Chim Chàng làng là chim gì? Giá bao nhiêu? Nuôi được không?

- Quảng Cáo -

Chàng làng có lẽ là một cái tên hay một loài chim còn khá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên chúng lại là nỗi ám ảnh nhiều nhiều anh em chơi chim chào mào và thường xuyên đi bẫy chào mào. Và để giúp các bạn hiểu hơn về loài chim này, thì bài viết sau đây của Runghoangda.com sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan tới loài chim này. Mời các bạn cùng theo dõi!!!

1. Vài nét về loài chim Chàng làng

Để hiểu rõ hơn về loài loài chim này, thì mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin liên quan tới loài chim này như: Nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, sinh sản, tập tính… Cụ thể:

1.1. Chim Chàng làng là chim gì?

Chim Chàng làng hay còn được biết với cái tên phổ biến hơn là chim Bách thanh hay Quích, có tên khoa học là Laniidae, là một loài chim thuộc bộ Sẻ (Passeriformes).

Đây là một loài chim có kích thước tương đối nhỏ, không quá quen thuộc với phần đông người dân nước ta. Tuy nhiên, loài chim này rất máu, xung chúng thường tấn công những loài chim có kích thước nhỏ hoặc bằng mình. Đối với những người thường xuyên đi bẫy chim chào chào sẽ rất ngán loài chim này. Bởi chúng thường bay vào lồng chim chào mào mồi, phá và làm chim mồi bị hoảng sợ.

chim chàng làng ăn gì

>>> Xem thêm: Chèo bẻo là chim gì?

1.2. Nguồn gốc của chim Chàng làng

Theo chúng tôi tìm hiểu thì không có một thông tin hay số liệu chính xác về sự xuất hiện của loài chim này trên trái đất là từ bao giờ. Tuy nhiên đến hiện nay thì loài chim này đã phân bố khá rộng rãi trên toàn thế giới. Cụ thể hơn thì loài chim này phân bố với số lượng lớn ở khu vực Châu Á, u và Châu Phi. Tuy nhiên ở vùng Bắc Mỹ vẫn có một số loài loài chim này sinh sống đó là Chàng làng đầu to và xám lớn. Loài chim này không được tìm thấy ở vùng Nam Mỹ hoặc Australia.

Ở Việt Nam thì loài chim này không quá phổ biến, cũng như không quá nhiều người biết đến loài chim này. Chúng thường được tìm thấy nhiều ở khu vực miền Trung hay miền Bắc. Bởi đây có thể là những vùng có môi trường sống, nhiệt độ thích hợp với loài chim này.

1.3. Đặc điểm ngoại hình của chim Chàng làng

Loài chim này có kích thước nhỏ và trung bình. Chúng có một cái đầu to, cơ thể săn chắn. Mỏ của loài chim này ngắn, khoẻ và có hình dạng móc câu với mút mỏ trên cong và có vài mấu răng rất sắc. Đây là dấu hiệu nhận biết của một loài chim săn mồi, tương tự như loài diều dâu, chim Cắt hay đại bàng.

Chúng có một đôi chân rất chắc khoẻ, đây cũng là một đặc điểm giúp cho loài chim này có thể săn mồi một cách hiệu quả hơn. Một con trưởng thành có thể đạt kích thước từ 20 – 23cm và nặng từ 50 – 100g. Loài chim này được bao phủ bởi một lớp lông mềm mại, phần đầu thường có màu xám, mặt màu đen, cánh màu đen xen kẽ với nhiều nốt đốm nhỏ trông rất nổi bật.

1.4. Tập tính sinh sản của chim Chàng làng

Mùa sinh sản của Chàng làng bắt đầu từ tháng 2 tới tháng 6 âm lịch hằng năm. Lúc này thời tiết thường ấm áp, nhiều nắng và có nhiều thức ăn giúp chim non nhanh nở và phát triển ổn định nhất.

Có một điều đặc biệt trong quá trình ghép đôi của loài chim này đó là: Khi đến mùa sinh sản, con đực sẽ tìm kiếm con mái bằng cách săn mồi và ghim con mồi lên những cành cây, cây gai, sau đó cất tiếng hót để thu hút con mái. Con mồi được ghim vào cây như một món quà gặp mặt. Khi được con mái chập nhận thì chúng sẽ tiến hành giao phối và cùng nhau làm tổ. Tổ có hình dáng như một chiếc chén nhỏ.

Tổ của chúng thường được làm tại các cây thấp, trong bụi rậm, tại đồng cỏ… nơi đây có nhiều loại thức ăn và không bị ảnh hưởng bởi các loài động vật khác hay con người.

Mỗi mùa sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ 4 – 7 trứng và sẽ được cả chim bố mẹ thay nhau ấp liên tục. Sau khoảng thời gian từ 15 – 17 ngày thì trứng sẽ nở và chim non sẽ được chim bố mẹ chăm sóc đến khi mọc đủ lông thì bắt đầu tập bay, săn mồi và sống độc lập.

1.5. Tập tinh săn mồi của chim Chàng làng

Dù là một loài chim có kích thước khá nhỏ, nhưng chúng lại là một loài chim săn mồi với tính cách vô cùng tàn bạo và rất dã man. Loài chim này thông thường sẽ không ăn ngay con mồi sau khi bắt được chúng, mà chúng sẽ găm con mồi lên cành cây, que gai nhọn, hàng rào thuỷ tinh, hàng rào thép gai… để cho thịt con mồi lòi ra và chúng sẽ ăn từ trong ra ngoài một cách từ tốn. Ngoài ra, đây cũng như cách dự trữ thức ăn của loài chim này, ăn không hết thì chúng sẽ để dành và ăn tiếp vào ngày hôm sau.

Cách găm con mồi lên cành cây hay một vị trí nào đó của loài chim này thì nhiều người cho rằng chúng làm cho con mồi chết hẳn hoặc giúp cho con mồi không bị cướp mất.

Nhiều người đi săn chim, bẫy chim thường rất ghét loài này, bởi chúng sẽ khiến cho chim mồi sợ hãi, tấn công chim mồi hoặc tấn công chim tự nhiên, khiến chúng sợ hãi mà bay đi.

chim chàng làng ăn gì

2. Chim Chàng làng có nuôi được không? Nuôi thế nào?

Loài chim này có nuôi được không và nuôi như thế nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Thì câu trả lời là chúng có thể nuôi được và nuôi khá dễ, tuy nhiên loài chim này không được ưa chuộng vì chúng không hót hay không qua ngoại hình nổi bật.

Còn nếu như bạn muốn nuôi một chú chim loại này thì có thể tham khảo qua những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây, để từ đó giúp nuôi dưỡng hiệu quả hơn.

2.1. Cách chọn chim

Việc chọn nuôi Chàng làng thường người ta sẽ nuôi chim bổi, chim vừa bẫy được ngoài tự nhiên. Bởi việc bắt được chim non khá khó và hiếm trong môi trường tự nhiên. Bởi một điều nữa là loài chim này ít được ưa chuộng nên cũng không quá có nhiều người đi săn chim non về nuôi và bán.

Vì thế, bạn chỉ cần tìm mối để mua một chú chim bổi về nuôi và bắt đầu huấn luyện cho chim dạn người là được. Nên lựa chọn những chú chim khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lông lượng, không bị xù, sâu… Như vậy việc nuôi dưỡng sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.

2.2. Lồng nuôi

Đây là một loài săn mồi, ăn thịt nên chúng rất khoẻ mạnh nên việc lựa chọn lồng cũng cần được cân nhắc. Bạn nên lựa chọn những chiếc lồng bằng kim loại sẽ ổn nhất. Ngoài ra, kích thước của chúng cũng nhỏ, trung bình nên kích thước lồng nuôi cũng không cần quá to. Kích thước đường kính chỉ từ 40 – 45 cm và cao từ 50 – 60cm là được.

Lồng nuôi cần được trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, que đậu, cóng thức ăn tươi, que đậu và máng chắn phân. Đặc biệt bạn cần trang bị áo trùm lồng, để giúp chim mới về không bị hoảng loạn và làm quen dần với môi trường nuôi nhốt.

2.3. Chim Chàng làng ăn gì?

Là một loài chim săn mồi, nên ngoài tự nhiên thì chúng thường ăn các loài động vật có vú nhỏ, chim nhỏ, côn trùng, sâu bọ… Ngoài ra, loài chim này còn có thể săn rắn, thằn lằn, kỳ nhông khi chúng đói bụng. Bởi loài này hoàn toàn miễn nhiễm với nọc độc từ rắn, ếch hay các loại côn trùng khác.

Còn trong nuôi trường nuôi nhốt thì ngoài thức ăn tươi như côn trùng, sâu bọ, chim nhỏ thì bạn cũng nên cho chúng tập ăn bột.

Bạn có thể tập cho chúng ăn bột bằng cách trộn bột, cám vào thức ăn tươi. Bạn nên băm nhỏ hoặc cắt nhỏ thức ăn tươi, sau đó trộn cám, bột vào. Khi chúng ăn đồ tươi sẽ ăn thêm cám, lâu dần sẽ quen với cám và có thể tự ăn cám khi bạn bỏ trong lồng. Sau này, cám là thức ăn chính của những chú chim bạn nuôi. Ngoài ra, mỗi ngày bạn nên cho chim ăn một ít đồ ăn tươi như cào cào, châu chấu, chim chóc, thịt lợn, thịt gà… để cung cấp khoáng chất, dinh dưỡng cho chim phát triển ổn định hơn.

2.4. Chăm sóc chim Chàng làng

Đây là một loài chim săn mồi nên chúng khá dữ và khó thuần. Vì thế sau khi mua về bạn nên cho chim vào lồng, trùm kín và cung cấp đủ thức ăn, nước uống trong vài ngày. Để chim quen với môi trường mới. Sau khoảng một tuần thì bạn có thể bỏ chim ra và nuôi theo dạng cột chân như nuôi vẹt cũng được. Khi cho ăn, thì bạn nên dùng que để đút cho chim ăn, không đút bằng tay bởi chúng sẽ cắn chảy máu tay bạn đấy.

Ngoài ra, bạn cần giữ nhiệt cho chim khi vào mùa đông, bởi loài chim này chịu lạnh không tốt. Vì vậy cần có giải pháp để giữ ấm cho chim.

Đặc biệt, bạn không nên nuôi loài chim này chung lồng với các loại chim khác như chim sâu, chim chào mào, vành khuyên… vì chúng sẽ ăn thịt những con chim khác khi đói. Cùng với đó là bạn nên vệ sinh lồng chim định kỳ, cho chim tắm mát và tắm nắng thường xuyên để phát triển ổn định.

2.5. Phòng bệnh cho Chàng làng

Để phòng bệnh cho loài chim này thì bạn chỉ cần vệ sinh lồng sạch sẽ, định kỳ. Ngoài ra cần cho chim ăn thức ăn sạch, không bị ôi thiu… như vậy sẽ không ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim. Cùng với đó nên giữ ấm cho chim khi ban đêm hoặc khi mùa đông xuống. Như vậy chim sẽ ít khi gặp các bệnh lý không mong muốn.

chim chàng làng ăn gì

>>> Xem thêm: Chim Cà cưỡng là chim gì?

3. Giá chim Chàng làng là bao nhiêu? Mua ở đâu?

Là một giống chim không được nhiều người ưa chuộng, vì thế trên thị trường mức giá của loài chim này không quá cao. Một chú chim nuôi cành thường có mức giá dao động từ 100.000 – 120.000 vnđ/con. Còn nếu bạn mua nhiều để về làm thịt thì giá sẽ từ 10.000 – 15.000 vnđ/con.

Vì là một giống chim không quá phổ biến nên việc tìm mua chim cũng khá khó khăn. Vậy nên khi có nhu cầu mùa loại chim này, bạn nên đến trực tiếp các trại chim, cửa hàng chim cảnh để tìm mua. Hoặc tìm kiếm những người bán chim lề đường thường sẽ có loài chim này. Hoặc bạn tham gia các diễn đàn chim cảnh trên Facebook để tìm mua chim online.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới loài Chàng làng mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích về loài chim này, cũng như giúp bạn giải đáp được thắc mắc Chim Chàng làng là chim gì? Giá bao nhiêu? Nuôi được không? một cách chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Fb.com/runghoangda.web để được tư vấn cụ thể nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.8 / 5. Tổng lượt vote: 16

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây