Tắc kè là con gì? Ăn gì? Nuôi thế nào? Có tác dụng gì?

- Quảng Cáo -

Nhắc đến Tắc Kè thì không phải ai cũng hiểu rõ về loài bò sát này. Tuy nhiên, đây là lại một loài vật đang được nôi rất phổ biến vừa để làm cảnh mà vừa để ngâm rượu rất phổ biến. Và nếu bạn đang thắc mắc về Loài bò sát này là con gì? Ăn gì? Nuôi thế nào? Có tác dụng gì? thì hãy cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Xin mời!!!

1. Tắc Kè là con gì?

Tắc Kè có tên khoa học là Gekko Gecko. Đây là một loài sống ở trên cây, chúng thường hoạt động vào bình minh hoặc hoàng hôn. Đây là một loài bò sát có kích thước khá trung bình, thuộc họ Gekkonidae, bộ Squamata.

Đây là một loài động vật không còn quá xa lạ đối với nhiều người ở nước ta, đặc biệt là các vùng nông thôn. Ngoài cái tên thì chúng còn được biết đến với nhiều tên khác như Cáp giải/Bích hổ, tuy nhiên tên gọi này không quá phổ biến cho lắm.

tắc kè là con gì

??? Xem thêm: Ve Sầu ăn gì?

2. Nguồn gốc của Tắc Kè

Tắc Kè có nguồn gốc từ châu Á và một số quần đảo thuộc Thái Bình Dương. Theo chúng tôi tìm hiểu được, thì hiện nay số lượng loài bò sát này lớn nhất đã được tìm thấy tại các quốc gia như Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Bangladesh và khắp các quốc gia thuộc Đông Nam Á. Ngoài ra chúng còn được tìm thấy tại phía tây Guinea, Hawaii, Belize…

Môi trường sống ưa thích của loài chúng là khu vực rừng nhiệt đới, nơi có nhiều cây xanh và vách đá. Ngoài ra thì chúng còn thích nghi tốt với môi trường sống tại các vùng nông thôn, nơi có con người sinh sống. Và chúng thường chui vào nhà dân làm tổ, sinh sống và tìm kiếm thức ăn trong đó.

3. Đặc điểm của loài Tắc Kè

Có rất nhiều đặc điểm liên quan tới loài bò sát này như: Ngoại hình, hành vi, sinh sản, tiếng kêu… dưới đây mời các cùng tìm hiểu chi tiết:

3.1. Đặc điểm ngoại hình

Tắc Kè là một loài bò sát có kích thước trung bình, tổng chiều dài của một con trưởng thành có thể đạt từ 30 – 40cm tính của đuôi, nặng từ 150 – 300g và con cái thường nhỏ hơn con đực. Cơ thể của chúng có hình trụ nhưng lại hơi dẹt về hình dạng của cơ thể.

  • Đầu khá to so với cơ thể, với cái mõm dài, màu đỏ hồng và cái lưỡi dài, dính để sẵn mồi một cách hiệu quả.
  • Đôi mắt có con ngươi thẳng đứng màu đen và mắt thường có màu vàng nhạt óng ánh.
  • Da rất mềm mại, có nhiều đốm trên toàn bộ cơ thể, loài bò sát này có thể thay đổi màu sắc của da tuỳ thuộc vào môi trường sống của chúng. Chúng là một loài dị hình giới tính và con đực thường sẽ có kích thước to và nổi bật hơn so với con cái.
  • Chúng có hai cặp chân, hai chân sau to khoẻ hơn hai chân trước khá nhiều. Mỗi bàn chân thường có 5 ngón chân có khả năng bám dính rất chắc chắn.
  • Đuôi của loài bò sát này khá dài, hình tròn và nhỏ dần về cuối, đuôi chúng rất dễ đứt ra và tự mọc lại sau một thời gian.

tắc kè là con gì

3.2. Đặc điểm tính cách

Tắc Kè là một loài khá hung hãn và chúng có tập tính bảo vệ lãnh thổi rất lớn. Ngoài ra, chúng có lực cắn rất mạnh, có thể gây chảy máu cho con người. Đa số các loài bò sát này thường sống về đêm, chúng thường bắt đầu đi kiếm ăn vào bình minh hoặc hoàng hôn.

3.3. Tắc Kè sinh sản thế nào?

Loài bò sát này là một loài đẻ trứng và mỗi năm chúng sinh sản 2 lần và mỗi lần sẽ có 2 quả trứng được sinh ra. Trứng sẽ được con cái đẻ ở nơi vô cùng kín đáo và được bảo vệ một cách an toàn đến khi trứng nở ra. Trứng của chúng có kích thước từ khoảng 3 – 5cm, trứng mới đẻ ra thường có màu trắng, bề mặt dính, mềm và sau từ 30p – 1h thì vỏ trứng sẽ cứng dần lên và giữ nguyên hình dạng cho tới khi nở ra.

Trứng sẽ nở sau khoảng 2 – 3 tháng sau, con con mới nở có kích thước từ 4 – 10cm, con non mới nở đã có thể tự săn mồi và sống độc lập.

tắc kè là con gì

??? Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không?

3.4. Tuổi thọ của Tắc Kè

Ngoài tự nhiên, thì loài bò sát này có thể sống lên tới hơn 7 năm, nhiều loài được tìm thấy có thể sống lên tới 10 – 13 năm. Còn nếu trong môi trường nuôi dưỡng, được chăm sóc tốt, đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể sống lâu hơn.

3.5. Tắc Kè kêu thế nào?

Tiếng gọi của loài bò sát này thường là của con đực, dùng để gọi bạn tình. Tiếng kêu của chúng thường rất to và nếu nghe kỹ thì trong tiếng kêu sẽ có từ “Tắckè – Tắckè – Tắckè”. Tuy nhiên, trước khi kêu “Tắckè” thì loài vật này thường mở đầu bằng mấy tiếng “cạch – cạch – cạch”.

Khi bị tấn công hoặc gặp nguy hiểm, thì chúng thường “sủa” ở trong miệng với tư thế phòng thủ, với những âm thanh phát ra từ miệng để đe dọa kẻ thù.

4. Tắc Kè ăn gì?

Chúng là một loài ăn tạp và chúng thường tấn công bất cứ con mồi nào có kích thước vừa đủ mà chúng có thể nuốt được. Ngoài tự nhiên, thì thức ăn chủ yếu của chúng là các loại côn trùng nhỏ, châu chấu, cào cào, dế, bướm, thằn lằn nhỏ, nhện, rết nhỏ, bọ cạp nhỏ, động vật gặm nhấm nhỏ…. Đặc biệt, loài thằn lằn có thể thực hiện săn mồi ngay sau khi vừa mới nở ra.

Còn đối với trong môi trường nuôi nhốt, thì thức ăn của loài bò sát này đa dạng hơn và phù hợp với loài vật này. Tuy nhiên theo chúng tôi tìm hiểu được thì khi nuôi nhốt, thì có hai loại thức ăn tốt nhất cho loài bò sát này đó là: Dế và sâu. Đây là loại thức ăn vừa ngon, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm các loài gặm nhấm nhỏ như chuột con…

Lưu ý: Khi cho chúng ăn côn trùng, thì bạn cần giết chết con trùng, để tránh chúng tấn công gây tổn thương từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn khô, hạt để giúp chúng phát triển hiệu quả hơn.

tắc kè là con gì

??? Xem thêm: Chuột Bạch mắt đỏ bao nhiêu tiền?

5. Cách nuôi Tắc Kè hiệu quả nhất

Khi bạn có nhu cầu nuôi loài bò sát này để làm cảnh hoặc nuôi số lượng lớn để kinh doanh, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao nhất. Hãy cùng chúng tôi theo dõi qua những thông tin sau:

5.1. Chọn giống

Bạn nên tìm đến những trại giống uy tín để tìm hiểu và lựa chọn giống sao cho phù hợp. Khi nuôi thì bạn nên nuôi từng cặp để giúp chúng có thể sinh sản trong quá trình nuôi. Việc chọn giống cần chọn những chú khỏe mạnh, lanh lợi, nguyên vẹn, không bị đứt đuôi, tróc vảy… như vậy việc nuôi dưỡng mới đạt được hiệu quả cao.

5.2. Chuồng nuôi

Tùy thuộc vào nhu cầu nuôi của bạn mà có thể làm chuồng nuôi sao cho phù hợp. Tuy nhiên dưới đây là loại chuồng nuôi phổ biến và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:

  • Chuồng nuôi sử dụng lưỡi nilon hoặc lưới sắt mềm có đường kính mắt lưới khoảng 0.3cm là phù hợp nhất.
  • Kích thước chuồng có thể từ 3 x 2 x 2m cho một con là phù hợp. Còn nếu bạn nuôi làm cảnh thì có thể làm lồng với kích thước 50 x 40 x 40cm là được.
  • Sử dụng gỗ thanh nhỏ để làm khung cố định cho lồng nuôi.
  • Nên làm cửa cao để giúp việc ra vào thuận tiện hơn.
  • Bên để thêm thanh gỗ hoặc ống tre để giúp chúng có thể bò, bám hoặc là giá thể để chúng đẻ trứng.

5.3. Tắc Kè ăn gì?

Một con thưởng thành thông thường sẽ ăn từ 2 – 10 con côn trùng trong một ngày và tùy thuộc vào loại côn trùng, kích thước thức ăn mà bạn cho chúng ăn với số lượng phù hợp. Bởi trong giai đoạn đang phát triển, thì một ngày một con có thể ăn hơn 20 con côn trùng. Còn trong khi nuôi, thì bạn nên lựa chọn loại thức ăn sao cho phù hợp và kinh tế nhất.

Thời gian cho chúng ăn thường là vào nhiều bữa, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp cho chúng tiêu hoá dễ dàng hơn. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên cho chúng ăn trong khoảng 20 phút và thức ăn thừa thì bạn nên bỏ đi để tạo bữa ăn cho chúng.

Ngoài ra, bạn cần cung cấp nước uống đầy đủ, trong chuồng nuôi bạn cần trang bị một máng nước cho chúng và thường xuyên thay nước sạch để giúp chúng phát triển hiệu quả nhất.

5.4. Chăm sóc Tắc Kè sinh sản

Loài bò sát này thường sẽ sinh sản vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch hằng năm. Tuỳ vào khả năng chăm sóc mà loài này sẽ đẻ nhiều hay ít trứng, trong điều kiện nuôi nhốt chúng có thể đẻ từ 6 – 8 trứng và liên tục trong nhiều năm. Để nâng cao khả năng sinh sản khi nuôi dưỡng, thì bạn nên ghép 1 con đực với 4 con cái là tốt nhất.

Và sau khi chúng sinh sản xong thì bạn nên tách đàn ra thành nhiều chuồng để chúng có không giai thoải mái để phát triển. Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chúng. Đặc biệt là nên dọn dẹp vệ sinh lồng thường xuyên để giữ vệ sinh cho lồng nuôi.

5.5. Những điều cần biết về loài Tắc Kè

Loài bò sát này có cắn không là điều mà nhiều người quan tâm và câu trả lời là Có. Chúng có cắn và lực cắn của chúng khá mạnh. Đối với những loài có kích thước lớn thì hàm của chúng rất khoẻ và sắc, đối với con người khi bị chúng cắn có thể gây rách da và chảy máu.

Loài vật này có tác dụng gì: Thì trong Đông Y, loài này được xem là một vị thuốc có vị mặn, tính ấm và có tác dụng trong quá trình điều trị kinh phế, bổ thận, tráng dương, ích tinh tuỷ và được dùng trong quá trình điều trị ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm… Ngoài ra chúng còn có tác dụng điều trị hen suyễn, viêm phổi, ho ra máu, ho lao…

tắc kè là con gì

6. Tắc Kè giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay trên thị trường loài bò sát này đang được rao bán với mức giá dao động từ khoảng 60.000 – 200.000 vnđ/con, tuỳ thuộc vào kích thước. Tuy nhiên có những loài vật này hiếm, màu sắc nổi bật và được nuôi để làm cảnh thì mức giá khá cao, có thể lên đến vài triệu đồng cho một con. Bởi hiện nay trào lưu nuôi loài bò sát này hay các loài bò sát khác như rắn, rùa, ếch… đang rất thịnh hành, đo dó mức giá của một con bò sát này hiếm thường rất cao và rất được săn đón.

Nếu có nhu cầu mua loài vật này để làm kiểng thì bạn có thể tìm đến các cửa hàng thú cưng, vật nuôi hoặc cửa hàng chuyên bán bò sát… Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các diễn đàn nuôi thu cưng, bò sát trên Facebook để tìm mua, cũng như học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng hiệu quả. Việc tìm mua loài vật này tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… thường sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với các tỉnh thành khác hiện nay.

7. Lời kết

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài bò sát phổ biến hiện nay. Cũng như hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu hơn và giải đáp được thắc mắc về Tắc kè là con gì? Ăn gì? Nuôi thế nào? Có tác dụng gì? chính xác và chi tiết nhất. Nếu có thắc mắc hay muốn đóng góp cho bài viết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fb.com/runghoangda.web để được tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 3

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây