Chim sáo ăn gì để lớn và phát triển bình thường qua các giai đoạn? Chim sáo là một trong những loài chim cảnh được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn nuôi trong nhà. Trong bài viết dưới đây Runghoangda.com sẽ chia sẻ chi tiết về đặc điểm, cách nuôi và thức ăn phù hợp để cung cấp thông tin hữu ích cho người quan tâm.
Đặc điểm của loài chim sáo
Chim sáo thuộc bộ sẻ với tên khoa học cụ thể là Sturnidae. Về nguồn gốc chúng được tìm thấy và phân bố nhiều tại châu Á, châu Phi, châu Âu. Tại Việt Nam cũng có rất nhiều chủng chim sáo, nhiều nhất là sáo đen, sáo nâu, cà cưỡng. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng từ ngoại hình, màu lông, đặc tính.
Chim sáo có kích thước nhỏ nhắn nhưng nhanh nhẹn, thông minh và linh hoạt, dễ sống nên được nhiều người ưu tiên lựa chọn nuôi giống chim cảnh trong nhà. Giống chim sáo hoàn toàn có thể phân biệt được với màu lông khác nhau. Có điều thú vị đó là màu lông cũng quyết định tới màu mắt của sáo.
Phần thân chim sẽ lớn và dài hơn phần đầu, chân nhỏ, mỏ nhọn. Thân chim sẽ thẳng, ngực ưỡn ra phía trước, đuôi khá dài. Lông chim sáo chủ yếu nhất là màu đen, nâu, trắng.
Chim sáo ăn gì?
Chim sáo ăn gì là một trong những câu hỏi rất nhiều người chuẩn bị hoặc mới nuôi quan tâm. Thức ăn quyết định nhiều tới dinh dưỡng nuôi sáo lớn và khỏe mạnh. Chim sáo không kén ăn, đa dạng các nguyên liệu khác nhau là cần thiết để nuôi chúng khôn lớn.
Thức ăn có thể lựa chọn là sâu bọ như sâu xanh, châu chấu, cào cào,… Chúng ăn được rau xanh, trái cây tươi băm nhỏ, hạt kê cũng tốt cho cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chúng cũng ăn được cơm chín để nguội hoàn toàn bình thường.
Nếu bận rộn bạn có thể tham khảo các loại thức ăn công nghiệp có sẵn để có thể nuôi chim khôn lớn nhanh chóng. Với dạng thức ăn công nghiệp có thể ban đầu chim chưa quen thì tập ít một mỗi ngày, cho thêm sâu bọ vào chúng sẽ hứng thú và ăn quen sau đó.
Muốn cung cấp thêm hàm lượng dinh dưỡng cho chim sáo thì bạn có thể cân nhắc tới công thức. Cám chim, lòng đỏ trứng gà, thịt bò xay nhuyễn, mật ong. Các hỗn hợp này trộn đều lại với nhau rồi đem đi sấy khô để nguội thêm ít lượng Vitamin B Complex cho sáo ăn.
Khi chim quen thì bạn có thể thêm hàm lượng cám để chúng ăn mỗi ngày, cách này hiệu quả giúp chúng lớn và cũng đầy đủ dưỡng chất. Nhu cầu ăn tùy vào từng độ tuổi, ngày 1- 2 lần. Đồng thời cần có 1 bát nước sạch hàng ngày thay mới đặt trong chuồng hoặc tổ cho chim uống đầy đủ.
Xem thêm: chim sẻ ăn gì
Chia sẻ về cách nuôi chim sáo đúng cách
Việc nuôi chim sáo cũng cần phải đúng cách thì mới giúp chúng có được sức khỏe tốt. Các yếu tố cần chú ý và cẩn thận thì mới giúp chim ổn định, tâm lý tốt, phát triển bình thường:
Lồng chim sáo
Làm lồng chim sáo thì tùy vào nhu cầu, hiện nay trên thị trường có rất nhiều địa chỉ bán có lồng tre, mây thích hợp với giống này. Chim sáo thích bay nhảy cho nên hãy để không gian rộng, thoáng, có càng gỗ bắc trong lồng cho chúng đứng lên hóng xung quanh, hứng nắng cho cơ thể thoải mái.
Bên trong thiết kế khay đựng nước, thức ăn cho chim được dọn sạch sẽ mỗi ngày để cho chim ăn đầy đủ. Có khóa lồng để chim không dễ bị sổ lồng bay ra ngoài. Sáo là loài chim thông minh, chúng hoàn toàn có thể nghiên cứu để mở chốt khóa hoặc tự mở cửa ra ngoài.
Vị trí đặt lồng nuôi thì tốt nhất là hướng đông – nam hoặc bạn đặt nơi thoáng mát, dễ chịu, khô ráo. Vị trí thuận lợi giúp lồng chim ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè giúp chim được khỏe mạnh. Bạn cũng nên trang bị thêm màn che lồng giúp che chắn gió và cho sức khỏe của chim tốt hơn.
Tắm đúng cách cho chim sáo
Chim sáo cần được tắm thường xuyên cho sạch sẽ và thoải mái cơ thể. Bạn đặt tô nước lớn trong lồng nuôi rồi vẩy ít lên thân chim, điều này làm chúng quen với nước và tự động vục nước để tắm cơ thể thoải mái sạch sẽ.
Thời điểm tắm cho chim thích hợp là vào lúc sáng, chúng rất khôn nên hoàn toàn có thể hiểu việc tắm cần thiết và biết cách lấy nước làm sạch cơ thể. Hoặc bạn có thể làm mẫu cho chúng bắt chước theo.
Xem thêm: chim cu ăn gì
Chia sẻ về cách phòng ngừa cho chim sáo
Chim sáo cũng dễ mắc bệnh nên người nuôi cần biết cách để phòng tránh. Nếu bạn thấy dưới đáy lồng có nhiều phân, bùn nhão có thể bị dính vào chân chim khiến chúng nhiễm khuẩn bị ốm, tiêu chảy, đi ngoài liên tục. Do vậy hãy dọn sạch chuồng nuôi và phân chim thường xuyên.
Đồ ăn, thức uống không để qua ngày, chịu khó dọn dẹp cọ rửa và thay đồ ăn thức uống mới để tốt cho tiêu hóa của chim. Nếu gặp phải chim tiêu chảy thì bạn cho 1/4 viên berberin khoảng 1g hoà với nước và cho chúng uống liên tục 5 ngày là khỏi.
Hiện tượng bệnh khác là chim xơ, thân chim gầy, có thể xuất hiện ký sinh trùng trên cơ thể. Bạn hãy dọn dẹp chuồng thật sạch, sau đó tắm chim với nước muối pha loãng ra và đều đặn mỗi ngày cho chim ra phơi nắng sáng sớm tầm 15 phút. Thức ăn cho chim bổ sung đầy đủ các nhóm chất giúp chúng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt động hoạt bát hơn nhiều.
Thắc mắc chim sáo ăn gì đã được giải đáp chi tiết ở bài viết này giờ mọi người có thể áp dụng vào chăm sóc trên thực tế. Có rất nhiều cửa hàng bán thức ăn có sẵn cho chim bạn có thể tham khảo và cũng nương theo nhu cầu của chim để cho chúng hợp lý lượng ăn.
Có thể bạn quan tâm: