Khướu là một trong những loại chim cảnh đang được rất nhiều người ưa thích, cũng như thường được lựa chọn để nuôi làm cảnh. Thêm nữa là Khướu được đánh giá là loại chim dễ nuôi, hót hay và rất riêng hót. Và nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hơn về chim Khướu thì mời các bạn cùng Runghoangda.com tìm hiểu qua bài viết sau đây. Xin mời!!!
1. Tìm hiểu chim Khướu là chim gì?
Khướu có tên khoa học là Timaliidae, đây là một họ chim lớn của phần lớn các loại chim thuộc họ chim Sẻ ở Cựu thế giới. Tuy nhiên, thì kích thước, màu sắc hay chủng loại của Khướu sẽ có sự thay đổi và khác nhau phụ thuộc nhiều vào khu vực sinh sống của chim.
Loài Khướu sở hữu một giọng hót vô cùng cuốn hút và rất thư giãn, chúng khiến cho những người yêu chim mê mẩn cả ngày và chỉ ngồi nghe chim hót họ sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái. Giọng hót của chúng được đánh giá rất cao và hiện nay có ít loài chim có thể sánh ngang được.
>>> Xem thêm: Chim Hồng Tước
1.1. Nguồn gốc của chim Khướu
Khướu được tìm thấy với số lượng lớn ở những khu vực nhiệt đới và nhiều nhất là ở khu vực Đông Nam Á. Còn về nguồn gốc chính xác của Khướu thì qua những gì chúng tôi tìm hiểu được, thì không có một thông tin nào cụ thể nào liên quan tới nguồn gốc của loài chim này, chỉ biết là chúng đã xuất hiện trên thế giới cũng như ở nước ta từ rất lâu.
Ở nước ta, thì loài chim này đã được tìm thấy tại hầu hết các khu vực như Bắc, Trung, Nam cách đây hơn 100 năm. Trãi qua nhiều giai đoạn, nhiều năm phát triển, tiến hoá thì chúng đã hoàn thiện cả về giọng hót lẫn ngoại hình như hiện nay.
1.2. Đặc điểm ngoại hình của chim Khướu
Được đánh giá là một loại chim có kích thước ngoại hình nổi bật nhất trong số những loại chim thuộc họ Sẻ. Tuy nhiên đối với các loại chim khác thì kích thước của Khướu cũng không quá nổi trội. Chúng sở hữu một cái đầu nhỏ, mỏ thon, thân mình và đuôi khá dài, bộ lông mềm mượt. Cùng với đó là đôi chân cao ráo, chắc khoẻ giúp cho chúng di chuyển một cách nhanh nhẹn trên mặt đất.
Màu sắc của loài Khướu phụ thuộc khá nhiều vào môi trường sống của chúng. Thường màu của chúng khá tối, có thể là màu nâu, màu đen nhạt toàn thân. Thông thường có một số loài Khướu thường có một nhúm lông màu trắng ở phần má, phía dưới mắt trông khá nổi bật. Nhiều loài Khướu thường có mào khá cao trên đầu, từ đó trông chúng mạnh mẽ hơn.
1.3. Tập tính của chim Khướu
Loài Khướu thường sống tập trung theo từng bầy đàn với số lượng cá thể ít và thường chúng sẽ lựa chọn một cái cây có tán rộng, cao để làm nơi trú ngụ. Ngoài ra loài Khướu cũng được tìm thấy với số lượng lớn tại các bụi rậm gần nguồn nước, từ đó giúp chúng dễ tìm thấy nước và thức ăn.
Nếu trong môi trường nuôi nhốt bạn có thể nuôi Khướu theo kiểu thả tự do. Trong những thời gian đầu thì bạn nên tập cho chim quen với môi trường nuôi nhốt. Sau này khi chim quen dần thì có thể thả cho chim bay ra bay vào. Tuy nhiên cần phải kiểm soát chim bằng cách cho thức ăn và nước uống đầy đủ trong lồng, để chim nhớ và bay về.
1.4. Chim Khướu sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của chim Khướu thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch hằng năm. Đến mùa sinh sản, chim trống, mái sẽ tiến hành ghép cặp và giao phối. Sau đó cả hai con sẽ cùng nhau làm tổ và đẻ trứng. Mỗi lần sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 3 – 4 trứng. Con mái sẽ có nhiệm vụ ấp trứng liên tục, còn con trống có nhiệm vụ bảo vệ và tìm kiếm thức ăn cho con mái.
Sau khoảng 15 – 16 ngày thì chim non sẽ nở và sẽ được chim bố mẹ chăm sóc trong tổ khoảng 1 tháng thì chim bắt đầu mọc đủ lông và có thể tập bay, nhảy nhót trên cây và săn mồi. Sau khoảng 5 – 6 tháng thì chim non sẽ trưởng thành và bắt đầu bước vào mùa sinh sản đầu tiên.
1.5. Phân loại chim Khướu
Về việc phân loại Khướu thì hiện nay người ta thường dựa vào màu sắc của chim là chủ yếu, bởi hầu hết các loại Khướu đều sở hữu giọng hót khá tương tự nhau. Dưới đây là những cách phân loại Khướu phổ biến qua màu sắc:
+ Loài Khướu Ô hay còn gọi là Khướu Mun thường có màu lông xám đen toàn thân và không có màu lông khác nhau để làm điểm nhấn.
+ Loài Khướu Ô Lờ thường có lông màu đen toàn thân và hai bên má màu bạc là điểm nhấn của loài chim này.
+ Còn đối với loài Khướu Bạc Má thì lồng của chúng có thể là màu đen hoặc màu xanh đen và hai bên má của chúng sẽ có các đốm trắng khá nổi bật.
Ngoài ra, đối với những người chơi chim, có kinh nghiệm lâu năm trong quá trình nuôi chim cảnh, thì họ còn phân Khướu thành hai loại đó là Khướu hót và Khướu đá.
2. Kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi chim Khướu hiệu quả
Để nuôi được một chú Khướu hót hay, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn thì cần phải có nhiều kinh nghiệm và thời gian chăm sóc. Vì vậy dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số kinh nghiệm nuôi, chăm sóc chim hiệu quả nhất. Cụ thể:
2.1. Kinh nghiệm chọn chim Khướu
Việc chọn chim lúc đầu mới bắt đầu nuôi quyết định quá lớn tới kết quả của chú chim sau này. Theo những người yêu chim, nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi chim cảnh thì thường dựa vào yếu tố là giọng hót là chính và việc chọn Khướu cũng tương tự như vậy. Và những yếu tố cần quan tâm khi chọn Khướu ban đầu như:
Giọng hót
Theo những người giàu kinh nghiệm nuôi chim cảnh chia sẻ, chim Khướu thường có hai loại âm đó là m Kim và m Thổ. m Kim thì giọng sẽ cao hơn, xa hơn nhưng sẽ nhỏ hơn, còn m Thổ thì âm trầm hơn nhưng loại to hơn. Nếu bạn thích loại âm nào thì lựa chọn âm đó, còn đối với người nhiều kinh nghiệm sẽ chọn những con âm Thổ lai Kim, như vậy chim sẽ có giọng khó cao hơn, xa hơn và có độ trầm bổng nhất định. Tuy nhiên, khi chọn chim thì những chú chim có giọng hót hay, cao thường được người mua đánh giá cao hơn.
Ngoại hình
Một chú Khướu đẹp thường sở hữu ngoại hình cân đối giữa các bộ phận trên cơ thể như:
+ Phần đầu vừa phải, có mỏ dài, cứng, nhọn và tương đối nhỏ.
+ Mắt của chim nên chọn những chú có mắt màu vàng, mắt hạt lựu và mắt nâu. Đây là những màu mắt của những chú Khướu được đánh giá cao.
+ Nên lựa chọn những chú chim có đuôi dài, to và dày.
+ Đặc biệt, chân phải to, khỏe, chắc, màu đen nháy, đủ móng và không bị bong tróc, tróc vảy.
Thái độ
Thái độ của một chú chim sẽ xác định là chúng có hay hót hay sung, thích đá hay không. Do đó, những người có kinh nghiệm sẽ xác định được thái độ của một chú chim, còn người bình thường thì khá khó để cảm nhận được.
2.2. Lồng nuôi
Chim Khướu có kích thước khá lớn, thì nên lồng nuôi chim bạn cũng nên chọn những chiếc có kích thước lớn, phù hợp có đường kính khoảng 45 – 50cm và cao khoảng 70 – 80cm là được. Lồng có thể chọn lồng tròn hay lồng vuông đều được, tuy nhiên nên chọn lồng được phủ sơn hoặc vecni để phòng tránh nấm mốc có thể gây bệnh cho chim.
Lồng cần được trang bị đầy đủ cóng thức ăn, cóng nước, cây đậu, que cắm trái cây cũng như máng chắn phân cho chim. Nên treo lồng ở nơi thoáng mát, thông gió và tránh xa tầm với của chó, mèo, chuột… Bởi khi chim mới về chúng thường rất nhát, nên gặp người chim sẽ bay loạn xạ, hoảng loạn gây ảnh hưởng tới lông và sức khỏe.
Bởi khi mới bắt chim bổi về, thì mất khoảng gần 4 tháng chim mới dần quen với môi trường sống mới, cũng như những người xung quanh. Và phải gần 6 tháng chim mới thuần phục và dạn người.
2.3. Chim Khướu ăn gì?
Khướu được đánh giá là một loài chim khá dễ nuôi và chúng có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Nếu khi nuôi chim con, thì bạn cần tạo thói quen thức ăn cho chim non, bằng cách đút thức ăn vào mồm cho chúng. Đây cũng là một cách tạo thói quen há mỏ khi đói của chúng.
Thức ăn cho chim non
Khi chim non, thì thức ăn ban đầu của chim bạn nên cho chúng ăn gạo rang bột trộn trứng, loại thức ăn này có thể mua ở cửa hàng chim cảnh hoặc tự làm lấy.
Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị một số thức ăn khác từ các nguyên liệu dễ tìm như: Bột ngô xay nhỏ, bột dinh dưỡng em bé, tép khô xay, trứng gà. Cách làm cũng khá đơn giản:
Bạn cho lửa nhỏ, bỏ chảo lên bếp, sau đó đổ bột ngô lên chảo và rang đến khi vàng và thơm thì đổ ra. Sau đó cho tép khô vào đảo đến khi giòn thì đổ bột vô vào. Sau đó trộn thêm bột em bé vào rồi đảo đều, cuối cùng cho trứng gà vào trộn đều, đánh đều tay để không bị vón cục, không dính vào chảo và bỏ vào lọ cho chim ăn dần.
Đây là món ăn dễ làm và chim rất thích. Ngoài ra các bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thức ăn tươi khác như: Cào cào, thằn lằn, thịt bò nhỏ, cá nhỏ, sâu chim… Cũng như cho chim ăn thêm các loại hoa quả chín như chuối, bơ, táo, cà chua, thanh long…
Thức ăn cho chim trưởng thành
Khi Khướu đã trưởng thành thì bạn vẫn cho ăn các loại thức ăn mà khi chim non ăn. Và bổ sung thêm nhiều thức ăn tươi như cào cào, châu chấu thịt bỏ, dế, gián, thằn lằn… cho chim. Việc cho chim ăn đủ lượng thức ăn sẽ giúp chim nhanh phát triển, hót hay, siêng hót và sung hơn.
2.4. Chăm sóc chim Khướu
Trong tự nhiên loài Khướu rất thích tắm mát, do đó khi nuôi nhốt bạn cũng nên cho chúng tắm mát thường xuyên. Khi nuôi được khoảng 2 tuần thì bạn bắt đầu cho chim tắm mát. Nên chuẩn bị một lồng riêng cho chim tắm, mở 2 cửa cho sát nhau rồi để chim nhảy sang lồng tắm để tắm. Bạn không được dùng tay bắt Khướu rồi vẩy nước cho ướt lông, khi thế sẽ không tốt cho chim.
Ngoài ra, bạn cần tiến hành cho chim tắm nắng thường xuyên, vệ sinh lồng chim, loại bỏ phân chim, vệ sinh cóng thức ăn, cóng nước giúp loại bỏ vi khuẩn, hạn chế tình trạng chim mắc các bệnh lý liên quan.
2.5. Phòng bệnh cho chim Khướu
Khướu là một loài chim có sức khoẻ tốt, ít khi gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình nuôi dưỡng, chim cũng có thể gặp một số bệnh lý liên quan. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách xử lý hiệu quả nhất.
Bệnh ghẻ
Bệnh này thường xuất hiện ở chân, do người nuôi vệ sinh chim không hiệu quả hoặc ít khi vệ sinh cho chim, không cho chim tắm thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn Chorioptes tấn công, khiến chân chim bị tổn thương và không đứng vững được. Cách điều trị hiệu quả đó là sử dụng nước muối sát khuẩn chân cho chim, xịt thêm Frontline mỗi ngày thì chim sẽ nhanh khỏi.
Bệnh rận
Nguyên nhân chủ yếu là do chim không được tắm nắng, tắm mát hoặc không vệ sinh lồng chim. Khiến các loại rận tấn công và bám vào lông chim, khiến lông chim bị ảnh hưởng và gây mất tính thẩm mỹ. Cách xử lý khá đơn giản, bạn cần chi chim tắm nước muối, tắm nắng và dùng Frontline xịt lên người cho chim sẽ giúp loại bỏ rận hiệu quả.
Việc chăm sóc tốt sẽ giúp Khướu tránh được các bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khoẻ lẫn bộ lông của chim.
>>> Xem thêm: Chim Vàng anh
3. Chim Khướu giá bao nhiêu tiền 1 con?
Hiện nay, giá chim Khướu có sự chênh lệch khá lớn giữa độ tuổi, loài chim… thế nên trên thị trường mức giá của loài chim này không giống nhau mà có sự thay đổi đáng kể. Theo chúng tôi tìm hiểu thì mức giá trên thị trường hiện nay như sau:
- Giá chim con, mới ra ràng sẽ có mức giá dao động từ 300.000 – 500.000 vnđ/con.
- Khướu Đầu Bạc sẽ có mức giá dao động từ 500.000 – 1.000.000 vnđ/con.
- Khướu Bạc Má thường có mức giá mắc hơn, dao động từ 1.000.000 – 2.000.0000 vnđ/con.
- Khướu Mun sẽ có mức giá dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 vnđ/con.
- Khướu da bò thì mức giá từ 1.600.000 – 2.000.000 vnđ/con.
Giá Khướu thường sẽ thay đổi phụ thuộc nhiều vào giọng hót, loại Khướu, cũng như ngoại hình của chim. Những con Khướu hót hay, siêng hót, sung thì thường có mức giá cao và được nhiều người săn đón.
4. Mua Khướu ở đâu uy tín?
Tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ… thì bạn có thể dễ dàng tìm mua Khướu tại các cửa hàng chim cảnh hoặc các trại chim. Đến đây ngoài việc lựa chọn được một chú chim ưng ý thì bạn còn được tư vấn cách chăm sóc, thuần dưỡng và luyện chim một cách cụ thể và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, thì bạn cũng có thể lựa chọn những diễn đàn yêu chim trên Facebook, đây là nơi có rất nhiều người rao bán chim mà bạn có thể tham khảo để tìm mua.
Tuy nhiên, khi tìm mua chim bạn cần quan sát chim thật kỹ, nên lựa chọn những chú chim hót hay, khỏe, nhanh nhẹn, lông mượt, chân to khoẻ, không bị bong tróc… như vậy thì quá trình chăm sóc mới đạt được những hiệu quả tốt nhất.
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới loài Khướu mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết được Chim Khướu là chim gì? Ăn gì? Nuôi thế nào? Giá bao nhiêu? một cách chính xác và hiệu quả nhất. Nếu còn thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua FB.com/runghoangda.web để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.