Cá Cánh Buồm sinh sản như thế nào? Nuôi thế nào? Giá bao nhiêu?

- Quảng Cáo -

Cá Cánh Buồm được đánh giá là một trong những loại cá cảnh được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Chúng sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật và độc đáo, khiến cho những người yêu cá mê mẩn và lựa chọn. Tuy nhiên lại có người đánh giá loài cá này là khó nuôi. Và để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc trên, cũng như giúp bạn biết được loài cá này sinh sản như thế nào? Nuôi thế nào? Giá bao nhiêu? thì mời bạn cùng Runghoangda.com tìm hiểu qua bài viết sau đây. Xin mời!!!

1. Cá Cánh Buồm là cá gì?

Cá Cánh Buồm hay còn được gọi là cá Bánh Lái, cá Hắc Quần hay cá Váy…. loài cá này có tên tiếng Anh là Black Widow, Butterfly Tetra… Loài cá này có tên khoa học là Gymnocorymbus Ternetzi, thuộc họ Characidae. Hiện nay loài cá này được rất nhiều người yêu thích, đánh giá cao và nuôi làm cảnh.

Ngoài tự nhiên, thì loài cá này được tìm thấy với số lượng lớn ở vùng sông suối thuộc Brazil, Bolivia, Uruguay hay Argentina… Đặc biệt, tại khu vực sông Amazon thì số lượng loài cá này là nhiều nhất. Loài cá này được thế giới biết đến từ khoảng thập niên 30 – 50, nhờ vào hình dáng nhỏ nhắn, đáng yêu cùng với màu sắc nổi bật của chúng, từ đó chúng trở nên vô cùng phổ biến trên thị trường cá cảnh. Ngoài ra, chúng còn được đánh giá là loài cá khá dễ nuôi, kèm theo tuổi thọ khá cao trong môi trường nuôi dưỡng.

  • Bộ: Characiformes
  • Họ: Characidae
  • Tên khoa học: Gymnocorymbus Ternetzi
  • Tên đồng danh: Tetragonopterus Ternetzi Boulenger
  • Tên tiếng Việt: Bánh lái, Hắc quần, Cá váy
  • Tên tiếng Anh: Rouw tetra, Black widow, Butterfly Tetra, Blackamoor

2. Đặc điểm của cá Cánh Buồm

Là một loài cá cảnh có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng đạt kích thước từ 3 – 6cm. Chúng có thân hình giống với hình oval, một nửa thân phía sau kèm theo vây lưng, vây hậu môn có màu đen còn phần đuôi thường có màu trong suốt.

Con trống thường có vây dài, thân hình thon gọn, dài, màu đen trên người rất rõ rệt và nổi bật, ở vây lưng thường có thêm những hạt chấm màu đen khá nổi bật. Còn ở con mái thì vây thường ngắn hơn cá trống, màu sắc cũng nhạt hơn, thân hình tròn trịa và đầy đặn hơn.

Về tổng thể thì loài cá này thường có màu đen ánh bạc và chúng thường có vệt đen trên cơ thể: 1 vệt chạy dọc ở mắt, 2 vệt còn lại chạy dọc ở phần mang và vây lưng. Những vệt màu đen này chỉ xuất hiện khi cá đạt được độ tuổi trưởng thành và kích thước trung bình đạt từ 3 – 4cm.

Loài cá này thường sống ở tầng giữa và chúng là một loài cá ăn tạp. Thế nên thức ăn của chúng đa phân là các loài côn trùng, trùng chỉ, giáp xác, giun đất… Chúng là một loài cá sống theo đàn, một nhóm từ 6 con trở lên. Chúng rất hiền lành và thân thiện, bạn có thể nuôi loài cá này với nhiều loại cá cảnh khác như: Cá Neon, cá Dĩa, cá Ông Tiên, cá Bảy Màu… Việc kết hợp như thế này sẽ giúp cho bể cá của bạn trở nên nổi bật và phong phú hơn.

Cá cánh buồm sinh sản thế nào?

>>> Xem thêm: Cá Hoàng Bảo Yến giá bao nhiêu?

3. Cá Cánh Buồm sinh sản như thế nào?

Thông thường, mùa sinh sản của cá Cánh Buồm bắt đầu từ đầu mùa mưa, khi mà nguồn nước dâng cao, nguồn thức ăn dồi dào sẽ giúp cá con có nhiều cơ hội để sống sót và phát triển hơn. Loài cá cánh Cánh Buồm sinh sản bằng cách đẻ trứng phân tán, thế nên khi nuôi bạn cần dùng những loại giá thể hoặc cây thủy sinh để trứng bám vào.

Cũng giống như nhiều loài cá khác thì loài cá này cũng tiến hành thụ tinh ngoài, sau khi con cái đẻ trứng bám vào các giá thể thì con đực sẽ bơi theo vào thụ tinh cho trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ nở ra sau khoảng 2 – 3 ngày. Cá con sẽ được bố mẹ chăm sóc trong một vài ngày đầu tiên và sẽ tự sống độc lập ngoài tự nhiên. Còn trong môi trường nuôi nhốt thì cá sẽ được người nuôi tách ra một bể riêng và chăm sóc với chế độ đặc biệt. Mỗi lần sinh sản, thì con mái có thể đẻ được từ 100 – 400 trứng, ngoài tự nhiên thì tỷ lệ cá con sống sót và phát triển trưởng thành khá thấp, chỉ từ 0.3 – 0.5%.

Cá cánh buồm sinh sản thế nào?

4. Kinh nghiệm nuôi cá Cánh Buồm hiệu quả nhất

Hiện nay có một số ý kiến cho rằng việc nuôi loài cá này khá khó khăn, cá dễ bị bệnh và dễ bị chết. Tuy nhiên, theo chúng tôi tìm hiểu, thìchúng là một loài có khả năng thích ứng với môi trường thủy sinh vô cùng tốt. Chúng có sức khỏe tốt, sinh sản ổn định và ít khi bị bệnh. Do đó, khi bạn có nhu cầu nuôi loài này thì có thể tham khảo qua một số kinh nghiệm, thông tin mà chúng tôi chia sẻ sau đây. Từ đó giúp quá trình nuôi dưỡng cá của mình đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể:

4.1. Lựa chọn giống

Khi chọn nuôi loài cá này, thì bạn cần phải nuôi với một số lượng cá khá lớn, từ 6 con trở lên để tạo bầy đàn cho cá, giúp cá sống và phát triển ổn định nhất. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mua cá theo từng cặp, để chúng có thể sinh sản trong quá trình nuôi dưỡng. Khi chọn cá, nên chọn những con lanh lợi, bơi nhanh, vây, đuôi lành lặn, không bị rách. Như vậy thì cá mới đạt sức khỏe tốt nhất, giúp quá trình nuôi dưỡng hiệu quả và dễ dàng nhất.

4.2. Bể nuôi cá

Vì là một loài cá có kích thước nhỏ nên bạn không cần thiết kế một bể cá quá to, tuy nhiên vì nuôi số lượng lớn nên bạn cũng cần chuẩn bị một chiếc bể có kích thước phù hợp. Chiều dài của bể có thể từ 60 – 80cm, thể tích nước từ 90 lít là phù hợp nuôi cá Cánh Buồm.

Bể cá cần để nơi có ánh sáng vừa phải, còn không bạn cần trang bị đèn chiếu nhẹ nhàng cho bể cá. Ngoài ra, bể cá cần có thêm những cây thủy sinh mọc thấp, rong rêu, đá cuội, hang hốc, sỏi… Cùng với đó bạn nên trang bị cho bể cá thêm máy sục khí nhẹ nhàng và máy lọc nước giúp cho nước luôn sạch sẽ và bể cá sẽ đẹp hơn.

4.3. Môi trường sống cho cá

Loài các này thích sống trong môi trường nước sạch sẽ, trong. Vì thế nước để nuôi cần đảm bảo một số yếu tố quan trọng như: Nhiệt độ từ 21 – 27 độ C, độ pH từ 6 – 8, độ cứng nước từ 5 – 19 là phù hợp để nuôi cá này. Nước nuôi cần phải sạch sẽ, nếu dùng nước máy cần phải để qua đêm, khử clo thì mới đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cá.

Ngoài ra, bạn cần thay nước định kỳ cho cá, từ 1 – 2 tuần/lần và mỗi lần thay cần giữa lại khoảng 1/4 lượng nước cũ để giúp cá không bị sốc.

Cá cánh buồm sinh sản thế nào?

4.4. Cá Cánh Buồm ăn gì?

Đây là một loài cá ăn tạp, thế nên thức ăn của chúng trong quá trình nuôi dưỡng cũng khá đơn giản và không cầu kỳ. Bạn có thể cho cá ăn các loài giun, trùn chỉ, giun đất, artemia, giáp xác, thịt nạc xay hoặc bạn cũng có thể cho cá thêm các loại thức ăn dạng viên mua ở các cửa hàng cá cảnh đều được.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho cá ăn vừa phải, vừa đủ để không bị dư thừa và làm bẩn đi bể cả. Mỗi ngày nên cho ăn 2 lần vào sáng và tối. Bạn nên tạo thói quen ăn uống đúng bữa cho cá để giúp chúng ăn hết thức ăn.

4.5. Ép đẻ cho cá Cánh Buồm thế nào?

Khi muốn chó chúng sinh sản khi nuôi, thì bạn cần nuôi ít nhất từ 3 cặp cá trong cùng một bể. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những con cá mái có trứng, bắt cách tắt đèn và soi đèn pin vào bụng cá mái từ phía sau sẽ thấy trứng cá trong bụng. Bể ép đẻ nên được thiết kế riêng, kích thước khoảng 50 x 40 x 40 và đặt dưới một tấm lưới inox dày cách đáy từ 2cm để giá thể cho trứng bám vào.

Sau khi bỏ vào bể ép đẻ khoảng 2 ngày, thấy bụng cá mái xẹp xuống và dưới tấm inox có các hạt vàng tiki thì tách hết cá lớn ra một bể khác. Và sau khoảng 1 – 2 ngày thì cá con sẽ nở, lúc này bạn cho cá con ăn bobo, artemia… Sau 6 tháng thì cá con sẽ trưởng thành và bạn có thể ép đẻ chúng tiếp.

4.6. Cá Cánh Buồm xanh nuôi chung với cá gì?

Đây có lẽ là một thắc mắc của rất nhiều người yêu thích cá cảnh nói chung và cá Cánh Buồm nói riêng. Bởi việc nuôi loài cá nào với loài cá này để chúng vừa phát triển ổn định, không cắn nhau và tạo cho bể cá đẹp hơn là điều mà nhiều người quan tâm. Và theo chúng tôi tìm hiểu được, thì loài cá này có tính cách rất ôn hòa, hiền lành và dễ hòa nhập với loài cá khác. Do đó, bạn có thể nuôi chung loài cá này với các loài cá như: Bảy màu, Bình tích, hoang kim, cá đĩa, cá…

Tuy nhiên bạn nên lưu ý không nên nuôi chung loài cá này với những loài cá có vây, đuôi dài… vì chúng có tính cách thích cắn đuôi và vây của những loài cá khác, từ đó làm mất đi vẻ đẹp của loài cá khác.

>>> Xem thêm: Cá Hoàng Kim giá bao nhiêu?

5. Cá Cánh Buồm giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường số lượng cá này là rất nhiều, vì thế giá thành của loài cá này thường rất rẻ. Theo chúng tôi tìm hiểu được thì mức giá của chúng hiện nay dao động từ khoảng 5000 – 10.000 vnđ/cặp. Tuy nhiên, mức giá của cá cũng thường thay đổi cao hay thấp là phụ thuộc vào màu sắc và kích thước của cá. Và khi bạn mua với số lượng lớn thì giá thành thường rẻ hơn khá nhiều khi mua theo từng cặp hay mua lẻ.

Để mua cá thì bạn có thể đến các cửa hàng bán cá cảnh trên toàn quốc để lựa chọn và tìm mua loài cá cảnh này. Bởi chúng có số lượng lớn trên thị trường nên việc tìm mua giống cá này cũng khá đơn giản. Điều quan trọng là bạn nên quan sát thật kỹ và lựa chọn những chú cả khỏe mạnh, màu sắc nổi bật và vây, đuôi vẫn còn nguyên vẹn. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ… thì việc tìm mùa loại cá này thường dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các diễn đàn cá cảnh trên Facebook, để có thể tìm mua chúng cũng như nhiều loài cá cảnh khác, cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi, chăm sóc cá cảnh hơn.

Cá cánh buồm sinh sản thế nào?

6. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn liên quan tới loài nổi tiếng hiện nay. Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn biết rõ hơn về loài cá này, cũng như giải đáp được các thắc mắc về Cá Cánh Buồm sinh sản như thế nào? Nuôi thế nào? Giá bao nhiêu? một cách chi tiết và chính xác nhất. Nếu còn thắc mắc, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Fb.com/runghoangda.web để được tư vấn cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!!!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.4 / 5. Tổng lượt vote: 24

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây