Cá Phượng hoàng lam sinh sản thế nào? Nuôi chung với cá nào?

- Quảng Cáo -

Phượng hoàng lam được đánh giá là loại cá không thể thiếu trong bể cá cảnh của bất cứ ai yêu thích bộ môn này. Bởi vẻ đẹp nổi bật, thân hình quyến rũ và dễ dàng nuôi chung với nhiều loại cá cảnh khác. Và nếu bạn quan tâm tới loài cá này, muốn biết Cá Phượng hoàng lam sinh sản thế nào? Ăn gì? Nuôi chung với cá nào? thì hãy cùng Rừng Hoang Dã tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây nhé. Xin mời.

1. Vài nét về Cá Phượng hoàng lam

Cá Phượng hoàng lam hay cá Phượng hoàng có tên khoa học chung là Mikrogeophagus Ramirezi và thuộc họ Geophaginae, phân họ Geophaginae. Chúng là một loài cá đặc hữu của vùng lưu vực sông Orinoco, ở các vùng thuộc Venezuela và Colombia ở Nam Mỹ. Loài cá này được phát hiện và mô tả lần đầu tiên vào năm 1948 bởi nhà khoa học Manuel Ramirez và chúng cũng được đặt tên theo người đã phát hiện ra chúng. 

Hiện nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều dòng cá Phương hoàng, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là các phân loài như: Phượng hoàng lam, Phương hoàng ngũ sắc, Phượng hoàng đá quý, Phượng hoàng vàng lùn, Phượng hoàng xanh, Phượng hoàng Bolivia… Và trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ càng hơn về loài cá Phượng hoàng lam.

Vài nét về Cá Phượng hoàng lam

1.1. Ngoại hình của cá Phượng hoàng lam

Cũng giống như nhiều loài cá Phượng hoàng khác, loài Phượng hoàng lam có kích thước trung bình từ 5 – 7cm khi trưởng thành. Và đây cũng là kích thước cuối cùng của chúng, bởi chúng là một loài cá cảnh nhỏ và không thể phát triển thêm về kích thước.

Cá Phượng hoàng lam có ngoại hình vô cùng nổi bật và sặc sỡ. Toàn thân và đầu của chúng gần như được bao phủ bởi màu xanh lục, các phần còn lại như vây đuôi hay bụng sẽ có màu xanh lam, trắng hoặc màu vàng sáng. Ngoài ra, chúng còn được tô điểm thêm các đường cong màu đen chạy dọc theo cơ thể giúp chúng nhìn nổi bật và cuốn hút hơn. Ở con cái thường có bụng màu hồng cam, vây lưng trước thường có màu đen và cơ thể nhỏ hơn con đực một chút.

Cơ thể của loài Phượng hoàng lam có hình bầu dục, với phần đuôi và các vây lưng, ngực, bụng nhọn. Ở con đực các vây ở bụng và lưng thường nhọn hơn ở con cái. Chúng có cặp mặt khá to, màu đen đậm, xung quanh có viền màu chấm đỏ, vàng bao quanh.

Vài nét về Cá Phượng hoàng lam

XEM THÊM: cá ngựa ăn gì

1.2. Đặc điểm tính cách

Phượng hoàng lam là một loài cá vô cùng hiền lành và hòa đồng với nhiều loài cá cảnh khác. Bởi vì tính cách này, mà bạn có thể dễ dàng nuôi chung với cá này trong bể cá cộng đồng, cùng nhiều giống cá cảnh nhiệt đới khác mà không lo chúng tấn công hay gây hại cho đàn cá của bạn.

Loài cá này sống trong bể cá sẽ không có một khu vực bể ưa thích, mà chúng sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để bơi xung quanh toàn bộ bể. Cùng với đó, chúng cũng thích những nơi có những kẽ hở hay không gian để chúng ẩn nấp như cây thủy sinh, hốc đá… Vì thế khi thiết lập bể bạn cũng nên cân nhắc bổ sung thêm các đồ dùng để tạo môi trường sống cho cá.

1.3. Tuổi thọ của cá Phượng hoàng lam

Ngoài tự nhiên, thì loài Phượng hoàng lam có thể sống trung bình từ khoảng từ 3 – 5 năm. Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, nếu được chăm sóc kỹ càng thì chúng có thể sống được hơn từ 4 – 6 năm.

NÊN ĐỌC: cá sắc gấm

2. Hướng dẫn ép cá Phượng hoàng lam sinh sản hiệu quả

Nếu trong quá trình nuôi dưỡng, bạn muốn nhân giống, gia tăng số lượng đàn của loài Phượng hoàng lam thì mẹo dưới đây sẽ giúp bạn nuôi loài cá Phượng hoàng lam sinh sản hiệu quả nhất.

2.1. Cách phân biệt cá Phượng hoàng lam trống mái

Trước khi tiến hành phối giống, ép sinh sản thì bạn cần phân biệt chính xác cá Phượng hoàng lam trống mái, để từ đó chọn ra được những cặp cá chất lượng để sinh sản. Dưới đây là những yếu tố giúp bạn phân biết trống mái chính xác:

+ Cá Phượng hoàng lam mái thường nhỏ hơn con trống khá nhiều.

+ Ở cá mái thì phần bụng thường có màu hồng nhạt nhiều hơn so với ở con trống.

+ Phân tia vây lưng ở con mái kém phát triển và không nhọn bằng so với ở con trống.

+ Cá mái sẽ có hình dáng đầy đặn, tròn hơn so với con trống.

+ Vây ở phần đuôi cũng tròn hơn và của con trống thì nhọn hơn.

+ Ở con cá trống, trên đây đuôi có hình chữ V và tia thứ hai dài ra ở vây lưng so với con mái.

Hướng dẫn ép cá Phượng hoàng lam sinh sản hiệu quả

2.2. Hướng dẫn ép cá Phượng hoàng lam sinh sản

Nhằm giúp chúng sinh sản hiệu quả nhất, thì điều đầu tiên đó là bạn cần chuẩn bị cho chúng một môi trường sống tốt nhất và phù hợp nhất với chúng. Nên thiết lập một bể riêng để giúp chúng thoải mái nhất để ghép đôi và sinh sản. Nếu xác định ép sinh sản, thì tốt nhất bạn nên nuôi một đàn cá con từ nhỏ, để chúng lớn lên với nhau và tự ghép cặp để sinh sản. Bạn dễ dàng phát hiện giới tính của chúng khi chúng được từ 4 – 6 tháng tuổi.

Trong bể sinh sản, nhiệt độ nước bạn nên để từ 28 độ C, độ pH từ 5.5 – 6.5, trang bị đá phẳng trong bể để làm giá đẻ trứng cho cá. Trong giai đoạn đẻ trứng, loài cá Phượng hoàng lam khá hung dữ, vậy nên bạn cần thiết lập nhiều chỗ ẩn nấp cho chúng.

Sau khi cá mái đẻ trứng, cá trống sẽ bơi theo và thụ tinh. Chúng sẽ cùng nhau canh trứng và trứng sẽ nở sau khoảng 60 giờ sau khi đẻ. Cá bố mẹ sẽ ăn những quả trứng không nở để tránh mầm bệnh, cá con sẽ được cá bố chăm sóc cho tới khi chúng đủ lớn. Sau đó bạn có thể tách bầy cá con ra một bể riêng để chăm sóc.

Hướng dẫn ép cá Phượng hoàng lam sinh sản hiệu quả

ĐỌC THÊM: cá hải hồ

3. Cách nuôi, chăm sóc cá Phượng hoàng lam 

Nếu bạn muốn bổ sung thêm loài Phượng hoàng lam vào bể cá cảnh của mình, thì những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để nuôi cũng như chăm sóc loài cá này hiệu quả nhất nhé.

3.1. Bể nuôi

Loài Phượng hoàng lam rất nhạy cảm với các thông số trong bể cá cảnh. Do đó, bạn cần cung cấp một môi trường sống phù hợp nhất với chúng. Bể cá càng lớn giúp bạn dễ dàng duy trì chất lượng của nước. Sử dụng các loại sỏi, cát sạch để làm nền cho bể cá, dùng thêm đá, lũa và trồng thêm cây thủy sinh để tạo môi trường sống cho chúng. Bạn cần để dòng chạy bình sục oxy nhẹ nhàng, không quá mạnh.

Cách nuôi, chăm sóc cá Phượng hoàng lam 

3.2. Môi trường nước

Môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cũng như quá trình phát triển của đàn cá Phượng hoàng lam. Nhiệt độ thích hợp trong bể cá từ khoảng 22 – 26 độ C, mức pH t ừ 5 – 7.5 và độ cứng nước từ 5 – 12KH. Bạn nên kiểm tra chất lượng nước thường xuyên trong vài tuần đầu thiết lập bể. Việc này giúp kiểm soát độ ổn định của nguồn nước.

Nên có thiết bị lọc nước trong bể và khi thay nước bạn chỉ nên thay khoảng 20% lượng nước trong bể mỗi tuần.

3.3. Cá Phượng hoàng lam ăn gì?

Phượng hoàng lam là một loài cá ăn tạp, nên thức ăn của chúng rất đa dạng. Thức ăn chính của cá Phượng hoàng lam có thể là dạng viên, dạng mảnh hoặc thức ăn tươi như trùn huyết, tôm băm nhỏ, artemia… đều được. Bạn nên bổ sung lượng thức ăn đầy đủ và đều đặn để giúp chúng phát triển ổn định nhất.

3.4. Chăm sóc và phòng bệnh

Trong quá trình nuôi bạn cần thường xuyên quan sát bể cá, kiểm tra nhiệt độ nước, chất lượng nước. Tiến hành loại bỏ thức ăn thừa để tránh làm giảm chất lượng bể cá. 

Khi nuôi, loài Phượng hoàng lam cũng dễ gặp phải một số bệnh lý về suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, giun dẹp, sán… nguyên nhân chủ yếu là do môi trường nước không đảm bảo, thiếu oxy hoặc không đủ nơi ẩn náu. Do đó, bạn nên thường xuyên quan sát đàn cá của mình, kiểm tra bể thường xuyên để nhanh chóng phát hiện và có giải pháp xử lý kịp thời.

ĐỌC THÊM: cá ông tiên

4. Cá Phượng hoàng lam nuôi chung với cá nào?

Như đã chia sẻ trên, thì Phượng hoàng lam là một loài cá vô cùng hiền lành và hòa đồng. Vì thế bạn có thể nuôi chung loài cá Phượng hoàng lam với nhiều loài khác nhau cùng kích thước và không hung dữ như: Cá thiên thần, cá dĩa, cá plecos… Bởi những loài cá này vừa có kích thước phù hợp, hiền lành lại có chung môi trường sống với loài Phượng hoàng lam.

Cá Phượng hoàng lam nuôi chung với cá nào?

5. Cá Phượng hoàng lam giá bao nhiêu?

Hiện nay, giá thành của cá Phượng hoàng lam khá rẻ, dao động từ khoảng 10.000 – 50.000 vnđ/con. Tùy thuộc vào kích thước và ngoại hình thì giá cả của chúng cũng có sự thay đổi theo. Tuy nhiên, theo đánh giá thì chúng có mức giá rẻ và dễ dàng tiếp cận cho hầu hết những người thích nuôi cá cảnh hiện nay.

6. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn tất cả những thông tin liên quan tới loài cá Phượng hoàng lam, giúp bạn biết cách nuôi, ép cá sinh sản, cách chăm sóc, phòng bệnh một cách hiệu quả. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 3

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây