Chim Khổng Tước là con gì? Có ý nghĩa gì? Nuôi được không?

- Quảng Cáo -

Khổng Tước luôn được đánh giá là một trong những loại chim mang vẻ đẹp quyền quý, sang trọng và chúng cũng đóng một ỹ nghĩa vô cùng đặc biệt trong văn hoá Á Đông. Vậy bạn đã biết Chim Khổng Tước là con gì chưa? Hay chúng sống ở đâu? Ăn gì? Sinh sản thế nào không? Nếu quan tâm thì hãy cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Vài nét về chim Khổng Tước

Để có thể giúp bạn đọc giải đáp được một cách chi tiết và chính xác những thắc mắc mà chúng tôi đã chia sẻ trên, thì mời các bạn cùng tìm hiểu về loài chim này qua các đặc điểm sau đây.

1.1. Chim Khổng Tước là con gì?

Khổng Tước hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như là Công, Nộc Dung hay Cuông, đây là những tên gọi chung của ba loài chim trong chi Pavo và Afropavo thuộc trong phân loài Pavonina của họ nhà Phasianidae, gà lôi và những đồng minh của chúng.

Ngoài ra, thì loài chim này thuộc họ Trĩ và được phát hiện cũng như công bố vào lần đầu tiên năm 1766. Chúng có tên khoa học là Pavo Muticus hoặc Afropavo Congensis, chúng được đánh giá là một trong những loài chim quyến rũ, hấp dẫn và đẹp nhất thế giới.

Phân loại sinh học

  • Giới: Animalia
  • Ngành: Chordata
  • Lớp: Aves
  • Bộ: Galliformes
  • Họ: Phasianidae
  • Phân họ: Pavoninae
  • Tông: Pavonini

khổng tước là con gì

Xem thêm: Chim cú mèo cảnh

1.2. Nguồn gốc của Khổng Tước

Khổng Tước hay chim Công là một loài chim có nguồn gốc chính từ khu vực Nam Á, đặc biệt là tại Ấn Độ. Và hiện nay tất cả các giống chim này trên toàn thế giới đều xuất phát từ khu vực này, thông qua quá trình buôn bán cũng như xâm lấn thuộc địa của các nước đế quốc.

Loài chim này thường được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc khu vực rừng nhiệt đới, rừng nguyên sinh, rừng thứ cấp, rừng cận nhiệt đới, thường xanh hay lá rụng như ở Đông Nam Á, Nam Trung Quốc… Hiện nay loài chim này phân bố rộng rãi ở các nước như Việt Nam, Đông Bắc Ấn Độ, Bán đảo Mã Lai, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia và đảo Java.

1.3. Đặc điểm của chim Khổng Tước

Chúng là một loài chim sở hữu ngoại hình khá to lớn, khi trưởng thành con trống có thể đạt chiều dài cơ thể lên tới hơn 2m, trong đó bộ đuôi có thể lên tới 1.5m và đạt trọng lượng từ 8 – 12kg. So với chim trống, thì con mái có trọng lượng và kích thước nhỏ hơn khá nhiều so với con trống, cùng với đó là màu sắc cũng không được nổi bật như con trống.

Và để hiểu rõ được sự khác biệt về đặc điểm giữa con trống và con mái chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

  • Khổng tước trống: Con trống luôn sở hữu cho mình một ngoại hình vô cùng nổi bật và sặc sỡ. Bộ lông của con trống thường có màu xanh lục óng ánh với bộ đuôi rất dài và nổi bật. Đuôi thường có màu lục ánh đồng, ở mỗi cái lông đuôi thường có nhiều hình sao (giống như một con mắt, phân bố đều nhau) và thường có màu xanh, đỏ đồng, vàng hoặc nâu. Trên đầu của con đực thường có màu dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt thường có màu vàng và xanh. Con đực thường xoè cái đuôi hình nan quạt ra rất nổi bật để thu hút con mái.
  • Khổng tước mái: Con mái không có màu sắc nổi bật như con trống, không có màu cũng không có lông đuôi dài và xòe hình nan quạt như con trống. Chúng có lông đuôi ngắn, có viền nâu, mắt nâu thẫm, mỏ xám sừng, chân xám và kích thước cũng nhỏ hơn con trống khá nhiều.

Loài chim này có thể sống thọ lên tới hơn 20 năm nếu được chăm sóc tốt. Và bộ lông lộng lẫy, quyến rũ của con đực sẽ đạt được độ rực rỡ nhất chỉ khi chúng được 5 – 6 tuổi.

Khổng Tước là con gì

1.4. Khổng Tước sinh sản khi nào?

Mùa sinh sản của loài khổng tước thường bắt đầu từ tháng 12 âm lịch đến tháng 6 âm lịch năm sau. Khi đến mùa sinh sản, con đực sẽ thường xoè rộng lông đuôi của mình để cuốn hút con cái, đây cũng là thời điểm mà chúng ta có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp nổi bật của chúng.

Con chim mái sẽ bắt đầu sinh sản lần đầu khi chúng được 3 năm tuổi, lúc này thì khả năng sinh sản của chúng mới thực sự ổn định. Mỗi lần sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 8 – 12 trứng đối với loài công má vàng, 25 – 35 trứng đối với loài công Ấn Độ… Mỗi loài thì chúng sẽ có số lượng trứng khác nhau. Thời gian ấp trứng da ododngj từ 26 – 27 ngày ấp liên tục.

Nếu trong môi trường nuôi nhốt, thì có thể để chim tự ấp, những tỷ lệ nở thành công chỉ đạt từ 40 – 50%. Hoặc sử dụng loài khác như ngan, gà, ngỗng để ấp thay thì tỷ lệ nở đạt từ 50 – 60%. CÒn sử dụng công nghệ máy ấp trứng chuyên dụng thì tỷ lệ thành công lên tới 85%.

1.5. Chim Khổng Tước ăn gì?

Theo chúng tôi tìm hiểu, thì đây là một loài chim ăn tạp, chúng có thể ăn cả thực vật và các loại côn trùng và cả lưỡng cư. Ngoài tự nhiên loài chim này thường đi tìm ăn bằng cách cào bới các lớp lá, bùn lầy vào buổi sáng hoặc hoàng hôn để tìm kiếm thức ăn. Và vào thời điểm thời tiết nóng bức thì chúng sẽ chui vào bóng râm để nghỉ ngơi.

Loài chim này không kén ăn, chúng có thể ăn bất cứ loại thức ăn nào có thể nhét được vào mỏ và có thể tiêu hoá. Thức ăn yêu thích của loài này có thể là kiến, mối, dế, giun đất, cuốn chiếu hoặc chúng có thể ăn cả các loài rắn nhỏ, thằn lằn…

Còn những chú công nuôi nhốt, thì chúng có thể ăn ngũ cốc, cơm nấu chín, thức ăn cho mèo, ấu trùng và các loại rau củ quả khác như bông cải xanh, cà rốt, đậu hạt, củ cải đường, đậu trái…

Đọc thêm: Chim Bạc Má

2. Phân loại loài chim Khổng Tước

Hiện nay, trên thế giới loài Khổng Tước được chia thành 2 loại chính, đó là Khổng Tước Trung Quốc và Khổng Tước Ấn Độ.

Hai loài chim này có ngoại hình cũng tương tự như nhau, tuy nhiên thì loài Trung Quốc sẽ có kích thước nhỏ hơn một chút. Và đặc điểm phân biệt chính giữa hai loài này chính là phần lông mào trên đầu của chúng.

Ở loài Trung Quốc, thì mào của chúng sẽ có hình lưỡi liềm nhô cao, còn ở loài Ấn Độ thì mào xoè ra như chiếc quạt xếp.

Còn hiện nay ở Việt Nam có hai loài được nuôi phổ biến nhất là chim công lục hay còn lại là công má vàng và chim công được nhập khẩu từ Ấn Độ được thuần hoá để thích nghi với khi hậu ở nước ta.

Phân loại loài chim Khổng Tước

3. Ý nghĩa của chim Khổng Tước

Loài chim này là một trong những loài chim mang ý nghĩa cao quý trong nhiều lĩnh vực khác nhau hiện nay. Và dưới đây là một vài ý nghĩa đặc trưng của loài chim này mà bạn có thể tham khảo qua.

3.1. Đối với Phật giáo

Loài Khổng Tước mang một ý nghĩa vô cùng đặc biệt trong Phật giáo. Bởi theo Phật giáo thì hai thần điêu mang sức mạnh tuyệt đối và có công lao khai thiên lập quốc chính là Kim Sí Điểu và Khổng Tước. Người ta cho rằng, loài chim này mang sức mạnh lớn lao, với thân hình luôn rực cháy và thiêu đốt bất cứ sinh vật nào tới gần chúng. Hình ảnh gắn liền với loài chim này trong Phật Giáo khác chính là Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương, một trong những thành đàn nổi tiếng hiển linh nhất của Đông Mật.

Ngoài ra, loài chim này cũng chính là sự tượng trưng cho tuổi thọ, sức khoẻ, bình an và cầu nguyện mọi điều ước của con người.

3.2. Đối với Phong thuỷ

Trong phong thuỷ, thì loài chim này rất được coi trọng và thường được nuôi để thưởng ngoạn. Bởi trên lông đuôi của chúng luôn có những đồng tiền nối liền nhau, mang màu sắc nổi bật và sắc sỡ, tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng, giàu sang và quý phái.

Ngoài ra, người ta còn cho rằng, lông của loài chim này có tác dụng hút năng lượng từ trời để điều hoà âm dương trong nhà. Do đó, chúng ngoài việc được sử dụng để trang trí, mà con đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí, kích lộc mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.

4. Kỹ thuật nuôi chim Khổng Tước

Hiện nay, nhiều người lựa chọn nuôi loài chim này vừa làm cảnh vừa giúp phát triển kinh tế. Vì thế sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm giúp nuôi loài này đạt hiệu quả cao nhất nhé.

4.1. Chọn giống

Hiện nay tuỳ theo nhu cầu nuôi hoặc tài chính của mình mà bạn có thể lựa chọn giống chim sao cho phù hợp nhất. Thường thì người ra sẽ chọn giống chim Ấn Độ, vì chúng mang lại kinh tế cao, đẻ nhiều, to lớn và chúng đã được thuần hoá để thích nghi tốt với khí hậu ở nước ta.

Kỹ thuật nuôi chim Khổng Tước

4.2. Chuồng nuôi

Chuồng nuôi loài chim này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lưới B52 vây thành từng khu để nuôi. Bạn nên phân chuồng thành từng vô vuông riêng biệt để nuôi cũng như để tách bầy khi có bệnh dịch hay sinh sản nhé. Mật độ nuôi bạn cùng nên tham khảo sao cho phù hợp nhất. Theo chúng tôi tìm hiểu thì từ rộng 3.5 – 4m, dài từ 5 – 6m, cao từ 2.7 – 3m với mật độ từ 1 đực 1 mái hoặc 1 đực 2 mái là phù hợp.

Chuồng nuôi nên bố trí ở nơi thoáng mát, nên lót sàn bằng xi măng để đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Trong chuồng nên có cây đậu lớn cho chim, kèm theo là máng ăn thóc và máng nước sạch cho chim. Ngoài ra, cần có bạt che chuồng giúp đảm bảo nhiệt độ tốt cho chim khi vào mùa đông.

4.3. Chăm sóc chim non

Việc chăm sóc chim trưởng thành khá đơn giản, tương tự như việc chăm gà ta trưởng thành. Tuy nhiên, việc chăm sóc chim non lại khá khó khăn. Và dưới đây là một số điều mà các bạn cần lưu ý khi chăm sóc chim non.

  • Khi chim non nở, bạn cần cho chim vào chuồng nuôi nhỏ, che chắn cẩn thận để tránh các loài động vật khác tấn công như chó, mèo, chuột. Nhiệt độ trong chuồng cần duy trì ở mức từ 25 – 30 độ C.
  • Chim non khi được 20 – 30 ngày thì nhiệt độ có thể giảm xuống từ khoảng 24 – 26 độ C. Nên chuồng nên lót bằng giấy báo hoặc xốp và cần được thay thường xuyên. Trong chuồng cũng cần bố trí khay thức ăn, thức uống như gà.
  • Khi chim được 30 ngày thì chúng đã lớn hơn, nên tách chúng ra một chuồng lớn hơn, nền tách biệt với đất bằng lưới mắt cáo. Cho chim ăn cám gà từ 1 – 3 tháng tuổi. Cung cấp đầy đủ nước sạch cho chim, tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
  • Nên bổ sung thêm rau xanh thái nhỏ như rau muống, bắp cải, rau ngót, rau cải…
  • Khi chim non được từ 6 – 8 tháng thì có thể đưa ra nuôi chung chuồng lớn với nền bằng cát. Lúc này thức ăn của chúng là cám tổng hợp bổ sung chỉ còn khoảng 50% là đủ.
  • Không nên cho ăn cám tổng hợp quá nhiều vì sẽ gây giảm sức đề kháng tự nhiên, cũng như khiến màu lông không được nổi bật.

Chăm sóc chim non

Có thể bạn chưa biết: Chim thuỷ tổ là gì?

5. Chim Khổng Tước giá bao nhiêu?

Hiện nay, mức giá của loài chim này ở nước ta khá cao và muốn nuôi loài chim này thì bạn cũng cần đăng ký giấy phép. Và dưới đây là mức giá của chúng mà bạn có thể tham khảo:

  • Chim Khổng tước giống khoảng 1 tháng tuổi có giá dao động từ 2.000.000 – 3.000.000 vnđ/con.
  • Chim con từ 6 – 7 tháng có giá từ 7.000.000 – 8.000.000 vnđ/cặp.
  • Chim bố mẹ từ 6 – 7kg có giá từ 25.000.000 – 30.000.000 vnđ/cặp.

Ngoài ra, mỗi loại sẽ có mức giá khác nhau, vì vậy khi có nhu cầu thì bạn nên tới trực tiếp trại giống để tham khảo và mua được chim với mức giá tốt nhất nhé.

Chim Khổng Tước giá bao nhiêu?

Hy vọng, với những thông tin mà Runghoangda.com đã chia sẻ trên đây dã giúp các giải đáp được thắc mắc Chim Khổng Tước là con gì? Có ý nghĩa gì? Nuôi được không? một cách cụ thể và chính xác nhất. Nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.8 / 5. Tổng lượt vote: 11

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây