Chó bị hạ bàn là bệnh gì? Nguyên nhân và Điều trị như thế nào?

- Quảng Cáo -

Hạ bàn là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến ở nhiều giống chó hiện nay. Bệnh này thường gặp ở những chú chó trong giai đoạn trưởng thành. Bệnh này được đánh giá không nguy hiểm tới tính mạng nhưng khiến cho chú chó đi lại khó khăn và ảnh hưởng xấu tới dáng đi của chó. Vậy Chó bị hạ bàn là bệnh gì? Nguyên nhân và Điều trị như thế nào? tất cả sẽ được Rừng Hoang Dã giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Xin mời.

1, Chó bị hạ bàn là bệnh gì?

Hạ bàn là một trong những bệnh lý thường gặp ở những chú chó trong giai đoạn trưởng thành, bệnh khiến cho xương bàn chân sau hoặc chân trước không còn được khỏe mạnh như trước đây. Điều này khiến cho sức nặng cơ thể đè xuống chân, khiến chân của chúng bị khụy xuống, sập xuống dưới mặt đất. Những chú chó mắc phải bệnh này thường chỉ có đứng một chỗ hoặc lết phân chân trước hoặc sau để di chuyển một cách nhọc nhằn, khó khăn.

Những chú chó mắc bệnh hạ bàn thì phần chân trước hoặc sau của chúng sẽ bị gập xuống sát với mặt đất, khiến cho chân của chúng bị run, di chuyển khó khăn, khập khiễng. Thậm chí có nhiều chú gặp bị nặng hơn sẽ gặp tình trạng liệt 2 chân sau hoặc hai chân trước.

Theo thống kê, thì những giống chó nổi tiếng như Béc Bỉ, Doberman, Becgie… là có tỷ lệ mắc phải bệnh hạ bàn khá cao hiện nay.

Chó bị hạ bàn là bệnh gì?
Chó bị hạ bàn là bệnh gì?

XEM THÊM: chó bị ho khạc

2, Nguyên nhân khiến cho bị hạ bàn

Hiện nay có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chó của bạn mắc phải bệnh hạ bàn, tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân cơ bản và phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hạ bàn ở chó có lẽ là chế độ vận động không hợp lý, chó vận động quá nhiều, vậy động mạnh, chạy nhảy hay chuyên chở đồ nặng… từ đó khiến cho hệ xương khớp bị ảnh hưởng, quá tải. Từ đó khiến cho sức khỏe, sức mạnh của đôi bàn chân bị suy yếu dần và theo thời gian thì chúng bị hạ bàn.
  • Tình trạng nuôi chó ở chung cư, căn hộ hay phòng trọ kín hiện nay khá phổ biến. Đây là cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh hạ bàn, bởi chó sống trong môi trường kín, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài cũng dễ dẫn tới mắc phải bệnh lý này.
  • Nếu người nuôi chó thường xuyên che chắn, cho mặc áo quần kín người chó khi ra người, khiến chúng không thể hấp thụ được vitamin D từ ánh nắng mặt trời, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự chuyển hóa canxi trong cơ thể, khiến xương bị suy yếu, không chắc khỏe.
  • Chế độ ăn của chó không hợp lý, chủ nhân cho chó ăn quá nó, khiến chúng lười vận động, chỉ thích nằm một chỗ trong thời gian dài. Đặc biệt là thức ăn nhiều chất béo, ít chất xơ khiến cho cho dễ bị thừa cân, trọng lượng cơ thể lớn so với sức chịu đựng của bàn chân, khiến cho dễ mắc phải bệnh hạ bàn.
  • Thêm nữa, với khẩu phần ăn thiếu khoa học, ít canxi, khoáng chất, vitamin, thừa chất béo dễ khiến cho xương khớp của cho bị ảnh hưởng, suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.
  • Việc nuôi nhốt chó trong chuồng với kích thước không phù hợp cũng là một nguyên nhân dễ khiến chó bị hạ bàn. Cụ thể nếu như chuồng quá thấp, quá chật khiến chúng phải khom người đi đứng trong thời gian dài sẽ khiến cho chúng mắc phải bệnh hạ bàn.
  • Hoặc việc chăm sóc của chủ nhân không phù hợp với giống chó. Những giống chó to, cao lớn thường thích chạy nhảy vận động nhiều, nếu bị nhốt thường xuyên cũng dễ khiến cho chúng gặp phải bệnh lý này. Còn nếu chó nhỏ mà thường xuyên đưa ra ngoài dạo chơi cũng là nguyên nhân gây bệnh.
  • Chó bị bệnh, có thể là chó bị nhiễm khẫu, sốt, đi ngoài, ho, nôn, mắt chảy nhiều dịch nhầy vàng, mũi khô… lâu dần khiến cho chó bỏ ăn, cơ thể run rẩy rồi dẫn tới tình trạng hạ bàn.
  • Chó bị thiếu khoáng chất đặc biệt là vitamin B1, B2 khiến cho quá trình hấp thụ dưỡng chất bị suy yếu, dễ khiến chó bị tiêu chảy và tăng khả năng bị hạ bàn.
  • Cho bị bệnh thoái hóa van 2 lá ở tim, bệnh này khiến chó dễ bị què và liệt. Bệnh khiến cho xương hàm, xương dài trên cơ thể bị xoắn lại, chó bị sưng lên ở nhiều chỗ, thân nhiệt thay đổi thất thường và chó đau khắp cơ thể.
  • Ngoài ra, tuổi tác cũng là một nguyên nhân khiến chó mắc phải bệnh hạ bàn, chó càng giá thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.

Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hạ bàn ở chó, chủ yếu xuất phát từ quá trình chăm sóc của chủ nhân và một phần từ đặc tính của giống chó. Do đó bạn nên tham khảo để thay đổi chế độ chăm sóc, từ đó giúp chó cưng của mình tránh được tình trạng hạ bàn nhé.

Nguyên nhân khiến cho bị hạ bàn
Nguyên nhân khiến cho bị hạ bàn

ĐỌC THÊM: chó có ăn được socola không

3, Dấu hiệu nhận biết sớm chó bị hạ bàn

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn có thể cảm nhận được những dấu hiệu nhận biết của bệnh. Và dưới đây bạn có thể tham khảo qua một số dấu hiệu đặc trưng và dễ xuất hiện khi chó mắc hạ bàn nhé:

  • Chó gặp tình trạng khó đứng dậy
  • Chó bị yếu hoặc khó đứng bằng chân sau
  • Xuất hiện tình trạng cứng khớp và cứng chân
  • Có dấu hiệu đau, mỏi chân, lười vận động
  • Khi chó hoạt động, trông miễn cưỡng và khó khăn
  • Thiếu sự cân bằng, dáng đi bị lệch
  • Đứng không vững, cơ thể run rẩy
  • Khi đi, chân sau rất gần nhau hoặc cơ thể bị hạ thấp xuống
  • Đi đứng lảo đảo, khó giữ thăng bằng
  • Tê liệt, bại liệt, quỵ xuống

Do đó, khi bạn có nuôi chó, thì hãy thường xuyên để ý tới tình trạng của chó cưng. Để từ đó sớm phát hiện ra những bất thường trên cơ thể chúng. Để có những giải pháp xử lý cũng như tiến hành thăm khám thú y càng sớm càng tốt nhé.

THAM KHẢO THÊM: chó ăn sữa chua được không

4, Điều trị chó bị hà bàn như thế nào?

Quá trình điều trị chó mắc bệnh hạ bàn phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng bệnh của chó. Nếu chó bị nhẹ thì bạn có thể điều trị ở nhà, còn nếu chó bị nặng thì bạn phải đưa tới trung tâm thú y để được bác sĩ hỗ trợ tốt nhất. Dưới đây là những phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng chó mắc bệnh hạ bàn mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Nếu cho mắc phải trạng nhẹ, thì bạn nên cho chó tắm nắng buổi sáng từ khung giờ 7 – 9h sáng, đây là thời điểm nắng nhẹ nhàng, không gắt và ngoài việc bổ sung thêm vitamin D cho chó, thì còn giúp phòng tránh hiệu quả các bệnh về da, giúp cơ thể hấp thụ ánh nắng mặt trời tốt nhất. Đây cũng là một giải pháp giúp cơ thể chó chuyển hóa năng lượng, hấp thu, vận chuyển canxi vào xương hiệu quả, giúp hệ thống xương khớp của cho dẻo dai và khỏe khoắn hơn.
  • Bạn nên bổ sung thêm các loại thuốc canxi cho chó, cân bằng chế độ dinh dưỡng, cho chó ăn thêm xương, sữa, phô mai… Ngoài ra có thể bổ sung viên uống canxi hoặc truyền trực tiếp cũng được.
  • Nên xây dựng cho chó cưng của bạn một môi trường sống trong lành, thoáng mát, nếu nuôi trong lồng cần chuẩn bị lồng rộng rãi, thường xuyên cho chó đi dạo, vận động nhẹ nhàng để giúp chó hồi phục nhanh hơn.
  • Còn đối tình trạng hạ bàn nặng hay hạ bàn ở những chú chó lớn tuổi thì quá trình điều trị cũng khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian hơn. Lúc này bạn cần đưa chó tới thú ý, để được bác sĩ hỗ trợ thực hiện các phương pháp như tiêm thuốc, uống thuốc, thực hiện các bài tập massage, từ tính, nhiệt… để kích thích cơ, xương hoạt động.
  • Tình trạng hạ bàn nặng, liệt hai chân sau, trước thì bạn nên sử dụng thuốc cũng như các loại phương tiện hỗ trợ như xe đẩy, xe hai bán, dây khung để giúp chó có thể đi lại.
Điều trị chó bị hà bàn như thế nào?
Điều trị chó bị hà bàn như thế nào?

XEM THÊM: chó ăn sầu riêng được không

5, Phòng tránh bệnh hạ bàn ở chó thể nào?

Để giúp chó tránh được bệnh hạ bàn, thì chủ nhân cần có những giải pháp phòng tránh hiệu quả. Cụ thể:

  • Bạn nên cho chó vận động đúng sức, vừa phải và phù hợp, không để chó nằm một chỗ thường xuyên và trong thời gian dài.
  • Bổ sung khẩu phần ăn hợp lý, đầy đủ khoáng chất, vitamin, chất xơ và tránh cho chó ăn nhiều chất béo.
  • Cho chó phơi nắng mỗi ngày từ 7-9h sáng để hấp thụ thêm nhiều vitamin khoáng chất khác từ ánh sáng mặt trời.
  • Nên đưa chó ra ngoài vận động cùng mình như chạy bộ chung, đi dạo và nên chơi đùa cùng chúng để tránh tình trạng chúng nằm một mình ủ rũ trong thời gian dài nhé.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Rừng Hoang Dã đã chia sẻ để giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Chó bị hạ bàn là bệnh gì? Nguyên nhân và Điều trị như thế nào? một cách chính xác và chi tiết. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn nhiều thông tin hữu ích liên quan tới bệnh hạ bàn ở chó. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 6

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây