Rắn Hổ Lửa có độc không? Chúng ăn gì? Sống ở đâu?

- Quảng Cáo -

Theo như chúng tôi tìm hiểu được, thì Rắn Hổ Lửa là một trong những loài rắn phân bố phổ biến ở nước ta hiện nay. Và có nhiều lời đồn đoán về mức độ nguy hiểm, cũng như nhiều vấn đề xung quanh loài rắn này. Vì thế, trong bài viết sau đây, Rừng Hoang Dã sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc như Rắn Hổ Lửa có độc không? Chúng ăn gì? Sống ở đâu? một cách chi tiết nhất. Xin mời.

1. Vài nét về loài Rắn Hổ Lửa

Rắn Hổ Lửa hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Rắn hoa cổ đỏ, rắn cổ trĩ đỏ, rắn cổ bẹt, rắn cổ đỏ vằn, rắn nước cổ đỏ… chúng là một loài rắn thuộc chi rắn hoa cỏ họ rắn nước và thuộc loại rắn độc có nanh độc sau. Tên tiếng Anh của loài rắn này là Red-Necked Keelback và tên khoa học là Rhabdophis Subminiatus.

Loài rắn này sở hữu một ngoại hình khá nổi bật, sặc sỡ nên nhiều người đánh giá chúng là một loài rắn độc, rất nguy hiểm với con người.

1.1. Đặc điểm ngoại hình của Rắn Hổ Lửa

Loài Hổ Lửa có kích thước khi trưởng thành ở mức trung bình, dao động từ khoảng 78 – 95cm và sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật như sau:

  • Phần lưng của loài rắn này của chúng thường có màu xanh cỏ, vảy ở phần lưng sẽ có màu hơi nhạt, còn những phần rãnh của vảy sẽ có màu đen nhánh.
  • Vùng bụng ở phần đầu sẽ có màu trắng đục, mình và mặt lưng đuôi sẽ có màu xanh cỏ và vùng da ở cổ đoạn thân trước sẽ có màu đỏ.
  • Đầu và cổ của loài rắn này được phân chia khá rõ ràng, cổ thường có màu đỏ, tiếp đến là một khoang màu đen nổi bật và tiếp đến là phần đầu thường có màu nâu nhạt.
  • Trên cơ thể chúng có hai vảy ở cổ và trên cơ thể có nhiều dãy vảy màu trắng chạy ngang song song với nhau.
  • Mắt của loài Hổ Lửa khá to, đen và con ngươi có hình tròn.
  • Răng của loài này cũng khá đặc biệt, hàm trên có từ 23-25 cái và hai răng sau phát triển to đột biến và có một cái lỗ xen giữa hàm răng phía trên và hai chiếc răng đó.

Thường người ta nhận biết loài Hổ Lửa dựa vào phần màu đỏ nổi bật ở cổ của chúng. Còn những phần còn lại không có gì nổi bật hay quá khác biệt so với các loài rắn khác.

Đặc điểm ngoại hình của Rắn Hổ Lửa
Đặc điểm ngoại hình của Rắn Hổ Lửa

XEM THÊM: rắn lục kim có độc không

1.2. Tập tính của Rắn Hổ Lửa

Loài Hổ Lửa chủ yếu di chuyển trên những cành cây, hang hốc, bụi rậm… Loài này chủ yếu hoạt động mạnh vào ban ngày nơi và chúng thường được phát hiện ở những khu vực như rãnh, mương nước, ngòi nước, vùng ruộng nơi trồng trọt để tìm kiếm thức ăn. Và ngoài tự nhiên thì thức ăn chủ yếu của chúng thường là ếch, nhái, cá, côn trùng, rắn nước nhỏ, nòng nọc, chim, chuột, trứng…

Loài rắn này có khả năng thích ứng với môi trường sống rất tốt, bởi vì thế mà hiện nay chúng được tìm thấy khá phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới.

Tập tính của loài rắn này khá hiền, tuy nhiên nếu gặp nguy hiểm hay cảm nhận được sự nguy hiểm chúng thường sẽ rất hung dữ và tấn công.

Thêm nữa, Hổ Lửa là loài rắn để trứng. Mùa sinh sản của chúng rơi vào tháng 6-7 dương lịch hằng năm. Mỗi lần sinh sản chúng đẻ từ 10-15 trứng, trứng sẽ nở sau khoảng 29-50 ngày. Con non sau khi nở có chiều dài từ 15-15mm.

1.3. Rắn Hổ Lửa sống ở đâu?

Hiện nay, loài Hổ Lửa được tìm thấy chủ yếu ở khu vực bán đảo Đông Dương – Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngoài ra chúng cũng phân bố với số lượng lớn ở các nước như Trung Quốc, Indonesia, Nepal… Những khu vực có nhiều đồng bằng, nơi trồng trọt, cây cối sẽ là môi trường sống thích hợp của loài rắn này.

NÊN ĐỌC: rắn hổ mèo có độc không

2. Rắn Hổ Lửa có độc không?

Với thắc mắc Rắn Hổ Lửa có độc không, thì câu trả lời là CÓ, loài Hổ Lửa là một loài rắn có độc, độc tố mạnh và rất nguy hiểm đối với con người. Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi thì chưa có huyết thanh để có thể điều trị được nọc của loài rắn này khi bị cắn.

Độc tố của loài Hổ Lửa khá khác biệt so với nhiều loài rắn độc khác. Bởi chúng không thể tự sản xuất hay điều chế ra nọc độc cho mình, mà chúng phải tích tụ độc tố từ trong thức ăn của chúng, sau đó tổng hợp và chuyển hóa thành một chất độc cho riêng mình. Bởi vì thế mà nọc độc của loài rắn này có thể thay đổi nhanh chóng tùy thuộc vào loại thức ăn mà chúng săn được trong thời gian gần nhất.

Độc tố của loài Hổ Lửa sẽ kích hoạt yếu tố đông máu mạnh như yếu tố X, làm tiêu sợi huyết, hình thành fibrin trong lòng mạch máu, từ đó khiến cho thiếu hụt sợi fibrin trong máu dẫn tới tình trạng máu chảy không ngừng. Nặng hơn nữa là xuất hiện tình trạng xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết thận, sốc nặng và dẫn tới tử vong.

Điển hình, ở nước ta tại tỉnh Tiền Giang có một bé gái 14 tháng tuổi bị Rắn Hổ Lửa cắn, khiến bé bị rối loạn đông máu, chảy máu toàn thân và dẫn tới tử vong.

Do đó, Hổ Lửa là một loài rắn độc vô cùng nguy hiểm đối với con người, nọc độc của chúng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tử vong. Do đó các bạn nên tránh xa chúng, đặc biệt là những người không có kiến thức liên quan tới các loài rắn. Để hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm khi không may bị rắn độc cắn nhé.

Rắn Hổ Lửa có độc không?
Rắn Hổ Lửa có độc không?

TÌM HIỂU THÊM: con rắn liu điu có độc hay không

3. Cách sơ cứu khi bị Hổ Lửa cắn

Nếu không may bị loài rắn này cắn, thì cần phải có phương pháp sơ cứu và điều trị kịp thời để hạn chế tối đa được những biến chứng nguy hiểm mà chúng gây ra. Và dưới đây là những phương pháp sơ cứu khi bị rắn độc Hổ Lửa cắn mà bạn nên tham khảo qua:

  • Bạn nên giữ nạn nhân thật bình tĩnh, hạn chế tối đa việc cử động, di chuyển và tốt nhất là nên nằm bất động, nẹp chi bị cắn để hạn chế tối đa sự lây lan của nọc độc.
  • Tiến hành nới lỏng quần áo, nằm tránh sự chèn ép khiến cho vết thương bị sưng phù
  • Điều chỉnh tư thế nằm của nạn nhân sao cho vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim trong suốt quá trình sơ cứu hay tới bệnh viện.
  • Làm sạch vết thương bằng xà phòng, nước muối sinh lý và dùng miếng gạc khô băng vết thương để tránh nhiễm trùng.
  • Tuyệt đối không nên garo cột chặt vùng bị cắn, bởi việc làm này sẽ khiến nạn nhân bị đau, kèm theo đó là hạn chế việc lưu thông máu tới chi, gây hoại tử và rất nguy hiểm.
  • Thêm vào đó là không chườm đá, bôi hóa chất, đắp lá cây lên vết thương, không rạch vết thương, hút độc…
  • Và nhanh chóng đưa nạn nhân tới bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.
Cách sơ cứu khi bị Hổ Lửa cắn
Cách sơ cứu khi bị Hổ Lửa cắn

4. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin hữu ích giúp giải đáp chính xác thắc mắc Rắn Hổ Lửa có độc không? Chúng ăn gì? Sống ở đâu?. Với những chia sẻ trên chúng tôi hy vọng đã mang đến cho các bạn những kiến thức liên quan tới loài rắn độc này, giúp bạn nhận biết và tránh xa chúng. Nếu còn thắc mắc, đóng góp cho bài viết bạn vui lòng để lại ở phần bình luận để được hỗ trợ sớm nhất nhé. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.2 / 5. Tổng lượt vote: 15

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây