Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu? Có loại nào? Nuôi ra sao?

- Quảng Cáo -

Đối với những người thích chơi cá cảnh, thì chắc không con xa lạ gì với những chú cá lóc. Ngoài việc đem lại nguồn lợi kinh tế ổn định trong quá trình nuôi công nghiệp, số lượng lớn, thì hiện nay những loài cá lóc cảnh lại nhận được sự quan tâm rất lớn từ người yêu cá cảnh. Vậy “Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu? Có loại nào? Nuôi ra sao?” tất cả các thắc mắc trên sẽ được Rừng Hoang Dã giải đáp một cách chính xác qua bài viết sau đây nhé. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Giới thiệu về Cá Lóc cảnh

Cá Lóc là một trong những loài cá sống ở vùng nước ngọt và chúng còn được biết với nhiều tên gọi khác như: Cá chuối, cá quả, cá tràu, cá trõn, cá đô, cá xộp… và chúng thuộc họ Channidae. Hiện nay loài cá lóc có tới hơn 39 loài được tìm thấy trên toàn thế giới. Tuy nhiên chúng phân bố chủ yếu ở Đông – Nam Iran, Đông Afghanistan, Nam đảo Java, Đông Trung Quốc, Nam sông Congo ở châu Phi…

Ngoài những khu vực sống cơ bản như ao tù, vùng nước chảy đục thì loài cá này còn được tìm thấy tại các cửa sông nước lợ. Bởi chúng có thể thích nghi được với nhiều điều kiện sống khác nhau, mà tập tính của chúng cũng rất hung dữ, ăn tạp và có thể ăn các loại cá nhỏ, sinh vật nhỏ hơn mình để tồn tại và phát triển.

Còn đối với những chú Cá Lóc cảnh thì chúng thường được lựa chọn, tuyển chọn từ hàng trăm, hàng chục nghìn con cá lóc khác, để được nuôi trong nhà, trong những bể cá cảnh tuyệt đẹp. Những chú cá này có tên tiếng Anh là Channa và có nguồn gốc từ châu Á. Loài cá lóc này khác xa với cá lóc bình thường về ngoại hình. Bởi chúng sở hữu một ngoại hình nổi bật, nhiều màu sắc, vây đẹp, to hơn và đặc biệt là nhiều loại hoa văn trên cơ thể. Đây chính là lý do mà nhiều người yêu cá chọn chúng để nuôi làm cảnh.

Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu?

NÊN ĐỌC: Cá Đĩa giá bao nhiêu tiền? Ăn gì?

1.1. Đặc điểm ngoại hình của Cá Lóc cảnh

Đặc điểm của loài Cá Lóc cảnh về ngoại hình thì cũng tương tự như loài cá lóc bình thường, về kích thước, chiều dài và hình dáng. Tuy nhiên, chúng lại sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật với màu sắc khác lạ, hoa văn hiếm có cùng với độ dài của các loại vây nổi bật và xòe to hơn cá lóc bình thường.

Với cân nặng và chiều dài thì thường không có con số chính xác, bởi nó phụ thuộc nhiều vào tuổi thọ của chúng, những con sống càng lâu thì chúng càng dài và càng lớn. Thế nhưng chúng vẫn có những đặc điểm khá chung như:

Vây lưng của loài Cá Lóc cảnh thường có từ 40 – 46 tia vây, vây hậu môn có từ 28 – 30 tia vây, những chiếc vây thường rất to và dài so với loài cá lóc tường, đặc biệt là vây hậu môn và vây lưng. Chúng sở hữu nhiều loại màu sắc, hoa văn nổi bật khác nhau. Nếu như loài cá lóc bình thường thì chủ yếu có màu nâu, đen toàn thân, thì những chú Cá Lóc cảnh lại có rất nhiều màu sắc trên cơ thể với nhiều hoa văn, họa tiết khác nhau. Đây chính là đặc điểm nổi bật và cơ bản giúp loài cá này nhận được sự yêu thích của nhiều người chơi cá cảnh hiện nay.

Đặc điểm ngoại hình của Cá Lóc cảnh

1.2. Tập tính của Cá Lóc cảnh

Cũng giống như loài cá lóc khác, thì những chú lóc cảnh cũng vô cùng hung dữ và sẵn sàng tấn công những thứ chuyển động xung quanh, kể cả chúng có thể táp cả con người, gây ra tình trạng chảy máu, rách da. Thêm vào đó, với sự hung dữ của mình, loài cá lóc này có thể ăn nhiều loài cá nhỏ, sinh vật nhỏ hơn mình trong môi trường sống tự nhiên.

2. Các loại Cá Lóc cảnh phổ biến hiện nay

Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn các loại cá lóc cảnh phổ biến nhất hiện nay và đang được những người yêu cá cảnh săn lùng ráo riết nhất nhé. Cụ thể:

2.1. Cá lóc cảnh bông

Loài này thường có kích thước rất lớn và dài hơn 1m nếu ở môi trường thích hợp. Thế nên khi xác định nuôi thì bạn cần chuẩn bị một cái bể đủ lớn để giúp chúng phát triển tự do. Chúng sở hữu nhiều loại hoa văn và màu sắc rất đẹp, sọc cam tươi dọc với thân cá và khi chúng lớn dần thì màu sắc cũng theo đó mà nhạt bớt.

Môi trường sống, nuôi dưỡng thích hợp của loài cá này bạn cần lưu ý đó là nhiệt độ để loài cá này sinh trưởng thích hợp nhất chính là 26 đến 28 độ C và độ pH không quá cao là được.

2.2. Cá lóc cảnh hổ mang vàng

Loài này khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 40 – 45cm. Giống như nhiều loài khác, loài này cũng có đặc tính hung dữ và thường tấn công các loài khác nên chỉ thích hợp sống một mình. Loài cá lóc hổ mang vàng này có nguồn gốc từ phía Bắc Ấn Độ.

Khi nuôi bạn cần chú ý tới những yếu tố của bể nuôi như:

+ Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 20 độ cho đến 26 độ C
+ Độ pH phù hợp là 6 đến 7 pH.

ĐỌC THÊM: Cá Phát Tài giá bao nhiêu? Ăn gì?

2.3. Cá lóc cảnh lùn

Loài này có nguồn gốc từ miền Bắc Ấn Độ. Loài này khá nhỏ, khi trưởng thành chúng đạt kích thước từ 20 -22 cm, khá ngoan và dễ nuôi. Thêm vào đó chúng cũng sở hữu nhiều hoa văn, họa tiết rất nổi bật.

Đặc điểm cần lưu ý khi nuôi loài này là nhiệt độ phù hợp để chúng sống là 18 độ đến 25 độ C và độ pH từ 6 đến 7.5.

2.4. Cá lóc cảnh hoàng đế

Chúng có tên gọi là do ngoại hình vô cùng nổi bật, hai vây của chúng tương tự như mũ của hoàng đế hay đội. Khi trưởng thành, giống cá này có thể đạt kích thước từ 65 – 70cm và chúng thích hợp sống một mình một bể và cần không gian lớn.

Khi nuôi, bạn cần lưu ý tới môi trường thích hợp là từ 24 đến 28 độ C và độ pH là 6 đến 7.

2.5. Cá lóc cảnh cầu vồng

Chúng có tên gọi này là do hai vây của chúng có nhiều dãy màu như cầu vồng vô cùng nổi bật. Tuy nhiên loài cá này lại có kích thước khá nhỏ với đặc tình hiền lành. Vẻ ngoài của loài cá này vô cùng sặc sỡ và có thể nuôi kèm với cá lóc cảnh lùn bởi chúng rất hợp với nhau.

Thêm vào đó là một đặc điểm cần lưu ý khi nuôi loài này là nhiệt độ phù hợp để chúng sống là 20 độ đến 25 độ C và độ pH từ 6 đến 7.5.

2.6. Cá lóc cảnh Banka

Theo chúng tôi đánh giá thì đây là loài cá lóc khá kén chọn với nước nhất. Bởi môi trường nước thích hợp nhất của chúng luôn cần phải đảm bảo là pH luôn ở mức dưới 6. Khi nuôi bạn hãy đặt đất mùn trong bộ lọc để cá có cảm giác dễ chịu hơn và giúp chúng phát triển tốt hơn. Con trưởng thành đạt được kích thước 23 – 25cm và khá hung dữ kể cả với người nuôi chúng.

2.7. Cá lóc cảnh dày

Đây là một trong những loài cá lóc có ngoại hình khá khác lạ so với những loại cá lóc khác hiện nay. Loài cá này có chiều dài lên đến 40 – 50cm khi trưởng thành và là một trong những loài cá lóc lớn nhất được phát hiện. Cá rất hung dữ và khỏe mạnh nên bạn hãy lưu ý điều này khi nuôi chúng trong nhà nhé.

Và khi nuôi thì nhiệt độ lý tưởng nhất để cá sống là 24 đến 28 độ C và độ pH từ 5 đến 6.5 là phù hợp.

2.8. Cá lóc cảnh đen

Đây là loài cá được đánh giá cao với khả năng thích nghi tốt với mọi môi trường sống hiện nay. Do đó chúng có thể dễ dàng nuôi ở bất cứ môi trường nào, từ bể cá, hồ, sông suối… Loài này có kích thước lớn và chiều dài con trưởng thành có thể lên đến 90 – 95cm. Loài cá này chỉ thích hợp để nuôi một mình và bản tính rất dữ, bởi chúng có thể đớp và ăn thịt bất cứ loài cá nào trong bể.

2.9. Cá lóc cảnh khoen

Nguồn gốc xuất xứ của loài cá này được xác định là từ khu vực Đông Nam Á. Ngoài hình của cá này có khoen và khác hẳn với các dòng cá cảnh khác khiến chúng nhận được sự quan tâm của nhiều người yêu cá. Thêm một điều đặc biệt là ngoại hình của loài này khá to lớn, có thể lên tới 50cm khi trưởng thành. Bởi vì thế mà chúng thích sống một mình trong một bể, bởi chúng có thể tấn công loài cá khác.

Khi nuôi thì bạn cần chú ý tới nhiệt độ phù hợp nhất để nuôi dòng cá này là 24 đến 28 độ C và độ pH từ 6 đến 7 là thích hợp với chúng.

2.10. Cá lóc cảnh vây xanh

Dòng cá này có một ngoại hình vô cùng nổi bật với các đường viền màu xanh ngọc trên thân thể hơi tối màu. Hai bên mang cá cũng có đường viền màu xanh ngọt đẹp mắt và có thể phát ra màu sắc như ánh đèn khiến chúng vô cùng sặc sỡ trong bể cá nhà bạn. Loài cá này có kích thước trung bình từ 25 – 30cm và đặc tính khá dữ nên chỉ hợp nuôi một mình.

XEM THÊM: Cá Chuột Mỹ giá bao nhiêu?

3. Kỹ thuật nuôi Cá Lóc cảnh hiệu quả

Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi loài cá này trong bể cá nhà mình, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp ích được cho bạn rất nhiều điều trong quá trình chăm sóc cá. Giúp chúng phát triển một cách ổn định và đạt được vẻ đẹp nổi bật nhất nhé.

3.1. Bể cá

Bởi vì có rất nhiều loại cá lóc cảnh khác nhau, do đó mỗi loài sẽ có một môi trường sống và điều kiện sống khác nhau. Tuy nhiên, loại nước thích hợp để nuôi loài cá này là nước mềm với gH là 8 và độ pH từ hơi chưa tới trung tính (pH từ 5 – 7 là phù hợp). Thêm vào đó, Cá Lóc cảnh có kích thước khá lớn, do đó bạn nên cân nhắc lựa chọn bể với kích thước đủ lớn, để chúng thoải mái bơi lội và phát triển.

Những loài cá lóc này khi sống trong bể cá chúng thường sống trên bề mặt bể, thế nên việc trang trí bế, đáy không quá quan trọng. Trong suốt cả ngày, loài này chỉ thích bởi lơ lửng ở phần trên và trung bể, còn khi đêm xuống hay thời gian nghỉ ngơi thì chúng sẽ nằm ở phần đáy bể. Do đó, bạn nên tạo một không gian rộng lớn ở phần đáy bể, để chúng nghỉ ngơi và ẩn náu.

Loài này có sức mạnh rất lớn, chúng có thể phóng đi một cách nhanh chóng, quẫy đuôi làm hất tung mọi thứ ở đáy bể, do đó đáy bể bạn nên lát bằng sỏi thay vì cát mịn. Bởi vì sử dụng cát, khi cá di chuyển nhiều sẽ khiến bộ lọc bị tắc, khiến bể nuôi thiếu oxy dẫn tới tình trạng nguy hiểm cho cá.

Những thông số quan trọng:
+ Nhiệt độ nước: từ 14 – 28 độ C
+ Độ pH: từ 6.0 – 8.0
+ Độ cứng nước: từ 36 – 357 ppm.

Kỹ thuật nuôi Cá Lóc cảnh hiệu quả

3.2. Cá Lóc cảnh ăn gì?

Giống như những loài cá lóc khác, thì những chú Cá Lóc cảnh cũng thuộc dạng rất phàm ăn, ăn tạp và có thể ăn bất cứ thứ gì có kích thước nhỏ hơn chúng. Tuy nhiên thì chúng lại chỉ cấp nhận ăn những con mồi sống thôi nhé.

Những loại thức ăn yêu thích của chúng bao gồm như: Sò, tép, cá nhỏ, trùng đất, dế, bò cạp nhỏ, trùn đỏ… Ngoài ra bạn nên tham khảo thêm nhiều loại thức ăn khác cho cá lóc ở cửa hàng cá cảnh, để giúp chúng phát triển tốt và có nhiều hoa văn đặc biệt.

3.3. Chăm sóc Cá Lóc cảnh

Loài cá này có khả năng thích nghi với môi trường sống rất tốt, bởi vì thế mà khi nuôi dưỡng trong bể cá thì chúng cũng thường phát triển một cách ổn định và tốt nhất. Chúng ít gặp các vấn đề về sức khỏe nếu được chăm sóc một cách hiệu quả. Thêm vào đó, loài cá này thích nước tù, nước đục nên khi bạn thay nước thường xuyên sẽ khiến chúng bị sốc và chết.

Thêm vào đó, khi sử dụng nước máy, thì bạn cần xả nước ra nhiều ngày trước khi cho vào bể, để giúp khử bớt lượng lớn clo có trong nước, để không gây ảnh hưởng tới cá.

Thêm vào đó, bạn nên lựa chọn chiếc lọc có công suất lớn, để giúp tạo môi trường sống hiệu quả cho cá, thêm vào đó là nó có thể chừa lại những loại vi khuẩn hữu ích trong bể cá. Thêm vào đó là bạn nên cho chúng ăn đầy đủ, định kỳ giúp chúng phát triển ổn định nhất nhé.

3.4. Cách nuôi Cá Lóc cảnh sinh sản

Việc phân biệt trống mái ở loài cá này khá khó, do đó khi có nhu cầu nuôi sinh sản, người ta thường nuôi chung từ 5 – 7 con Cá Lóc cảnh cùng loài trong một bể cá. Khi đến mùa sinh sản thì những con cá trống mái sẽ tự bắt cặp với nhau và tiến hành sinh sản. Việc của bạn cần làm đó là quan sát và khi chúng bắt cặp thành công, quấn quýt nhau thì bạn tách chúng ra một bể riêng để quá trình sinh sản diễn ra nhé.

Cách nuôi Cá Lóc cảnh sinh sản

TÌM HIỂU THÊM: Cá trê trắng giá bao nhiêu 1kg?

4. Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay giá thành của loài Cá Lóc cảnh trên thị trường có mức chênh lệch khá lớn. Giá thành chủ yếu phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như: Hoa văn, độ hiếm, kích thước, giống loài… Dưới đây là giá thành của một số loài Cá Lóc cảnh mà chúng tôi đã tìm hiểu được mà bạn có thể tham khảo qua:

+ Cá Lóc cảnh nữ hoàng với kích thước từ 23 – 25cm sẽ có giá dao động từ 800.000 – 1.000.000 vnđ/con
+ Cá Lóc cảnh trân châu đỏ, đen với kích thước từ 23 – 25cm có mức giá dao động từ 500.000 – 800.000 vnđ/con
+ Cá Lóc cảnh vảy rồng với kích thước từ 20cm thì mức giá dao động từ 500.000 vnđ/con
+ Cá Lóc cảnh cầu vồng, vây xanh có giá dao động từ 200.000 – 300.000 vnđ/con
+ Cá Lóc cảnh hàng tuyển, nổi bật với hoa văn đặc biệt, kích thước lớn sẽ có mức giá dao động từ 10.000.000 – 100.000.000 vnđ/con

Do đó, bạn có thể thấy là tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau là những chú cá lóc này sẽ có mức giá vài trăm ngàn đồng và lên tới vài trăm triệu đồng.

Và khi có nhu cầu tìm mua những chú Cá Lóc cảnh tại Hà Nội, TPHCM hay các tỉnh thành khác, thì bạn có thể tham khảo qua một số địa chỉ sau đây:

+ Cửa hàng cá lóc cảnh Sơn Yến – Hà Nội: Số 665 Hoàng Hoa Thám, Vĩnh Phú, Ba Đình, Hà Nội
+ Trại thùy sinh Trung Tín – TPHCM: Số 718 Trường Chinh, P15, Tân Bình, TPHCM

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số địa chỉ bán cá khác trên toàn quốc hoặc tham gia vào các diễn đàn cá cảnh trên Facebook để tìm mua cá cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi cá hiệu quả nhất nhé.

Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

5. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn tất cả các thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc “Cá Lóc cảnh giá bao nhiêu? Có loại nào? Nuôi ra sao?” một cách chi tiết và chính xác nhất nhé. Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức thú vị về loài cá đặc biệt này nhé. Mọi thắc mắc, đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 6

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây