Chim Sơn ca có lẽ là một cái tên không còn quá xa lạ với nhiều người. Loài chim này sở hữu một ngoại hình nhỏ nhắn, đáng yêu và đặc biệt chúng có một giọng hót vô cùng nổi bật, cao, trong và cuốn hút. Và trong bài viết sau thì Runghoangda.com sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài chim này. Mời các bạn cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!!!
1. Giới thiệu về chim Sơn ca
Để hiểu rõ hơn về loài chim này, thì mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về các đặc điểm liên quan tới loài chim này như: Chúng là chim gì, nguồn gốc, đặc điểm, tính cách, sinh sản… Cụ thể:
1.1. Chim Sơn ca là chim gì?
Sơn ca có tên khoa học là Alaudidae, là một giống chim thuộc họ Sẻ và là loài chim cảnh đang được yêu thích nhất ở nước ta hiện nay. Chúng ở hữu về ngoài không quá nổi bật so với các loại chim cảnh khác, tuy nhiên đổi lại chúng lại có một giọng hót vô cùng cuốn hút, nổi bật và được những người chơi chim đánh giá rất cao.
Đối với nhiều người, thì Sơn ca được xem là một loài chim biểu tượng của sự hành phục, may mắn, niềm vui, tự do cũng như tính sáng tạo. Và tuỳ vào mỗi quốc gia thì ý nghĩa của Sơn Ca lại khá khác nhau. Cụ thể:
- Đối với Nhật Bản thì Sơn ca có ý nghĩa chỉ mùa Xuân trong năm.
- Người Trung Quốc thì lại cho rằng tiếng hót của chim Sơn ca chính là linh hồn trở về từ cõi chết.
- Còn nhiều ý nghĩa khác của loài chim này đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Còn ở Việt Nam thì Sơn ca được yêu thích vì giọng hót của chúng.
>>> Xem thêm: Chim Khướu ăn gì?
1.2. Nguồn gốc của chim Sơn ca
Chim Sơn ca có tên tiếng Anh là Alauda Arvensis và chúng được tìm thấy cũng như miêu tả lần đầu tiên vào năm 1825 bởi nhà động vật học Vigors. Hiện nay, trên toàn thế giới loài chim này được tìm thấy với hơn 98 loài khác nhau, phân bố tại hầu hết các khu vực trên thế giới. Ở Việt Nam thì loài chim này được tìm thấy khá phổ biến với số lượng lớn.
Chúng được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực châu Phi, chúng có khả năng thích nghi với môi trường sống khô cằn ở vùng sa mạc rộng hơn. Còn ở Việt Nam thì chúng được tìm thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bằng Bắc bộ.
1.3. Đặc điểm ngoại hình của Sơn ca
Sơn ca là loài chim có ngoại hình khá nhỏ, với kích thước bằng với loài chim sẻ phổ biến hiện nay. Một con trưởng thành có thể đạt kích thước từ 12 – 25cm và trọng lượng khoảng 15 – 75g. Và vẻ ngoài của loài chim này thường không quá nổi bật, màu lông thường khám sậm và tối màu.
Sơn ca có chiếc mỏ hình chóp, méo mỏ trên và dưới trơn. Lông của loài chim này thường tối màu, màu lông phổ biến nhất là màu nâu, vàng nhạt hoặc màu nâu hung. Đây là những màu sắc giúp chúng dễ dàng lẩn trốn dưới những đám đất hoặc đám cỏ khô. Đặc biệt, lông gáy của chúng khá ngắn và thường dựng đứng lên như một chiếc mào trông khá nổi bật.
Chân của loài chúng nhỏ, dài và được phủ một lớp vảy dày ở phần trước và sau. Kèm theo những vuốt chân sắc dài giúp chúng thích nghi tốt với môi trường sống ở mặt đất của chúng.
1.4. Chim Sơn ca sống ở đâu?
Khác với nhiều loài chim khác, thì Sơn ca chủ yếu sinh sống dưới mặt đất, nơi có nhiều bụi cây, lùm cỏ để giúp chúng tìm kiếm thức ăn cũng như lẩn trốn kẻ thù. Đặc biệt loài chim này không có khả năng bay và đậu lên những cành cây, nhảy qua nhảy lại trên cây cao như các loài chim khác.
Loài chim này thường hót nhiều vào khi trời mát, khoảng từ lúc 4 – 5h chiều trong này. Loài chim này có một đặc điểm nổi bật là khi đến chiều thì chúng thường sẽ bay vút lên trời cao rồi lại hạ cánh xuống đất, chúng sẽ thực hiện việc này nhiều lần. Để có được một giọng hót hay, luyến láy thì chúng cần phải thực hiện bay lên bay xuống nhiều lần và kéo dài khoảng 30 hồi/ngày.
1.5. Chim Sơn ca sinh sản thế nào?
Loài chim này thường có thói quen làm tổ trên mặt đất hoặc trên cái bụi cây khô gần mặt đất. Đến mùa sinh sản thì con đực thường nhảy múa và hót liên tục để thu hút con mái. Khi con mái chấp nhận thì chúng sẽ ghép đôi, giao phối và cùng nhau làm tổ để đẻ trứng.
Mỗi mùa sinh sản, thì chim Sơn ca mái sẽ đẻ từ 6 – 8 quả, một số lượng khá lớn. Sau khi đẻ thì cả chim trống lẫn chim mái sẽ cùng nhau ấp trứng. Chim non sẽ nở sau khi ấp được từ 11 – 16 ngày. Chim non mới nở ra thường chưa có lông, mắt mở chưa hết nhưng chưa đi lại được. Sau vài này chim non sẽ bắt đầu mọc lông măng, mở mắt và kêu ăn. Chim non sẽ được chim bổ mẹ chăm sóc và đến khi mọc đủ lông, bay được thì sẽ bắt đầu cuộc sống độc lập.
2. Phân biệt chim Sơn ca trống mái
Theo nhiều người cho biết, để có thể phân biệt được chim trống mái thường khá khó khăn, bởi bề ngoài của chúng thường rất giống nhau và ít có đặc điểm khác biệt. Tuy nhiên, theo những người chơi chim, người có kinh nghiệm nuôi chim thì vẫn có thể phân biệt trống mái thông qua những đặc điểm như sau:
- Ở trống thì chúng thường có phần đầu và phần cánh (vai) to hơn chim mái khá nhiều. Lông ở phần lườn nhiều hơn, phần ngực có lông chẻ đôi và tiếng kêu của chim trống thường là tít tít trong trẻo cao và nổi bật hơn chim mái.
- Ngoài ra, con mái khi nhìn kỹ bạn cũng có thể thấy chúng thường nhỏ hơn con trống và giọng hót của con mái cũng không được cao và trong như con trống.
Loài chim này còn có khả năng bay lên cao, liệng rất kỳ dị và hót ở trên không trùng. Từ đó tạo nên những bản nhạc với nốt cao, trầm thay đổi liên tục nghe rất vui tai và hấp dẫn.
3. Kinh nghiệm nuôi chim Sơn ca
Sơn ca là loài chim đang nhận được sự yêu thích cũng như lựa chọn nuôi cảnh của nhiều người chơi chim. Đặc điểm nổi bật khiến nhiều người yêu thích loài chim này đó chính là giọng hót của chim. Tuy nhiên, để nuôi được một chú chim hót hay, thuần thì cần nhiều thời gian và phải có kinh nghiệm chăm sóc. Dưới đây chúng tôi chia sẻ đến các bạn cách chăm sóc chim một cách hiệu quả nhất.
3.1. Chọn chim
Khi nuôi chim Sơn ca có thể nuôi chim bổi hoặc chim non đều được. Nuôi chim non thì cần nhiều thời gian chăm sóc hơn chim bổi. Con khi nuôi chim bổi, thì ban đầu chim rất nhát người, thế nên bạn cần biết cách chăm sóc và thuần chim. Còn việc con chim thì Sơn ca trống và mái đều có giọng hót rất đặc biệt, thế nên bạn có thể lựa chọn trống mái đều được. Đặc biệt nên chọn những chú chim khỏe mạnh, lanh lợi để chim phát triển tốt khi nuôi.
3.2. Lồng nuôi Sơn ca
Lồng nuôi chim có thể không quá lớn, vừa là được, kích thước đường kính từ 40 – 45cm và khoảng khoảng 70 – 80cm là được. Bởi loài chim này thích bay lên cao rồi lộn xuống, thế nên lồng nên có chiều cao khá lơn. Bạn có thể lựa chọn lồng tre hoặc lồng kim loại đều được.
Ngoài ra, lồng nuôi cần trang bị đầy đủ cóng thức ăn, cóng nước uống, cây đậu, cóng hạt, máng chân phân. Và đặc biệt khi nuôi chim bổi thì cần có áo trùm lồng nên giúp chim bớt hoảng sợ trong thời gian đầu. Bạn nên treo lồng ở nơi thoáng mát, vắng vẻ để giúp chim dần quen với môi trường sống.
3.3. Chim Sơn ca ăn gì?
Ngoài tự nhiên, thì loài chim này thường ăn sâu bọ như châu chấu, cào cào, sâu, nhộng, kiến, mối… kèm theo đó chúng có thể ăn thêm nhiều loại hạt như lúa, đậu phộng, đậu đen… Còn trong môi trường nuôi nhốt, thì bạn có thể cho chim ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
Bạn có thể cho chúng ăn cào cào, châu chấu, nhộng, sâu chim, bướm, giun đất… Kèm theo các loại rau củ, trái cây chín… Đặc biệt thì bạn nên cho chim ăn thêm bột để giúp cung cấp thêm cho chim các khoáng chất và dưỡng chất cần thiết. Bạn có thể tập cho chim ăn bột bằng cách trộn bột với các loại hoa quả, cào cào, châu chấu. Để khi chim ăn cào cào hoặc trái cây sẽ ăn kèm theo bột, lâu ngày chim sẽ quen với việc ăn bột. Từ đó bạn có thể cho chim ăn bột, kèm theo nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau.
3.4. Cách chăm sóc chim
Đối với chim Sơn ca non, thì quá trình chăm sóc chim sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bạn cần cho chim ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 4 – 5 lần, giữ ấm cho chim khi ban đêm hoặc khi trời lạnh. Chim non phải mất từ 5 – 7 tháng chăm sóc thì chim mới lớn và trưởng thành cũng như bắt đầu hót.
Còn đối với chim bổi, thì bạn cần phải thuần chim từ từ. Ban đầu cần lấy áo trùm lồng chim lại, để tránh chim bị hoảng sợ, bay lung tung ảnh hưởng xấu tới lông và sức khỏe. Lâu dần chim sẽ quen với người và dạn người hơn. Khi nuôi chim bổi thì bạn cần phải đến 1 năm chim mới bắt đầu thuần người, dạn hơn và hót nhiều trở lại.
Đặc biệt, việc tập cho chim tắm vô cùng quan trọng. Khác với nhiều loài chim khác, thì loài chim này thường tắm với cát chứ không phải tắm nước. Vì thế bạn cần chuẩn bị không khay cát cho chim và thường thay khoảng 1 tuần/lần để đảm bảo vệ sinh. Còn khi chim thuần, dạn người thì có thể cho chim tắm lồng riêng, bằng cách để cửa 2 lồng sát lại với nhau, chim sẻ tự bay sang lồng tắm để tự tắm. Không nên dùng tay bắt chim, như thế khiến chim hoảng loạn và nhát người hơn.
3.5. Luyện giọng cho Sơn ca
Trong môi trường nuôi dưỡng, để giúp cho chim Sơn ca hót hay và siêng hót hơn thì bạn cần luyện giọng cho chim thường xuyên. Bạn có thể mở các video giọng hót của chú sơn ca để chúng nghe, học và hót theo. Còn không bạn có thể đưa chim đến các cuộc thi chim, tập hót với những chú chim sung, để chúng học hỏi cách hót của các chú chim khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không cho chim tiếp xúc với các loài chim hót khác như chích choè, hoạ mi, sáo vì dễ khiến Sơn ca bị lai giọng.
>>> Xem thêm: Chim Hồng tước
4. Chim Sơn ca giá bao nhiêu tiền 1 con? Mua ở đâu?
Hiện nay, theo như chúng tôi tìm hiểu thì giá Sơn ca trên thị trường có mức chênh lệch khá cao, tuỳ thuộc vào chim non hay chim trưởng thành. Cụ thể:
- Giá chim non có mức giá dao động từ khoảng 200.000 – 600.000 vnđ/con. Tuỳ thuộc vào chim đã mọc đủ lông hay chưa.
- Giá chim bổi, vừa được bẫy và chưa ăn cám thì mức giá dao động từ khoảng 400.000 – 800.000 vnđ/con, tùy thuộc vào ngoại hình, sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, giọng hót.
- Còn đối với những chú chim Sơn ca thuần người, dạn, hót nhiều, hót hay thì mức giá có thể lên đến từ 3.000.000 – 6.000.000 vnđ/con.
Khi mua chim bạn cần quan sát thật kỹ, để tránh lựa phải những chú chim yếu kém, ủ rũ và không hoạt bát. Như vậy quá trình nuôi sẽ không đạt được những kết quả như ý.
Khi có nhu cầu mua chim bạn có thể đến trực tiếp các trại chim, cửa hàng chim cảnh để tìm kiếm và lựa chọn một chú chim phù hợp. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… thì việc tìm mua chim dễ hơn hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại các diễn đàn chơi chim trên Facebook, từ đó tìm mua và học hỏi thêm những kinh nghiệm nuôi chim hiệu quả nhất.
5. Lời kết
Như vậy Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin về loài chim độc đáo này đến bạn đọc. Hy vọng qua bài viết này đã giúp cho các bạn hiểu hơn về Chim Sơn ca là chim gì? Nuôi được không? Ăn gì? Giá bao nhiêu? chi tiết và chính xác nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.