Cá Sặc gấm giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Nuôi thế nào? Có dữ không?

- Quảng Cáo -

Cá Sặc gấm hiện nay là một giống cá cảnh đang được rất nhiều chơi cá yêu thích và nuôi trong bể cá nhà mình. Loài cá này được yêu người quan tâm và lựa chọn là bởi ngoại hình nổi bật, lành, dễ nuôi và phù hợp với nhiều loài cá khác. Vì thế, bài viết sau đây Runghoangda.com sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin về loài cá này, giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài cá này.

1. Vài nét về cá Sặc gấm

Nếu như bạn muốn bổ sung thêm vài em cá này vào bể cá cảnh nhà mình, thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để biết rõ hơn về tính cách, tập tính và môi trường sống của loài cá này như thế nào. Từ đó có phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc hiệu quả.

1.1. Cá Sặc gấm là cá gì?

Cá Sặc gấm có tên khoa học là Trichogaster Lalius (trước đây còn được gọi là Colisa Lalia) là một loài cá cảnh có màu xanh lục mờ với những dải màu đỏ, cam tối chạy dọc thân. Loài cá này đang được nuôi cảnh rất phổ biến, bởi chúng có vẻ ngoài nổi bật, dễ nuôi, hòa đồng và đặc biệt là giá thành của chúng rất rẻ giúp nhiều người dễ dàng tiếp cận được.

Loài cá này được tìm thấy đầu tiền ở khu vực các nước Nam Á, cụ thể là các nước như Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan… Đến hiện nay thì loài cá này đã được tìm thấy trên toàn thế giới và phạm vi sinh sống của chúng là vô cùng rộng lớn. Ngoài tự nhiên thì chúng được tìm thấy nhiều ở các hồ, sông, hay các cùng suối chảy chậm.

Cá Sặc gấm

1.2. Đặc điểm của cá Sặc gấm

Đây là một loài cá cảnh có thân hình khá nhỏ bé, một con trưởng thành có thể đạt kích thước từ 4 – 5cm và tối đa có thể lên tới 7 – 8cm. Thông thường thì con trống sẽ có kích thước lớn hơn con mái khá nhiều. Loài cá này có nhiều màu sắc khác nhau, sặc sỡ và nổi bật, đây là lý do mà chúng được nhiều người lựa chọn nuôi làm cảnh hiện nay.

Thân hình của loài cá này có hình oval và có nhiều màu sắc xen kẽ trên cơ thể của chúng. Vây đuôi của chúng có hình tròn, kích thước khá lớn, vây lưng và vây hậu môn lại thon nhỏ, gọn. Trong khi đó, vây ngực lại mỏng và đây là bộ phận chứa rất nhiều tế bào cảm ứng cực kỳ nhạy cảm của loài cá này.

Màu sắc phổ biến của loài chúng thường là màu xanh pha nâu, kèm theo nhiều dãy điểm màu xếp thành từng đôi, có thể là màu xanh lam, xanh lục, đỏ hay vàng nhạt… những dãy màu chạy ngang cơ thể khiến cho chúng trông như có nhiều vạch trên cơ thể, giúp cho chúng phát sáng khi ở trong hồ cá.

1.3. Tập tính sinh sản của cá Sặc gấm

Cũng giống như nhiều loài cá khác, thì loài cá này cũng đẻ trứng và thụ tinh ngoài trong môi trường nước. Loài cá này sẽ đẻ trứng và làm tổ trong những bọt khí nổi trong hồ cá.

Khi đến mùa sinh sản, thì con trống thường sẽ biển đổi màu sắc, để tiến hành tán tỉnh con mái, khi được chấp nhận thì con mái sẽ chạm vào con đực bằng miệng hoặc vây của mình. Sau đó, con mái sẽ tiến hành phóng trứng ra các bọt khí (khoảng 5 tá trứng 1 lần) và con trống sẽ tiến hành thụ tinh cho trứng mới được đẻ ra một cách ngay lập tức. Trứng sẽ nhẹ và nổi lên trên, khi đó con trống sẽ đặt vào bong bóng của mình.

Mỗi lần sinh sản thì con mái sẽ để với số lượng trứng rất lớn, từ 800 – 1500 trứng và con trống sẽ thụ tinh hết số lượng trứng này. Trứng thường nở rất nhanh, chỉ khoảng từ 12 – 36 giờ sau khi được thụ tinh trứng cá sẽ nở và con non sẽ bơi khỏi tổ và sống độc lập. Chúng sẽ có thể đẻ lại sau khoảng 2 – 4 tuần nếu được chăm sóc kỹ lưỡng và đầy đủ dưỡng chất.

1.4. Tuổi thọ của cá Sặc gấm

Đây là một loài cá cảnh được biết đến là có sức khoẻ tốt, ít khi bị bệnh vì thế chúng sẽ có tuổi thọ khá cao. Nếu trong môi trường nuôi nhốt, được chăm sóc kỹ lưỡng, đầy đủ thức ăn, rộng rãi, ánh sáng đầy đủ thì chúng có thể sống được lên tới 8 – 9 năm. Còn nếu nuôi trong môi trường nhỏ, ít ánh sáng thì tuổi thọ của chúng ít hơn, từ 4 – 5 năm.

Còn trong môi trường tự nhiên thì tuổi thọ loài cá này thường không cao như trong môi trường nuôi nhốt. Bởi có rất nhiều yếu tố, tác động như thiên tai, thức ăn, nguồn nước, ảnh hưởng từ con người khiến cho tuổi thọ của chúng bị suy giảm.

1.5. Cá Sặc gấm có dữ không? Nuôi chúng với loài cá nào?

Với thắc mắc về loài cá này có dữ không? Thì câu trả lời là Không. Chúng là một loài cá rất hiền lành, nhẹ nhàng và chúng rất hòa đồng với các loài cá khác. Đặc biệt là chúng có thể sống chung với tất cả các loài cá có kích thước nhỏ khác và đặc biệt là nhỏ hơn chúng rất nhiều lần.

Với một thắc mắc nữa là có thể nuôi với loài cá nào để vừa đẹp vừa an toàn. Thì câu trả lời là bạn có thể nuôi loài cá này chung với nhiều loài cá khác như: Bảy màu, thần tiên, mún, kiếm, sóc đầu đỏ, neon… Từ đó giúp cho bể cá nhà bạn trở nên lung linh và nhiều màu sắc hơn.

2. Làm sao để phân biệt cá Sặc gấm trống mái chính xác?

Hiện nay, nhiều người đang rất quan tâm tới vấn đề phân biệt cá trống mái, để có thể dễ dàng phân tách đàn, ghép sinh sản hoặc đơn giản là họ muốn nuôi một con trống để trông nó nổi bật và sặc sỡ hơn. Vì thế sau đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân biệt cá trống mái một cách chính xác nhất thông qua những đặc điểm cụ thể sau đây.

2.1. Phân biệt qua màu sắc

Màu sắc là một đặc điểm nổi bật và được nhiều người tin tưởng lựa chọn để phân biệt trống mái. Cụ thể:

  • Ở con trống: Màu sắc của con cá trống thường có màu đỏ cam rất rõ ràng và nổi bật, kéo dài trên vây và kết hợp với các dải màu xanh lục mờ nhạt đến rõ nét ở phần bụng. Còn khi đến mùa sinh sản thì màu sắc của con trống sẽ thay đổi thành màu tím đậm ở phần ngực, bụng, vây lưng để thu hút con mái.
  • Ở con mái: Màu sắc thường nhạt hơn, thường mùa nên là màu bạc hay xám nhạt, có thể là có màu vàng đen trên thân.

2.2. Phân biệt qua kích thước

Ở loài cá này, thì con trống thường có kích thước lớn hơn khá nhiều so với con mái. Con mái thường có kích thước từ 4 – 5cm, còn con trống thường có kích thước từ 7 – 8cm.

2.3. Phân biệt qua vây lưng

Vây lưng và vây hậu môn ở con cá trống trưởng thành thường thon và dài hơn nhiều so với con mái. Còn con mái thì vây lưng và hậu môn ngắn và tròn hơn.

Dựa vào một số đặc điểm chính trên đây mà các bạn có thể dễ dàng phân biệt được loài cá trống mái một cách dễ dàng và chính xác.

Cá Sặc gấm

3. Kinh nghiệm nuôi cá Sặc gấm hiệu quả nhất

Dù là một loài cá rất khoẻ, dễ sinh sản, phát triển tốt, ít khi bị bệnh. Tuy nhiên, để nuôi được những chú cá vừa đẹp, vừa khoẻ mạnh thì cũng cần một vài kỹ thuật, cũng như kinh nghiệm nuôi cá cảnh. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn một số lưu ý cũng như kinh nghiệm khi có ý định nuôi loài cá này, bạn có thể tham khảo để giúp việc nuôi dưỡng đạt hiệu quả tốt nhất nhé.

3.1. Lựa chọn cá giống

Việc lựa chọn giống khá đơn giản, bạn chỉ cần ra những tiệm cá cảnh và tìm mua. Lưu ý nên chọn những chú cá lanh lợi, màu sắc nổi bật, nét để nuôi dễ dàng hơn. Ngoài ra thì bạn nên mua theo cặp trống mái, để giúp quá trình nuôi chúng có thể sinh sản và cho ra số lượng cá nhiều hơn.

3.2. Môi trường nuôi cá

Cá Sặc gấm là một loài cá rất dễ nuôi, không quá cầu kỳ và đặc biệt là chúng không cần sục oxy. Bạn có thể nuôi chúng trong môi trường nước tĩnh và trong là được. Tuỳ thuộc vào điều kiện mà bạn có thể setup bể cá sao cho phù hợp. Bạn chỉ cần setup một bể cá nhỏ, thêm vài viên sỏi, cát hoặc cây thuỷ sinh cho đẹp là có thể nuôi cá được rồi.

Tuy nhiên một điều quan trọng khi nuôi cá là bạn cần thay nước sạch thường xuyên cho chúng. Bởi đây là loài cá thích sống trong môi trường nước trong, dòng chảy chậm. Khi thay nước thì bạn thay khoảng 1/4 lượng nước cũ và nước mới phải được khử và làm sạch hết clo. Nhiệt độ thích hợp cho nước nuôi loài cá này là từ 25 – 26 độ C, độ pH là từ 6 – 8 độ và độ cứng của nước là từ 5 – 20.

Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí thêm một số vật dụng cho bể cá của mình như cây thuỷ sinh, đá cuội, rong rêu hay hang hốc để cho cá trú ẩn.

3.3. Cá Sặc gấm ăn gì?

Loài này là một loài ăn tạp, thế nên thức ăn của chúng cũng rất đa dạng và dễ tìm. Bạn có thể cho cá ăn các loại thức ăn như: Côn trùng, tảo, giáp xác, trùn chỉ, loăng quăng hay thức ăn dạng viên khô cho cá. Tuy nhiên, tùy thuộc vào số lượng cá nuôi trong bể mà bạn nên cho chúng ăn một lượng vừa phải, bởi cho nhiều quá, chúng ăn không hết sẽ gây bẩn bể và phải thay nước liên tục.

3.4. Cách ép đẻ cho cá Sặc gấm

Một chú khi đạt độ tuổi từ 5 tháng trở đi sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ sinh sản. Mùa sinh sản của loài này trong môi trường tự nhiên là vào mùa mưa, khi mà lượng thức ăn dồi dào, nhiệt độ thích hợp. Con khi nuôi trong bể thì bạn có thể ép đẻ cho cá một cách dễ dàng.

Cách ép đẻ cho loài cá này bạn thực hiện như sau:

  • Bạn cần quan sát sự thay đổi màu sắc của con trống thì sẽ biết thời điểm sinh sản của chúng. Ngoài ra, khi thấy trong đàn cá có hai con hai còn thường xuyên quấn nhau, liếm bằng mồm hoặc cạ vây vào nhau thì chúng đã bắt cặp và chuẩn bị sinh sản.
  • Bạn nên tách hai con ra một bể đẻ khác nhau. Lúc này con trống sẽ tiến hành làm tổ bằng các bọt khí trên mặt nước. Sau đó con cá mái sẽ đẻ trứng vào đó, rồi con trống sẽ tiến hành thụ tinh cho trứng đến khi cá mái đẻ hết trứng.
  • Sau khi sinh sản xong thì bạn nên tách hai con trống mái riêng ra, bởi con trống thường sẽ tấn công và cắn con mái đến chết.
  • Loài này có thể sinh sản cách nhau từ 4 – 5 tuần nếu được chăm sóc kỹ càng và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Cá Sặc gấm

3.5. Nuôi cá Sặc gấm con thế nào?

Sau khi cá mái đẻ hết trứng, bạn nên tách con mái và trống ra hai bể riêng và để trứng tự nở sau khoảng 12 – 36 ngày. Sau khi cá con nở, thì bạn không nên cho chúng ăn ngay, mà chúng sẽ tự ăn những chất dinh dưỡng có trong bọc trứng của mình.

Sau khoảng 5 ngày thì bạn bắt đầu cho cá con ăn các loại thức ăn như: Bobo, lòng đỏ trứng hay artemia… Ngoài ra, trong bể cá con thì bạn nên bỏ thêm nhiều rong rêu, tảng đá để chúng trụ ngụ, bám vào.

4. Cá Sặc gấm giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay giá loài cá này trên thị trường khá rẻ và bạn có thể dễ dàng tìm mua được loài cá cảnh này trên toàn quốc. Giá của một con cá Sặc gấm dao động từ khoảng 5000 – 30.000 vnđ/con. Mức giá này phụ thuộc nhiều vào màu sắc, kích thước cũng như địa chỉ bán hiện nay.

Nếu bạn có nhu cầu tìm mua cá trên toàn quốc, thì có thể tham khảo qua một số cửa hàng cá cảnh trên toàn quốc. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Cần Thơ… thì bạn có thể dễ dàng tìm mua loài cá này tại các cửa hàng cá cảnh. Ngoài ra, bạn có thể giao lưu và tìm mua tại các diễn đàn cá cảnh trên Facebook một cách dễ dàng và thuận tiện.

5. Lời kết

Như vậy trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài cá khá đặc biệt này. Cũng như giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Cá Sặc gấm giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Nuôi thế nào? Có dữ không? một cách chính xác và chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Fb.com/runghoangda.web để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 5

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây