Free Porn
xbporn

Chim Chào mào má đỏ giá bao nhiêu? Ăn gì? Nuôi có dễ không?

- Quảng Cáo -

Chim Chào mào má đỏ hiện nay là một giống chim cảnh rất phổ biến và được nhiều người chơi chim yêu thích cũng như lựa chọn để nuôi làm cảnh. Loài chim này ngoài sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật với cái mào cao, má đỏ, đít đỏ thì chúng còn có giọng nhót rất cao và cuốn hút. Và để hiểu rõ hơn về loài Chào mào này, mời các bạn cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau đây. Xin mời!!!

1. Giới thiệu về chim Chào mào má đỏ

Chào mào má đỏ có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một giống chim thuộc bộ chim Sẻ và một giống chim thuộc họ Chào mào. Loài chim này được tìm thấy và mô tả lần đầu tiên vào năm 1758 bởi Carl Linnaeus. Đây có thể được xem là giống chim cảnh được nhiều người yêu thích và được nuôi phổ biến hiện nay.

Chúng ngoài được nuôi làm cảnh, thì còn được nuôi làm chim mồi để để bẫy chim ngoài tự nhiên. Hoặc nuôi để thi đấu, dá rất được ưa chuộng. Loài chim này ở Việt Nam thì tuỳ thuộc vào mỗi vùng miền chúng sẽ được gọi với cái tên khác nhau như: Chim chóp mào, Hoành hoạch mồng, chim đít đỏ, chóp mũ đỏ…

chim chào mào má đỏ

1.1. Ngoại hình của chim Chào mào má đỏ

Khi chúng trưởng thành, thường có kích thước khá nhỏ bé, thon gọn nên chúng thường có kích thước trung bình từ 17 – 23cm kể cả lồng đuôi và nặng từ 60 – 80 gram. Cùng với kích thước khá khiêm tốn, thì những chú chim này còn có những đặc điểm ngoại hình nổi bật như:

  • Phần đầu của chim khá nhỏ, thon dài.
  • Phần mỏ của chim nhọn, hơi quặp và rất cứng.
  • Đôi mắt đen nhánh, tròn và nằm gần đỉnh đầu, mào.
  • Thân chim thuôn dài, chắc chắn và phần bụng thường hơi xệ.
  • Chim có bàn chân nhỏ, thô và có 4 ngón có móng sắc nhọn, điều này giúp cho chim có thể bám vào cây một cách chắc chắn và hiệu quả.
  • Màu lông thường có màu nâu đen ở phần lưng, đầu, thân và đuôi. Ở phần bụng của chim thường có màu trắng đục, nhiều con phần lông này sẽ trắng sáng. Lông phần hậu môn của chim sẽ có màu đỏ nổi bật. Ngoài ra một phần ở bên má của chim cũng sẽ có hai chấm màu đỏ. Đây là lý do mà loài chim này có tên là Chào mào má đỏ.
  • Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật của loài chim này và là dấu hiệu nhất biết ngoài má đỏ thì đó chính là chiếc mào rất cao ở chỏm đầu. Mào này bình thường chúng cũng dựng đứng lên, khi hót, đấu hay đá thì chúng xù lên trông rất máu lửa.

Ngoài tự nhiên thì loài chim này cũng sẽ thay lông định kỳ theo mùa. Từ đó giúp cho bộ lông của chúng luôn mượt mà và nổi bật.

chim chào mào má đỏ

>>> Xem thêm: Chim Thiên đường đuôi phướn

1.2. Môi trường sống của chim Chào mào má đỏ

Loài chim này thường được tìm thấy nhiều ở những khu vực có nhiều cây cối rậm rạp, đặc biệt là những vùng có nhiều cây ăn quả, quả mọng, quả chín. Bởi quả chín chính là một trong những loại thức ăn mà loài chim này ưa thích nhất.

Ở Việt Nam, loài chim Chào mào má đỏ phân bố khắp cả nước và mỗi vùng miền chúng sẽ có một tập tính, giọng hót và ngoại hình khá khác nhau. Tuy nhiên, ở đâu thì chúng cũng có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống, từ đó giúp sinh sản và hình thành bầy đàn lớn.

Thức ăn ngoài tự nhiên của chúng đó là hoa quả chín, quả mọng, các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, bướm, sâu kiến, trứng kiến, giun đất, mối… Chúng có khả năng bám vào thân cây một cách chắc chắn để tìm kiếm thức ăn.

1.3. Mùa sinh sản của Chào mào má đỏ

Ngoài tự nhiên, thì mùa sinh sản của chim Chào mào má đỏ thường bắt đầu vào tháng 8 đến tháng 4 dương lịch hằng năm. Ngoài ra thì cũng có một số cặp chim có thể sinh đến 2 lần trong năm, đây là một điều không quá phổ biến ở loài chim này. Thông thường thì loài chim này sẽ sống theo cặp, một trống một mái trong một bầy nhiều con. Và sau khi giao phối thì chúng sẽ cùng nhau làm tô trên các cây thấp, bụi rậm… tổ của chúng thường làm bằng rễ cây, lá khô hoặc cỏ khô.

Một lần sinh sản chim mái sẽ đẻ từ 2 – 4 trứng, trứng có màu nâu đỏ và có những đốm trắng khá giống trứng cút. Chim mái và chim trống sẽ cùng nhau ấp trứng, trứng sẽ nở sau 2 – 3 tuần ấp. Sau khi nở, thì chim non sẽ được nuôi dưỡng trong tổ từ 18 – 22 ngày, khi đủ lông thì chúng sẽ tập bay theo chim bố mẹ. Và sau khi cứng cáp thì chim non sẽ sống cùng bầy đàn với chim bố mẹ.

Tuổi thọ của loài chim này khá cao, ngoài tự nhiên nếu môi trường thuận lợi thì chúng có thể sống được từ khoảng 10 – 12 năm. Còn trong môi trường nuôi nhốt được chăm sóc kỹ càng, dinh dưỡng đầy đủ thì chúng có thể sống lâu hơn, có thể lên tới 15 năm.

chim chào mào má đỏ

2. Cách phân biệt Chào mào má đỏ trống mái

Việc phân biệt chim trống mái được đánh giá là khó hơn các loài chim cảnh khác rất nhiều. Bởi cả con trống và con mái đều có ngoại hình và giọng hót khá giống nhau. Dưới đây là một số yếu tố giúp bạn có thể phân biệt trống mái của loài chim này một cách chính xác.

2.1. Phân biệt qua ngoại hình

  • Chim Chào mào má đỏ trống: Thường sẽ có thân hình to, dài, đầu to, màu cao và dựng đứng, mặt trông khá hung dữ và rất nhanh nhẹn. Khi đưa vào tay chúng sẽ nhảy tới và đớp vào tay của bạn. Đặc biệt, phần sau gáy của con trống thường có vài cọng lông tơ, như kiểu râu, còn con mái thì không có. Màu sắc của con đực cũng nổi bật và sắc sảo hơn.
  • Chim Chào mào má đỏ mái: Thường thì kích thước nhỏ hơn con trống khá nhiều, có khi chỉ bằng 2/3 hoặc 3/4 con trống. Đầu chim nhỏ, mào khá thấp và không được nhọn. Chân của chim nhỏ, các ngón chân có móng không sắc, chấn khá yếu. Màu sắc cũng nhạt hơn chim trống rất nhiều, mặt hình hơi hiền, không hung dữ và ít khi mổ tay người. Đặc biệt là sau gáy của con mái không có lông tơ.

2.2. Phân biệt qua giọng hót

Việc phân biệt chim trống mái qua giọng thì không phải ai cũng có thể nhận biết được. Phương pháp này thường dành cho những người có kinh nghiệm trong việc nuôi chim chào mào hót. Tuy nhiên có một vài đặc điểm qua giọng hót mà bạn có thể nhận thấy đó là:

Chim trống thường sẽ hót nhiều hơn, giọng dài, nhiều giọng, hay đảo giọng và thường hót lên đến 5-6 âm. Còn chim mái thì cũng siêng hót, nhưng giọng yếu, chỉ đa số là huýt huýt huýt, giọng ngắn, chỉ được 3-4 âm.

Ngoài ra cách phân biệt phổ biến trên thì còn có những cách phân biệt khác như: Qua lông má đỏ, qua chim mồi, qua cách cầm chim…

chim chào mào má đỏ

3. Kinh nghiệm chăm sóc Chào mào má đỏ căng lửa

Việc nuôi một chú chào mào ngoài để làm kiểng, thì nhiều người con nuôi để làm mồi bẫy, đi thi hót, đấu… Vì thế, việc nắm được một số kinh nghiệm cơ bản sẽ giúp quá trình chăm sóc chim hiệu quả hơn. Và bạn cũng có thể tham khảo qua một số kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây.

3.1. Chọn chim

Việc chọn chim là một điều rất quan trọng để quyết định việc nuôi được một chú Chào mào má đỏ đẹp, hót hay hay không. Bạn có thể nuôi chim con hoặc chim bổi đều được. Tuy nhiên nuôi chim con thì dạn người, còn hót hay hay không thì còn hên xui. Còn nuôi chim bổi thì bạn có thể biết được giọng hót, tính cách của chim, tuy nhiên cần nhiều thời gian để huấn luyện chim. Tuy nhiên, khi chọn chim thì bạn cần lưu ý một số đặc điểm như:

  • Chọn những chú chim lanh lợi, hoạt bát, hay hót và nhìn hung dữ.
  • Lựa chọn những chú chim có phần ngực, ức to, rộng.
  • Chọn những chú chim có màu lông sắc nét, màu cao, má và đít đỏ.
  • Chân chim phải to, không bị sần sùi, tróc vảy.

chim chào mào má đỏ

3.2. Lồng nuôi chim

Lồng nuôi chim thì bạn tuỳ ý lựa chọn. Miễn sao lồng chim có không gian thoải mái cho chim bay nhảy mà không bị hư lông là được. Bạn có thể lựa chọn lồng kim loại hoặc lồng mây đều được, kích thước khoảng 40 – 45cm đường kính và cao khoảng 80 – 85cm là phù hợp.

Cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, que cắm trái cây, cây đậu và máng chắn phân cho chim. Ngoài ra bạn cần trang bị thêm áo trùm chuồng khi nuôi chim bổi. Bởi lựa chọn nuôi chim bổi thì cần mất khoảng 3 – 4 tháng chim mới dạn người và quen với môi trường nuôi nhốt.

3.3. Chào mào má đỏ ăn gì?

Thức ăn cho chim Chào mào má đỏ tuỳ thuộc vào loại chim bạn nuôi là chim non hay chim bổi mà có sự thay đổi thức ăn sao cho phù hợp. Nếu là chim non, thì giai đoạn đầu bạn nên cho chim ăn các loại thức ăn tươi như cào cào, châu chấu, sâu chim, trứng kiến… kèm theo cho ăn thêm bột chim trộn với nước. Bạn nên cho chim ăn nhiều bữa một ngày và mỗi lần ăn phù hợp. Ngoài ra cho chim ăn thêm trái cây tươi như bơ, chuối, thanh long… Đến khi chim lớn thì chúng sẽ quen với ăn bột và vẫn bổ sung thêm thức ăn tươi và trái cây để chim có đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất.

Còn nuôi chim bổi, thì bạn phải tập cho chim ăn cám bằng cách trộn cám với trái cây chín như chuối, bơ, đu đủ, dưa hấu, xoài, cam, cà chua… lâu ngày chim sẽ quen với ăn cám. Cùng với đó là vẫn bổ sung cho chim những loại thức ăn tươi như: Cào cào, sâu chim… để cung cấp khoáng chất cho chim.

Bạn có thể tham khảo thêm các loại cám dành cho chào mào tại đây https://c.lazada.vn/t/c.0lB6om

chim chào mào má đỏ

3.4. Tắm cho chim Chào mào má đỏ

Tắm cho chim là một việc giúp chim phát triển một cách tốt nhất, giúp chim loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, lông thừa từ đó hạn chế được các bệnh lý nguy hiểm cho chim.

Khi nuôi chim non thì thời điểm đầu chưa nên cho chim tắm, sau một thời gian khi chim lớn hơn, ổn định hơn mới cho chim tắm mát. Thời điểm thích hợp để tắm cho chim là từ 10h – 12h hằng ngày. Còn tắm nắng thì từ 8h – 9h và mỗi ngày tắm từ 15 – 20 phút là được. Còn đối với nuôi chim bổi, thì thời gian đầu bạn nên phơi chim ở nơi có ánh nắng, lâu dần chim sẽ nóng và tự tìm đến cóng nước để tắm. Khi chim quen thì bạn cho chúng tắm trong một lồng riêng cho thoải mái và nhiều nước hơn.

Ngoài ra, nếu những chú chim không tự tắm thì bạn dùng bình xịt để xịt cho ướt lông chim, rồi đem ra phơi nắng thì chim cũng sẽ tự rỉa sạch lông.

chim chào mào má đỏ

3.5. Chăm sóc chim Chào mào má đỏ

Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, cho chim tắm hằng ngày thì việc chăm sóc cũng rất quan trọng. Bạn cần vệ sinh lồng chim định kỳ, nên loại bỏ phân ở máng cho chim, từ đó giúp tránh tình trạng vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim. Thường xuyên vệ sinh cóng thức ăn và cóng nước uống. Luôn cung cấp nước sạch cho chim. Không nên cho chim ăn dế, vì đây là món ăn không phù hợp với hệ tiêu hoá của chim.

>>> Xem thêm: Chim Hoạ mi

4. Cách ép giọng chào mào má đỏ hiệu quả

Việc luyện giọng cho chim Chào mào là đều rất quan trọng, giúp cho chim hót căng và hay hót hơn. Dưới đây là những cách luyện giọng cho chim mà bạn có thể tham khảo qua:

4.1. Tập lực cho chim

Việc tập lực cho chim sẽ giúp chú chim của bạn có một thể lực tốt nhất. Từ đó có thể thi đấu, thi hót, làm mồi bẫy hiệu quả nhất. Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần nuôi chim trong một cái lồng to và bố trí các cóng nước, cóng thức ăn ở nhiều vị trí xa nhau, nhiều que đậu xa nhau. Từ đó khiến chim phải di chuyển liên tục, từ đó giúp chim linh hoạt hơn, khỏe mạnh hơn.

4.2. Luyện giọng qua video

Việc tập giọng ban đầu sẽ giúp cho chim quen với giọng hót của đồng loại, từ đó định hướng cho chúng giọng hót đặc trưng mà bạn muốn. Bạn nên tải những video có giọng hót của chim chào mào mà bạn muốn chim của mình hót được về. Sau đó mở cho chim nghe mỗi ngày. Cách này sẽ giúp cho mình lắng nghe và hót theo kiểu mà bạn muốn.

4.3. Cách ép giọng chào mào má đỏ với chim chào mào khác

Đây có thể là một phương pháp luyện giọng khá khốc liệt là đòi hỏi chim phải cứng, khoẻ và chắc chim. Lúc này bạn nên đưa chim đến các câu lạc bộ hay hội thi chim chào mào. Nên chọn những chú chim vừa tầm, độ căng và lửa phù hợp với chim bạn và cho đấu. Sau một thời gian thì giọng hót, độ căng, độ lửa của chim bạn sẽ được cải thiện một cách hiệu quả nhất.

chim chào mào má đỏ

5. Chim Chào mào má đỏ giá bao nhiêu?

Hiện nay, mức giá của loài chim này trên thị trường cũng dao động ở nhiều mức khác nhau. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức giá của chim, như là: Giới tính, độ tuổi, giọng hót, độ xung, máu lửa. Dưới đây là một số mức giá của loài chim này mà bạn có thể tham khảo qua:

  • Chim Chào mào má đỏ con có mức giá dao động từ khoảng 120.000 – 200.000 vnđ/con. Chim con được nhiều người ưu tiên lựa chọn, bởi chúng dễ nuôi, dạn người và sau này dễ huấn luyện.
  • Chim Chào mào má đỏ bổi có mức giá dao động từ 300.000 – 1.500.000 vnđ/con. Tuỳ thuộc vào màu sắc, tính cách, khả năng hót và độ sung của chim.
  • Còn đối với những chú chim Chào mào mồi thì mức giá dao động từ 5.000.000 – 8.000.000 vnđ/con.
  • Đặc biệt, có những chú chim bạch tạng thì mức giá có thể lên đến vài chục triệu/con. Tuy nhiên loài này cực kỳ hiếm và được săn lùng một cách ráo riết.

Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin chi tiết liên quan tới loài chim này. Chúng tôi hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về loài chim này, cũng như có thể giải đáp được thắc mắc Chim Chào mào má đỏ giá bao nhiêu? Ăn gì? Nuôi có dễ không? một cách chi tiết và chính xác nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.6 / 5. Tổng lượt vote: 13

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

4 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây