Free Porn
xbporn

Chim Tiểu mi ăn gì? Giá bao nhiêu? Nuôi thế nào? Hót hay không?

- Quảng Cáo -

Chim Tiểu mi có lẽ là một trong những giống chim nhỏ được nhiều người chơi chim yêu thích và lựa chọn để nuôi cảnh trong nhà. Tuy nhiên loài chim này không phải quá nổi tiếng như những loài khác như họa mi, chim khuyên, chích chòe… thế nhưng chúng lại có một giọng hót vô cùng nổi bật. Và trong bài viết này, mời các bạn cùng Rừng Hoang Dã tìm hiểu chi tiết về loài chim Tiểu mi nhé. Xin mời.

1. Chim Tiểu mi là chim gì?

Chim Tiểu mi có tên khoa học là Malacopteron và là một giống chim nhỏ phân bố hầu hết tại các khu vực trên thế giới (trừ Nam và Bắc cực). Môi trường yêu thích của loài chim này là các vùng có khí hậu mát mẻ, nhiều cây cối, sông suối. Theo những người chơi chim lâu năm, thì loài Tiểu mi có giọng hót vô cùng thánh thót, trầm bổng và chúng cũng có kích thước tương đồng như loài chim nổi tiếng Họa mi.

Ở Việt Nam hiện nay loài Tiểu mi cũng đang được nổi cảnh rất nhiều, tuy vẻ bề ngoài của chúng không có nhiều sự nổi bật so với các loài chim cảnh khác. Nhưng bù lại giọng hót của chúng rất đặc biệt và quá trình nuôi dưỡng, thuần hóa cũng dễ dàng hơn.

Chim tiểu mi

NÊN ĐỌC: Chim Sơn Ca ăn gì

2. Đặc điểm của chim Tiểu mi

Để dễ dàng nhận biết được loài chim này ngoài tự nhiên, thì mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua đặc điểm ngoại hình cũng như tính cách của loài Tiểu mi sau đây.

2.1. Đặc điểm ngoại hình của chim Tiểu mi

Tiểu mi là một loài chim có kích thước nhỏ, tương đồng như loài chim Sẻ hiện nay, về cả kích thước cũng như ngoại hình của chúng. Bởi vì điều này mà khiến cho nhiều người có sự nhầm lẫn giữa hai loài chim này. Tuy nhiên, loài Tiểu mi cũng có những đặc điểm ngoại hình riêng biệt, nếu bạn để ý kỹ sẽ dễ dàng nhận biết được. Cụ thể:

+ Kích thước chim nhỏ (tương đồng loài chim sẻ), khi trưởng thành sẽ có chiều dài từ 9 – 12cm tính cả lông đuôi

+ Mỏ của loài chim này khá ngắn, nhỏ còn mỏ chim sẻ to và nhọn hơn rất nhiều

+ Lông của chúng có màu nâu đất, có một vài cọng lông màu đen ở phần giót cánh

+ Đuôi khá dài so với kích thước của loài chim này

+ Chân nhỏ, thường có màu hồng nhạt, cao và cứng giúp tăng khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt cho loài chim này

+ Mắt to, tròn, có đen và được bao quanh bởi một vòng mòng đỏ thẫm

Đặc điểm ngoại hình của chim Tiểu mi

2.2. Tính cách của chim Tiểu mi

Ngoài tự nhiên hay trong môi trường nuôi nhốt thì loài Tiểu mi khá dạn và không sợ người lạ. Chúng thường sinh sống và hoạt động gần khu dân cư, con người để tìm kiếm thức ăn. Tuy nhiên, đối với kẻ thì thì loài này rất cảnh giác và thường tìm kiếm lẩn trốn nhanh chóng khi cảm thấy được sự nguy hiểm.

XEM THÊM: chim sâu ăn gì

3. Chim Tiểu mi sinh sản như thế nào?

Mùa sinh sản của chim Tiểu mi bắt đầu từ đầu tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Chúng sẽ tiến hành bắt cặp với nhau, giao phối và cùng nhau làm tổ. Tổ của loài này thường được làm trên những cành cây cao và xa vô cùng kín đáo, an toàn. Tổ của chúng có kích thước nhỏ hơn cái bát con, được làm chủ yếu từ rơm rạ, rễ cây khô đan vào nhau.

Mỗi mùa sinh sản con Tiểu mi mái sẽ đẻ từ 3 – 4 trứng, trứng sẽ được chim bố và chim mẹ thay phiên nhau ấp tới khi nở. Trứng sẽ nở sau khi ấp khoảng 14 – 16 ngày. Sau khoảng thời gian từ 20 – 25 ngày thì chim con sẽ mọc đủ lông và bắt đầu tập bay cũng như tìm kiếm thức ăn cùng chim bố mẹ.

4. Cách phân biệt chim Tiểu mi trống mái chính xác

Theo những người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi chim cảnh và đặc biệt là nuôi loài chim Tiểu mi, thì để phân biệt trống mái của loài chim này thì thường dựa vào 2 đặc điểm đó là: Giọng hót và ngoại hình.

Phân biệt chim Tiểu mi trống mái dựa vào giọng hót:

+ Giọng hót của Tiểu mi trống thường trầm bổng, hót được nhiều giọng, âm thanh nghe du dương và chim trống cũng hót nhiều hơn.

+ Còn với những chú Tiểu mi mái thì giọng hót thấp hơn, trầm hơn, yếu hơn và chúng cũng ít hơn hơn.

Phân biệt Tiểu mi trống mái dựa vào ngoại hình:

+ Đối với con đực: Lông đuôi dài, mỏ trên dài hơn mỏ dưới, mắt màu đen xung quanh màu đỏ thẫm, thân có nhiều lông màu nâu, đen hơn.

+ Ở con mái: Chiều hai hai mỏ bằng nhau, lông đuôi khá ngắn, mắt màu nâu nhạt, ít màu đỏ thẫm hơn và lông cũng có màu nâu đơn điệu.

Cách phân biệt chim Tiểu mi trống mái chính xác

ĐỌC THÊM: Chim Cắt là chim gì

5. Kinh nghiệm nuôi chim Tiểu mi hay hót, hót hay

Như chia sẻ trên, thì loài Tiểu mi khá thuần người và rất dễ nuôi, do đó ai cũng có thể nuôi thành công được loài chim này. Tuy nhiên để chim hay hót, hót hay và lực thì cần có một ít kinh nghiệm trong quá trình chăm sóc chúng. Và dưới đây mời bạn cùng tham khảo qua một số chia sẻ giúp việc nuôi chim dễ dàng hơn nhé.

5.1. Chọn chim

Việc chọn chim giống khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của chim sau này. Khi chọn chim để nuôi, tốt nhất bạn nên chọn những chú chim trống, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và hay hót. Ưu tiên chọn những con lanh lợi, mắt sáng, lông óng mượt và ôm sát vào cơ thể. Đặc biệt là lưu ý phần chân chim, chân chim sáng bóng, không tróc vảy và móng chân đầy đủ.

5.2. Lồng chim

Là một giống chim có kích thước nhỏ, thế nên việc lựa chọn lồng chim cũng không quá quan trọng hay cầu kỳ. Chỉ cần chọn một chiếc lồng mây, gỗ hay kim loại đều được. Lồng có kích thước rộng rãi so với kích thước chim để chúng bay nhảy thoải mái là được.

Trong lồng cần trang bị đầy đủ máng ăn, máng nước, máng chắn phân và que đậu cho chim. Nếu bạn nuôi chim bổi thì nên trạng bị thêm áo trùm lồng ở giai đoạn chim mới bắt về.

Kinh nghiệm nuôi chim Tiểu mi hay hót, hót hay

NÊN ĐỌC: chim hồng tước

5.3. Chim Tiểu mi ăn gì?

Trong giai đoạn bạn vừa mới đem chim bổi về nuôi thì chỉ nên cho chim Tiểu mi ăn cám trộn với sâu, cào cào, dế nhỏ, châu châu hay sâu chim. Khi thấy chim ăn hết sâu thì bạn lại bổ sung thêm vào cóng cho chim. Giai đoạn này bạn hạn chế tối đa việc dọn vệ sinh lồng, bởi sẽ làm cho chim bị chao, ảnh hưởng đến quá trình thuần chim.

Khi bạn muốn thay một loài thức ăn khác cho chim, thì nên thay từ từ, không được thay đột ngột thì như vậy sẽ khiến cho chim bỏ ăn và ảnh hưởng tới quá trình phát triển.

Thêm vào đó, bạn nên thay nước sạch mỗi ngày cho chim, tránh tình trạng để nước uống quá ngày, điều này dễ khiến cho chim gặp các vấn đề về đường ruột, tiêu hóa.

Chim Tiểu mi ăn gì?

5.4. Tắm cho chim

Đầu tiên là tắm nắng, mỗi lần tắm nắng xong chim Tiểu mi sẽ dạn nhất, do đó mỗi ngày bạn nên dành từ 10 – 15 phút để tắm nắng cho chim. Thời gian tắm tốt nhất là buổi sáng, từ 7-9h để chim có thể hấp thụ được vitamin D. Lưu ý là không để chim tắm nắng quá lâu, bởi dễ khiến chim bị chết.

Thêm nữa, việc tắm nắng cung cấp lượng lớn vitamin D cho chim, giúp chim nhảy nhót nhiều trong lồng mà không gặp phải tình trạng bại chân.

Tiếp theo là tắm nước cho chim, bạn chỉ cần dùng một cái chén loại nhỏ cho nước vào và để trong lồng là chim có thể tự tắm được rồi. Bạn nên cho chim tắm nước thường xuyên, để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, ký sinh trùng bám lên lông hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lồng chuyên dụng để tắm cho chim hiệu quả hơn, tránh tình trạng chim tắm xong vẩy nước vào cóng thức ăn.

ĐỌC THÊM: chim khướu ăn gì

5.5. Chăm sóc và đấu dợt cho chim Tiểu mi

Chăm sóc Tiểu mi khá đơn giản, chỉ cần cho chúng ăn uống đầy đủ, nước sạch thay mỗi ngày, tắm mát và tắm nắng là chim sẽ phát triển ổn định. Thêm nữa bạn không nên tiến hành vệ sinh lông chim quá nhiều, chỉ cần vệ sinh 1 lần/tuần là được, để tránh tình trạng chim bị nhát, khó thuần.

Con để chim căng lửa, hót nhiều thì bạn cần phải đấu dợt chim chim thường xuyên. Và cách làm đó là:

+ Nuôi hoặc tìm thêm một chú chim Tiểu mi mái cho chú chim của bạn.

+ Sau đó để hai lồng cách xa nhau để chim nghe tiếng chim thuần trong khoảng 10-15 phút sau đó cho chúng về nhà. Sau đó chim sẽ bắt chước theo chim thuần và theo theo vô cùng sung.

XEM THÊM: chim vàng anh

6. Chim Tiểu mi nuôi bao lâu sẽ hót?

Đây là thắc mắc của khá nhiều người yêu chim cảnh, bởi việc nuôi chim cảnh hót, hót hay, hót sớm và hay hót là điều mà nhiều người mong muốn. Còn đối với Tiểu mi thì giọng hót của chúng vô cùng du dương, thánh thót và đặc biệt là mỗi con sẽ có một giọng hót khác nhau. Vì thế, khi nuôi mỗi con sẽ có giọng hót khác, máu lửa hay không là do quá trình chăm sóc.

Và theo tìm hiểu của chúng tôi thì sau khi bắt chim về, nếu chăm sóc và tập dợt cho chim tốt, thì khoảng 1 tuần là chim đã bắt đầu hót lại. Bạn nên tiến hành tập dợt và cho chim nghe được tiếng hót của chim thuần, để chúng tập hót và hót theo. Khi quen thì chúng sẽ hót rất nhiều.

Chim Tiểu mi nuôi bao lâu sẽ hót?

XEM THÊM: chim thanh tước

7. Chim Tiểu mi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Giá chim Tiểu mi hiện nay không quá cao, mức giá con phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chim bổi hay thuần, giọng hót, ngoại hình… Dưới đây là một vài mức giá mà bạn có thể tham khảo:

+ Chim Tiểu mi bổi có giá dao động từ 100.000 – 150.000 vnđ/con

+ Chim Tiểu mi trống thuần có giá từ 450.000 – 500.000 vnđ/con

+ Chim Tiểu mi mái thuần có giá từ 300.000 – 350.000 vnđ/con

Việc tìm mua giống Tiểu mi cũng khá đơn giản, bạn có thể tìm kiếm ở các cửa hàng chim cảnh hoặc tìm mua trên các hội nhóm yêu chim cảnh ở Facebook… Tại những thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… thì việc tìm kiếm chim Tiểu mi dễ dàng hơn so với các tỉnh thành khác. Lưu ý khi mua chim bạn nên quan sát kỹ càng, ngoại hình, mắt, lông, chân, sự lanh lợi để lựa chọn được những chú chim khỏe mạnh và chuẩn nhất nhé.

Chim Tiểu mi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

8. Lời kết

Như vậy, trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ và cung cấp đến cho các bạn những thông tin hữu ích nhất liên quan tới loài chim Tiêu Mi. Việc nắm rõ những kinh nghiệm hữu ích trên sẽ giúp cho bạn nuôi, chăm sóc và huấn luyện Tiểu mi của mình hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết của chúng tôi, bạn có thể để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.2 / 5. Tổng lượt vote: 15

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây