Chim Hoành Hoạch: Đặc điểm, phân loại và cách nuôi

- Quảng Cáo -

Hoành hoạch có lẽ là một cái tên khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên hiện nay đây là một loài chim đang được những người yêu chim săn tìm để nuôi làm cảnh. Và để giúp các bạn biết được Chim Hoành Hoạch là chim gì? Nuôi dễ không? Có những loại nào? thì bài viết sau đây của Rừng Hoang Dã sẽ giải đáp một cách chi tiết và chính xác nhất. Mời các bạn cùng theo dõi.

1. Vài nét về loài chim Hoành Hoạch

Hoành hoạch là một loài chim thuộc họ chào mào (có pháp danh khoa học là Pycnonotidae), chúng có khả năng hót rất hay. Cũng như nhiều loài chào mào khác, thì chim Hoành Hoạch cũng thuộc bộ Sẻ, chúng chủ yếu sống ở vùng châu Phi, nhiệt đới châu Á và ở Việt Nam loài này được tìm thấy khá nhiều tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Nam Bộ.

Ngoài cái tên Hoành Hoạch hay Chào Mào thì loài này còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như Bông lau, Cành cạch…

Vài nét về loài chim Hoành Hoạch

1.1. Ngoại hình của chim Hoành Hoạch

Là một loài chim thuộc họ chào mào, nên loài Hoành Hoạch cũng có kích thước trung bình và khi chúng trưởng thành khi kích thước lớn hơn loài chim sẻ một chút, tuy nhiên lông đuôi của chúng dài hơn khá nhiều và chúng có nhiều màu sắc nổi bật hơn. 

Ngoài tự nhiên, màu sắc của loài chim này khá đa dạng, có thể là màu nâu, xám, đen, trắng hoặc vàng nhạt hoặc là nhiều màu trên cơ thể chúng. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là màu vàng ở vùng lông hậu môn, cánh, cằm, chân còn lại là màu xám nhạt ở cổ, bụng là phần trên lưng. 

Chân của chúng khá dài, với 4 ngón có móng khá sắc nhọn, nhỏ dài sơ với cơ thể, nhọn và có hai lỗ mũi lớn ở phía trên. 

Đầu của chúng khá thon, cổ ngắn, to và không quá tách biệt so với cơ thể (cổ ngắn)

Mắt của chúng đa phần là màu đen, mí mắt mỏng.

Khác với chào mào thì loài này không có má đỏ hay đổi màu khi thời tiết thay đổi.

XEM THÊM: Chim Cắt là chim gì

1.2. Tập tính sinh sản của chim Hoành Hoạch

Bởi vì chúng cùng họ hàng với loài chào mào, nên thời gian sinh sản của Hoành Hoạch cũng giống như chào mào. Mùa sinh sản chủ yếu bắt đầu vào đầu tháng 8 đến tháng 4 dương lịch năm sau. Khi đến mùa sinh sản, con trống thì tiến hành tìm kiếm con mái để kết đôi, chúng sẽ sử dụng giọng hót cùng với điệu nhảy để thu hút con mái. Sau khi được con mái đồng ý, chúng sẽ tiến hành ghép đôi, giao phối và cùng làm tổ.

Tổ của chúng thường được làm trên những cây có chiều cao khá thấp như cây cà phê, bụi rậm… tổ của chúng được đan vô cùng tỉ mỉ từ những loại rễ cây. Kích thước tổ khá nhỏ, đường kính chỉ từ 8-10cm và hình dạng trống như cái chén ăn cơm.

Mỗi lần sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ 3-4 trứng, trứng sẽ nở sau khoảng 15-20 ngày ấp. Sau khi chim non nở ra thì cả chim trống và chim mái sẽ cùng nhau tìm kiếm thức ăn và nuôi con. Chim con sau khoảng 1 tháng sẽ có thể tập bay và tìm kiếm thức ăn với chim bố mẹ.

Tập tính sinh sản của chim Hoành Hoạch

1.3. Chim Hoành Hoạch ăn gì?

Thức ăn chủ yếu của chim Hoành Hoạch là các loại trái cây chín, hoa quả, côn trùng (cào cào, châu chấu, sâu, bướm, trứng kiến…). Tuy nhiên thức ăn yêu thích của chúng vẫn là trái cây chín và mật hoa.

1.4. Hoành Hoạch sống ở đâu?

Như chúng tôi chia sẻ trên, thì loài chim này được tìm thấy với số lượng lớn ở các khu vực thuộc châu Phi và Nam châu Á.

Tại Việt Nam, loài này được tìm thấy tại nhiều khu vực. Tuy nhiên tập trung số lượng lớn tại các khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ cũng như các rừng quốc gia trên toàn quốc.

Đặc biệt, tại Tây Nguyên nơi đây có khí hậu rất tốt và phù hợp cho loài chim này phát triển. Nên cả loài chào mào hay Hoành Hoạch đều có số lượng rất lớn. Tại đây có nguồn nước, khí hậu, môi trường sống rất tốt. Những vườn cà phê bạt ngàn chính là môi trường sống lý tưởng cho loài Hoành Hoạch.

ĐỌC THÊM: chim cà cưỡng ăn gì

1.5. Tuổi thọ của chim Hoành Hoạch

Ngoài tự nhiên, tuổi thọ của loài Hoành Hoạch có thể đạt được khoảng 5-8 năm. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới tuổi thọ của loài chim này.

Tuy nhiên, trong môi trường nuôi nhốt, thì tuổi thọ của chúng có thể cao hơn rất nhiều so với ngoài tự nhiên, có thể lên tới 11 năm nếu được chăm sóc kỹ lưỡng.

2. Phân loại chim Hoành Hoạch

Hiện nay, có khá nhiều loài chim Hoành Hoạch khác nhau ngoài môi trường tự nhiên, chúng có khá nhiều đặc điểm khác nhau. Dưới đây là 6 loài Hoành Hoạch phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo qua:

Phân loại chim Hoành Hoạch

2.1. Chim Hoành Hoạch mồng

Loài này hay còn được gọi là chào mào má đỏ hay chào mào mồng, bởi tên gọi chào mào khá phổ biến rồi nên ít người biết đến đây cũng là một loài Hoành Hoạch. Loài này có ngoại hình khá nổi bật, đặc biệt là chúng được nuôi cảnh rất nhiều. Màu sắc của loài này chủ yếu là màu nâu toàn thân, có màu đỏ hai bên má và vùng hậu môn. Loài này thường được nuôi cảnh để làm mồi hoặc thi hót, đá.

Loài này thường sống ở các vườn trái cây ở miền Đông, Tây Nguyên cũng như các khu vực miền cao của Việt Nam.

2.2. Hoành Hoạch liếu

Loài này không phổ biến như loài Mồng ở trên, giọng hót của chúng cũng không hay cho lắm, nhưng được cái là dễ nghe và nghe lâu lại rất thích. Màu sắc của loài này chủ yếu là màu xám, hậu môn có màu vàng nhạt và không có mào.

Loài này thường có tên gọi khác là chào mào đít vàng, bởi hậu môn của chúng có màu vàng khá đậm, còn toàn thân có màu nâu nhạt và con trống thường lớn hơn con mái. 

Còn con mái thì hậu môn cũng có màu vàng nhưng nhạt hơn khá nhiều.

NÊN ĐỌC: Chim Sơn Ca ăn gì

2.3. Hoành Hoạch thơm

Loài này là có màu sắc nổi bật nhất so với các loài khác và giống với những đặc điểm mà chúng tôi chia sẻ ở trên. 

Chúng thường có màu lông xám, có thêm nhiều sọc vàng kéo dài từ phần đầu xuống lưng, bụng, cằm, hậu môn, đuôi, giót cánh… và màu trắng nhạt thường có ở phần trên của lưng, bụng.

Loài này ngoài sở hữu ngoại hình đẹp, thì chúng cũng có một giọng hót khá hay, cao và giòn.

Hoành Hoạch thơm khá chung thủy, chúng thường sống theo cặp đến suốt đời và không sống theo bầy đàn. Mùa sinh sản của loài này cũng giống với chào mào nhất.

2.4. Hoành Hoạch núi

Chúng còn có tên gọi khác là chào mào núi, bởi vì thế mà màu sắc của loài này khá đậm, màu nâu là chủ yếu và mào của chúng cũng khá cao, tương tự như loài chào mào má đỏ. Thêm một điểm đặc biệt của loài này là đôi mắt long lanh trông giống như những hạt cườm màu trắng.

Giống như Hoành Hoạch thơm thì chúng cũng rất chúng thủy, sống theo cặp trong suốt đời.

2.5. Hoành Hoạch mốc

Loài này có màu sắc khá nổi bật, với lông chủ yếu màu xám trắng, đỏ và má có nhiều sọc trắng trông rất nổi bật.

Thêm vào đó, giọng hót của loài này cũng khá vui tai với giọng dài và cao.

Giống như cái tên của chúng, thì loài này có một mùi thơm khá đặc biệt, thơm rất quyến rũ. Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn của chúng chủ yếu là trái cây chín có mùi thơm.

Loài này sinh sản thường vào tháng 4-5 dương lịch hằng năm, tổ của chúng thường ở trên cây me, cây khế. Chúng thường đẻ từ 2-3 trứng và trứng nở trong khoảng 14-15 ngày ấp. Chim non sẽ mọc đầy đủ lông trong 30 ngày và có thể tập bay trong khoảng 45 ngày. Sau khoảng 4 tháng hơn thì chim non sẽ trưởng thành và nhập đàn với bố mẹ.

XEM THÊM: chim sâu ăn gì

2.6. Hoành Hoạch lá ủ

Loài này có màu sắc khá đẹp, với màu lông chủ yếu là màu vàng nghệ khô, trên đỉnh đầu có đốm đỏ và hai bên má có sọc trắng nổi bật.

Thức ăn yêu thích của loài này là trái cây chín, sâu bọ, kiến cánh…

Loài này có khả năng ngụy trang tổ của chúng rất khéo, nhìn vào bạn chỉ tưởng đó là một chùm lá khô. 

Loài này có tiếng hót khá vui tai nhưng không được hay, lúy, cao như chào mào. Và ở những con chim trống thường có màu sắc nổi bật hơn chim mái.

3. Kỹ thuật nuôi chim Hoành Hoạch hiệu quả

Với những chia sẻ của chúng tôi sau đây, ít nhiều sẽ giúp bạn biết thêm những kinh nghiệm, kỹ thuật trong quá trình nuôi dưỡng một chú Hoành Hoạch nhé. Cụ thể:

3.1. Lồng nuồi

Kích thước của loài Hoành Hoạch khi trưởng thành không quá lớn, chỉ nhỉnh hơn loài chim sẻ một xíu, nên bạn không cần chọn lồng nuôi quá lớn. Tuy nhiên một chiếc lồng đủ rộng sẽ giúp chúng thoải mái hơn trong quá trình bay nhảy. Bạn có thể chọn lồng bằng tre, mây hay kim loại đều được.

Kích thước lồng nên chọn từ cao 60 và đường kính 40cm là được. Trong lồng nuôi bạn nên trang bị đầy đủ máng nước, máng thức ăn, que đâu, que cắm trái cây, máng chăn phân.

XEM THÊM: chim khướu ăn gì

3.2. Thức ăn

Thức ăn chủ yếu của loài này ngoài tự nhiên là trái cây chín, côn trùng, trứng kiến… vì thế khi nuôi nhốt bạn cũng có thể bổ sung thêm cho chúng những loại thức ăn này để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất. Còn thức ăn chính bạn vẫn nên cho chúng ăn thức ăn hạt dành cho chim cảnh.

Những loại trái cây bạn nên cho chúng ăn mỗi ngày như đu đủ, cam, quýt, thanh long, chuối…

Thức ăn

3.3. Tắm cho Hoành Hoạch

Việc tắm cho chim khá quan trọng, điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, bụi bặm bám trên cơ thể, lông của chúng. Bạn nên cho chúng tắm mát khoảng 1 tuần 1 tuần, sau khi tắm khi nên phơi nắng để chim nhanh khô lông. Còn tắm nắng thì vài ngày 1 lần, thời gian tắm nắng bạn nên tắm từ 7-9h sáng khi nắng nhẹ nhàng.

3.4. Chăm sóc Hoành Hoạch

Việc chăm sóc chim khá tốn thời gian trong giai đoạn chim non, lúc này bạn phải dành thời gian cho chúng ăn nhiều lần trong ngày, dọn dẹp phân và giữ ấm cho chúng.

Còn khi nuôi chim trưởng thành, thì bạn cần dùng áo phủ lồng đến tránh tình trạng chim bị nhát khi mới về nhà. Sau một thời gian bạn hé áo phủ lồng dần dần, để chim quen dần với môi trường mới và không bị nhát nữa. Trong quá trình phủ lông bạn cần cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim nhé.

Thêm nữa, nếu bạn muốn cho chim bổi ăn cám, thì bạn nên trộn cám với chuối, trái cây, để khi chim ăn trái cây, sẽ ăn kèm với cám. Sau một thời gian chúng sẽ tự ăn cám mà không cần ăn kèm với trái cây.

XEM THÊM: chim vàng anh

3.5. Tập hót cho Hoành Hoạch

Quá trình tập hót cũng rất quan trọng, bởi nếu nuôi từ nhỏ thì chúng chưa tiếp xúc nhiều với giọng hót của đồng loại. Do đó bạn nên mở những video chim Hoành Hoạch hót, để chúng nghe và tập hót theo. Đây là một cách tập hót vô cùng hiệu quả mà bạn nên thử qua.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đem chim đến nơi có nhiều chim tự nhiên, để chúng tập hót, đối để làm quen và tự tin hơn.

Kỹ thuật nuôi chim Hoành Hoạch hiệu quả

4. Giá chim Hoành Hoạch bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng loài mà có mức giá khác nhau, nếu là Hoành Hoạch thường thì chim con sẽ có mức giá dao động từ 100.000 – 200.000 vnđ/con.

Khi có nhu cầu mua thì bạn nên tìm đến những trại giống hoặc tìm mua của những người hay đi rừng… bởi họ sẽ thường bắt được tổ chim trong tự nhiên.

5. Lời kết

Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài chim Hoành Hoạch. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về loài chim đặc biệt này nhé. Nếu còn thắc mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.5 / 5. Tổng lượt vote: 22

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây