Nếu bạn là một người yêu chim, đặc biệt là các loài vẹt thì không thể không biết đến loài Vẹt Monk. Loài vẹt này hiện nay được nuôi làm cảnh rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Và nếu bạn đang thắc mắc “Vẹt Monk giá bao nhiêu? Nuôi thế nào? Ăn gì? Nói được không?” sẽ được Rừng Hoang Dã giải đáp chi tiết trong bài viết sau đây. Xin mời.
1. Vài nét về loài Vẹt Monk
Vẹt Monk hay còn được gọi là với tên khác là Vẹt thầy tu đuôi dài, chúng có tên khoa học là Myiopsitta Monachus, là một trong những loài vẹt thuộc họ Psittacidae.
Chúng là một giống vẹt tương đối nhỏ tuy nhiên chúng lại sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật từ ngoại hình để trí thông minh của mình. Đây cũng chính là một trong những yếu tố giúp cho chúng hiện nay được nuôi rất phổ biến trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.
1.1. Nguồn gốc của Vẹt Monk
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì Vẹt Monk có nguồn gốc chủ yếu từ Nam Mỹ và phạm vi hoạt động của loài vẹt này trãi dài từ Trung tâm Bolivia, miền nam Brazil đến các vùng miền trung của Argentina. Loài này được biết đến với lối sống bầy đàn đông đúc và chúng có liên kết chặt chẽ với nhau.
Hiện nay, loài vẹt này còn được phát hiện sinh sống tại các vùng đô thị tại một số quốc gia trên thế giới, nổi bật là các vùng miền Nam của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, trong tự nhiên thì loài vẹt này lại là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hoa màu của nông dân cũng như một số loài chim bản địa nhỏ.
XEM THÊM: Vẹt Parrotlet giá bao nhiêu?
1.2. Đặc điểm ngoại hình của Vẹt Monk
Loài vẹt này có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng dài khoảng 40cm tính cả chiều dài đuôi và cao khoảng từ 20 – 30cm. Ngoại hình của chúng không quá đặc sặc hay nổi bật, mà chỉ có một vài màu khá đơn điệu. Với ở phần lưng, cánh và đuôi thì thường có màu xanh lá cây hoặc xanh lam nhạ. Còn phần má, trán và bụng thường có màu xám.
Thêm vào đó, ở phần đỉnh đầu của chúng có chỏm lông màu xám, trông giống như một cái nón của giáo sĩ, bởi vì thế mà chúng còn được biết tới với cái tên khác là Vẹt giáo sĩ.
Còn về các đặc điểm khác thì chúng cũng giống như đa phần các loài vẹt khác hiện nay. Với mỏ quặp, sắc nhọn, mắt nhỏ màu đen, chân linh hoạt có thể cầm nắm thức ăn hiệu quả.
1.3. Tập tính của Vẹt Monk
Chúng là một loài vẹt sống theo bầy đàn với số lượng lớn với mối liên kết khăng khít giữa các thành viên với nhau. Thêm vào đó, đây cũng là giống vẹt duy nhất có khả năng xây tổ hiện nay. Khi chuẩn bị đến mùa sinh sản, những con vẹt này dành rất nhiều thời gian của mình để xây dựng nên những công trình vô cùng công phu từ lá cây, cành khô, rễ và chúng còn có thể phân chia thành từng phòng riêng biệt trong tổ của chúng nữa đấy.
Loài vẹt này sống thành bầy đàn và chúng cũng làm tổ cạnh nhau, tạo thành một quần thể vô cùng đông đúc, đây cũng là một yếu tố giúp chúng chống lại kẻ thù của mình.
Thêm vào đó, loài vẹt này có khả năng thích nghi rất tốt với môi trường sống, bởi vậy nên chúng thường được nhiều người lựa chọn để nuôi cảnh trong nhà. Hơn nữa, khi nuôi nhốt, loài này còn rất có năng khiếu “diễn trò, làm hề” giúp bạn vui vẻ và xả stress rất tốt. Khi nuôi nhốt, loài vẹt này rất thích được quan tâm, vuốt vẻ và chúng rất hiền lành, thích hợp với gia đình có trẻ em.
ĐỌC THÊM: Vẹt Lovebird giá bao nhiêu?
2. Vẹt Monk ăn gì?
Thức ăn yêu thích của loài vẹt Monk là các loại trái cây chín, rau và các loại hạt, ngũ cốc khác nhau. Thế nhưng trong môi trường nuôi nhốt thì bạn có thể cho chúng ăn thêm nhiều loại thức ăn khác nhau, có thể là thức ăn dạng viên tổng hợp, trái cây, rau xanh, rau củ quả, quả hạch… Bởi các loại rau củ, ớt, các loại quả có màu sắc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Vẹt Monk.
Trong nuôi nhốt, bạn nên cho chúng ăn khoảng 3 muỗng canh thức ăn dạng viên mỗi ngày và thêm vào đó là khoảng 1/4 cốc nước trái cây và các loại rau củ quả cho chúng. Nên nhớ loại bỏ các loại thức ăn trong ngày để tránh tình trạng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chúng.
Bạn nên cân nhắc thực đơn cho chúng, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều khiến chúng bị thừa cân, lười vận động. Tránh cho chúng uống nước ngọt, bơ, socola hay cà phê bạn nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các loại thức ăn, hạt công nghiệp dành cho vẹt Monk tại đây: https://c.lazada.vn/t/c.0lBgng
3. Vẹt Monk có biết nói không?
Theo các chuyên gia, cũng như những người yêu thích chim, đặc biệt là vẹt, thì họ cho rằng “Khó có thể kiếm được một loài vẹt nào với kích thước nhỏ bé như loài Vẹt Monk mà có khả năng nói tốt như chúng”. Loài vẹt này có khả năng nói chuyện rất tốt, chúng ghi nhớ từ vựng vô cùng siêu và có khả năng nối ghép từ thành một câu hoàn chỉnh và có nghĩa. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng bắt chước âm thành, giọng hát một cách vô cùng điêu luyện.
Tuy nhiên, có một vấn đề là loài vẹt này khá ngại ngùng, bởi vì thế mà có con sẽ nói chuyện rất nhiều, nói liên tục khi nhà bạn có ít người. Thế nên nếu nhà đông đúc, nhiều người qua lại chúng sẽ bị khép nép và nói chuyện ít lại.
Bởi vì thế, mà có người nuôi sẽ thấy loài này rất ồn ào, nói chuyện cả ngày một biết mệt, tuy nhiên có người lại bảo loài này rất yên tĩnh, cả ngày chả nói năng gì. Vì thế, mà việc nhận định xem loài Vẹt Monk có ồn ào hay không phụ thuộc khá nhiều vào môi trường nuôi, người nuôi hay không gian nuôi dưỡng của chúng.
NÊN ĐỌC: Vẹt Cockatoo giá bao nhiêu?
4. Vẹt Monk giá bao nhiêu tiền?
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì giá thành hiện nay của loài Vẹt Monk ở nước ta đang ở mức khá là cao. Tuy nhiên điều này khá dễ hiểu bởi chúng là một loài vẹt ngoại nhập, cùng với đó chúng sở hữu nhiều đặc biệt nổi bật, đặc biệt là khả năng nói chuyện của chúng. Tuy hiện nay có nhiều người đã nhân giống được loài vẹt này, thế nhưng với số lượng ít nên giá thành cũng không giảm được bao nhiêu.
Dưới đây là mức giá của Vẹt Monk mà bạn có thể tham khảo qua khi có nhu cầu mua một em nhé:
+ Vẹt Monk nhập khẩu có giấy tờ đầy đủ, tiêm phòng và được bán tại các trại giống, cửa hàng chim cảnh uy tín có mức giá dao động từ 8.000.000 – 9.500.000 vnđ/con. Đây là mức giá cao và bạn có thể lựa chọn được cho mình một chú có ngoại hình đẹp, nổi bật, lanh lợi, chế độ bảo hành dài và có khả năng nói chuyện lưu loát.
+ Vẹt Monk nếu bạn mua qua cá nhân, không có bảo hành thì mức giá dao động từ 5.500.000 – 6.500.000 vnđ/con. Mức giá này cao thấp tùy thuộc vào ngoại hình, độ tuổi của chúng.
+ Những chú Vẹt Monk đột biến, có ngoại hình nổi bật, khác lạ sẽ có mức giá rất cao, có thể lên tới hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên loại này rất hiếm và được săn lùng rất gắt gao.
TÌM HIỂU THÊM: Vẹt Ngực Hồng giá bao nhiêu?
5. Cách nuôi Vẹt Monk như thế nào?
Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi một chú Vẹt Monk làm cảnh, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ giúp ích cho bạn được nhiều điều đó nhé.
Việc nuôi Vẹt Monk trong thời gian đầu mới đưa về nhà thường khá khó khăn, bởi chúng còn lạ môi trường, lạ người mới. Bởi vì thế mà giai đoạn này bạn nên chăm sóc chúng kỹ lưỡng, tiếp xúc với chúng nhiều và vuốt ve chúng để giúp chúng nhanh quen với bạn. Thêm vào đó bạn có thể mở nhạc cho chúng nghe, để giúp chúng bớt căng thẳng khi về nhà mới nhé.
Thêm vào đó, bạn nên bố trí chuồng nuôi ở vị trí mát mẻ, thoáng mát và tránh nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, việc này giúp vẹt không bị mệt mỏi và ít bị mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, khi nuôi bạn cần dọn dẹp chuồng nuôi định kỳ, loại bỏ thức ăn thừa, phân, nước để giúp chúng có một không gian sống tốt nhất. Hơn nữa, loài này khá năng động, vì thế bạn cần chuẩn bị một cái lồng đủ rộng, để chúng có thể nhảy nhót một cách thoải mái nhất.
Thêm vào đó, bạn cần huấn luyện để chúng nhanh nói chuyện và nói được sỏi hơn. Bạn nên tập cho chúng nói vào buổi sáng, nên lặp đi lặp lại những câu nói đơn giản, như câu chào, kêu tên… Bạn nên nói chậm, nói chiều, nói từ từ để giúp chúng ghi nhớ được từ ngữ như vậy sẽ giúp chúng nói chuyện được nhiều câu hơn. Việc dạy cho chúng nói chuyện đòi hỏi sự kiên trì và thời gian.
Như vậy, trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích giúp giải đáp thắc mắc “Vẹt Monk giá bao nhiêu? Nuôi thế nào? Ăn gì? Nói được không?” một cách chi tiết và chính xác nhất. Rất hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích liên quan tới loài vẹt đáng yêu này nhé. Mọi thắc mắc, đóng góp vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.