thức ăn thừa, đồ ăn ôi thiu, mất vệ sinh. Và đặc biệt thì bạn không nên cho chúng ăn socola và các loại thức ăn ngọt, thì đường trong thức ăn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa của chúng. Đặc biệt, bạn cần chú ý kỹ tới lượng thức ăn hàng ngày, có thể cho chúng ăn từ 2 – 4 chén thức ăn cho chó chất lượng cao và chia thành 2 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên, khi nuôi chó nhỏ thì bạn có thể chia thành 3 – 4 bữa nhỏ để chó ăn và hấp thụ tốt nhất.
4.4. Chăm sóc Chó sục Tây Tạng
Quá trình chăm sóc cho Chó núi Đài Loan vô cùng đơn giản, bởi chúng thích ứng tốt với tất cả môi trường sống. Kèm theo đó, chúng có một sức khỏe rất tốt, sức đề kháng cao, giúp chúng ít khi gặp phải các bệnh lý không mong muốn.
Việc chúng sở hữu một bộ lông dài, dày thì bạn nên tắm thường xuyên cho chúng, có thể là từ 1 – 2 lần/tuần. Ngoài ra, bạn cần chải lông hằng ngày cho chúng, để tránh việc lông bị rối hoặc rụng bám lâu ngày gây tình trạng hôi thối. Việc chải lông có thể thực hiện từ 2 – 3 lần/tuần. Ngoài ra bạn cần đánh răng cho chúng từ 1 – 2 lần/tuần và thường xuyên cắt móng chân và tỉa lông cho chúng.
4.5. Phòng bệnh cho Chó sục Scotland
Chó sục Tây Tạng có sức khỏe và sức đề kháng rất tốt, chúng ít khi gặp phải vấn đề về sức khỏe trong quá trình chăm sóc. Tuy nhiên, bạn cần dành nhiều thời gian để chải lông, tắm cho chúng, cho ăn đầy đủ chất, tươi sống và sạch sẽ. Như vậy sẽ phòng tránh được những bệnh lý không mong muốn. Một số bệnh thường gặp đó là: Bệnh ngoài da, tiêu hoá… Vì vậy, bạn cần quan sát chú chó của mình, để kịp thời phát hiện những vấn đề về sức khỏe, từ đó sớm đưa chúng đi bệnh viện thú y để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm: Chó lông xoáy Nam Phi
5. Chó sục Tây Tạng giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, số lượng loài chó này ở nước ta là chưa phổ biến, do đó khi cần mua thì bạn cần phải nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài thông qua các địa lý hay cửa hàng thú cưng. Do đó, bạn cần tìm những địa chỉ uy tín, để giúp bạn tìm mua những chú giống này chất lượng tốt. Và dưới đây là giá thành của giống chó này mà chúng tôi tìm hiểu được, bạn có thể tham khảo qua khi có nhu cầu tìm mua một chú:
- Giá những chú chó này nếu được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, thuần chủng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, tiêm chủng… có giá dao động từ khoảng 23.000.000 – 34.000.000 vnđ/con.
- Còn giá Chó sục ở Tây Tạng được nhập khẩu trực tiếp từ Tây Tạng, độ thuần chủng cao, đầy đủ giấy tờ, sổ sức khỏe, sổ tiêm chủng… thì có mức giá dao động từ 30.000.000 – 45.000.000 vnđ/con.
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tời giống Chó sục Tây Tạng. Hy vọng, qua bài viết này đã giúp bạn biết thêm nhiều điều về giống chó đặc biệt này. Từ đó có thể đưa ra quyết định là có nên tìm và nuôi một chú phù hợp nhất. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.