Giống như cái tên thì chim Ngũ sắc sở hữu một bộ lông với rất nhiều màu sắc vô cùng nổi bật và bắt mắt. Ngoài ra, chúng còn có một giọng hót khá cao và được nhiều người yêu chim nuôi cảnh hiện nay. Và nếu bạn muốn biết nhiều hơn về loài chim này, như chim Ngũ giá bao nhiêu? Ăn gì? Sinh sản thế nào? Nuôi dễ không? thì hãy cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Xin mời!!!
1. Giới thiệu về chim Ngũ sắc
Chim Ngũ sắc có tên tiếng Anh là Silver-eared Mesia hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như chim Chim Tương Tư ngũ sắc, chim Tương Tư mỏ đỏ…. Những tên gọi này thường dựa vào hình dáng và màu sắc lông của chim. Chúng là một loài thuộc họ chim Chích và chúng thường rất chung thuỷ vì chỉ sống theo từng cặp đến trọn đời. Vì thế nên chúng mới có thêm tên là chim Tương tư.
Thông thường, loài chim này có tính phân chia lãnh phổ rõ ràng, tuy nhiên một vùng lãnh thổ của một cặp thường khá nhỏ. Tuy nhiên, khi đến mùa sinh sản thì chúng lại tợp với thành từng bầy đàn có số lượng rất lớn để cùng làm tổ, đẻ trứng và ấp. Môi trường sống ưa thích của chúng là các vùng khí hậu mát mẻ, nhiều cây xanh và giàu thức ăn.
>> Xem thêm: Chim Ốc mít
1.1. Ngoại hình của chim Ngũ sắc
Loài chim này có một ngoại hình khá nhỏ, thon tương tự như loài chim sẻ hiện nay. Chúng thường tập trung nhiều ở vùng có khí hậu mát mẻ, nhiều thức ăn. Tuỳ thuộc vào môi trường sống mà màu lông của chúng sẽ thay đổi theo và vì thế chúng thường có nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, giống như cái tên của chúng, thì màu lông trên cơ thể loài chim này thường rất đa dạng và nổi bật.
Theo chúng tôi tìm hiểu, thì màu lông chủ đạo thường là màu vàng và màu đỏ. Sau đó chêm thêm nhiều màu nổi bật khác nhau đen, trắng, nâu, xanh, hồng, xanh lá cây… Mỗi khu vực trên cơ thể chim sẽ có một màu khác biệt. Mỏ của chúng thường có màu đỏ hoặc vàng. Từ đó khiến cho chúng trông vô cùng nổi bật. Bởi vì vẻ đẹp, thân hình thon thả và giọng hót khá hay nên hiện nay loài chim này được rất nhiều người yêu chim săn đón và nuôi làm cảnh.
1.2. Chim Ngũ sắc sống ở đâu?
Hiện nay loài chim này đã được tìm thấy nhiều nơi trên thế giới, môi trường sống thích hợp của chúng là những vùng nhiệt đới ẩm, khí hậu ôn hoà, mát mẻ. Còn ở Việt Nam thì loài chim này được tìm thấy phổ biến ở các vùng phía Trung và Bắc, một số được tìm thấy ở Tây Nguyên và đặc biệt là vùng Đà Lạt.
Thời gian sinh sống ngoài tự nhiên của chúng có thể liên tới hơn 20 năm nếu thời tiết, khí hậu thuận lợi. Kèm theo đó là nguồn thức ăn dồi dào và không có sự xâm phạm từ con người hay thiên tai.
1.3. Chim Ngũ sắc sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 7 dương lịch hằng năm. Thông thường, loài chim này sẽ sống theo từng cặp với mỗi cặp sẽ có một vùng lãnh thổ riêng. Tuy nhiên đến mùa sinh sản thì số lượng loài chim này sẽ tập trung lại một khu vực nhất định để làm tổ và đẻ trứng. Thông thường chúng sẽ lựa chọn làm tổ trong các vách đá hay các hang hốc trên các cây cao. Tổ của chúng sẽ được lót cỏ khô, rễ…
Mỗi lần sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 4 – 6 trứng, trứng thường có màu xanh nhạt rất đặc biệt. Trứng sẽ được chim bố mẹ thay phiên nhau ấp và sẽ nở sau khoảng 14 – 15 ngày. Sau khi nở, chim non sẽ được chim bố mẹ nuôi dưỡng tổ trong khoảng 15 – 20 ngày, sau khi mọc đầy đủ lông thì chúng sẽ bay đi kiếm ăn và sống độc lập.
1.4. Chim Ngũ sắc kêu như thế nào?
Là một giống chim có ngoại hình vô cùng nổi bật và sặc sỡ, ngoài ra chúng còn được những người chơi chim đánh giá cao về giọng hót. Khả năng hót của loài chim này khá cao, có thể luyến láy khiến người nghe cảm thấy thoải mái. Và dưới đây là video chia sẻ giọng hót của chim Ngũ sắc mà bạn có thể thưởng thức.
1.5. Phân biệt chim Ngũ sắc trống mái như thế nào?
Bởi cả con trống và con mái đều sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật và nhiều màu sắc nên khả năng phân biệt cũng khá khó khăn. Việc phân biệt trống mái của loài chim này chắc chỉ những người có kinh nghiệm mới có thể phân biệt chính xác được. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến các bạn một số đặc điểm cơ bản để giúp phân biệt chim trống mái. Cụ thể:
Chim Ngũ sắc trống
Nếu như bạn quan sát thật kỹ thì những con chim trống thường có kích thước cơ thể lớn hơn con mái khá nhiều. Ngoài ra, ở con trống thường có một nhúm lông tơ màu đỏ ở hậu môn mà những con mái thường không có. Đây có lẽ một một điểm phân biệt đặc biệt trống mái của loài chim này. Ngoài ra, việc phân biệt qua giọng hót cũng được sử dụng, tuy nhiên chi những người có kinh nghiệm mới phân biệt qua cách này.
Chim Ngũ sắc mái
Chim mái sẽ có kích thước nhỏ và ngắn hơn con trống nhiều. Thân hình của con mái có xu hướng bầu hơn con trống. Còn về phần màu lồng, thì phần dưới mỏ của con mái thường có màu vàng, còn ở con đực thì là màu đỏ nổi bật. Thêm nữa là con mái không có nhúm lông tơ màu đỏ ở vùng hậu môn. Màu sắc con mái không có màu sắc nổi bật và sắc sảo như con trống. Còn về giọng hót thì con mái thường trầm, yếu và ít luyến láy hơn con trống.
2. Cách nuôi chim Ngũ sắc hót hiệu quả nhất
Để giúp các bạn có thể dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc nuôi, thuần dưỡng chim, thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những cách nuôi, kinh nghiệm chăm sóc loài chim này hiệu quả và hót nhiều.
2.1. Chọn chim
Tuỳ vào mục đích nuôi chim của bạn mà lựa chọn chim ban đầu cho phù hợp. Nếu bạn chơi cảnh thì nên chọn chim có màu sắc nổi bật, sắc nét, còn muốn nuôi chim để thi hót, làm chim mồi thì nên lựa chọn những con xung, hót hay, hay hót… Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những chú chim trống, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, hay hót, màu sắc nổi bật, chân khoẻ, không bị tróc vảy… như vậy thì quá trình nuôi mới đạt được hiệu quả như mong muốn.
2.2. Lồng nuôi chim
Lồng nuôi chim Ngũ sắc không cần quá to, đường kính chỉ từ 35 – 40cm và cao từ 50 – 60cm là được. Bạn có thể lựa chọn lồng kim loại hoặc lồng bằng gỗ, mây đều được. Nếu muốn tăng khả năng thẩm mỹ thì nên chọn những chiếc lồng được thiết kế.
Lồng nuôi chim cần trang bị đầy đủ cóng nước, cóng thức ăn, cây ghim trái cây, máng phân và đặc biệt là áo trùm lồng. Bởi lúc mới thì những chú chim thường rất nhát, sẽ bay lung tung làm hư bộ lông của chim. Do đó, bạn cần dùng áo trùm lồng để chim làm quen với môi trường mới và con người. Sau một thời gian từ 5 – 7 ngày thì dần dần hé áo trùm lồng ra, sau khoảng 2 – 3 tuần thì chim sẽ dạn người.
2.3. Chim Ngũ sắc ăn gì?
Ngoài tự nhiên, thì loài chim Ngũ sắc có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như: Hoa quả chín, quả mọng hay các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, nhện, sâu bọ… Còn trong môi trường nuôi nhốt thì ngoài những loại thức ăn trên thị bạn cũng nên bổ sung cho chúng nhiều loại thức ăn khác như sâu chim, nhộng và các loại bột chuyên dụng cho chim để cung cấp đủ khoáng chất cho chim.
Việc tập cho chim ăn bột cũng khá đơn giản. Đầu tiên bạn cho đầy cào cào vào cóng, sau đó cho thêm bột chim vào trộn đều. Khi chim ăn cào cào sẽ ăn thêm bột, lâu dần chim sẽ ăn cám. Có thể sử dụng trái cây chín để trộn bột cho chim cũng được.
Để giúp chim phát triển ổn định, thì bạn nên cho chim ăn lượng vừa đủ mỗi ngày. Và thức ăn dư của ngày hôm nay nên bỏ đi, ngày mai cho chim ăn thức ăn mới. Như vậy sẽ không gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá của chim. Ngoài ra, bạn cũng cần thay nước sạch thường xuyên cho chim uống. Lâu lâu khoảng 1 – 2 tuần/lần bạn có thể pha một ít mật ong vào nước cho chim, giúp chim thanh giọng và hót hay hơn.
2.4. Chăm sóc chim Ngũ sắc
Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống cho chim, thì bạn cần phải bỏ thời gian ra để chăm sóc chúng, như vậy chim mới phát triển tốt được.
Giữ ấm cho chim
Thông thường khi mùa đông ở các vùng miền Trung, Bắc thời tiết thường rất lạnh, vì thế bạn cần phải có biện pháp giữ ấm cho chim. Bạn nên treo chim ở nơi kín gió, không bị gió lùa, nên đưa lồng chim vào trong nhà. Sử dụng thêm áo trùm lồng cho chim, giúp đảm bảo tốt nhiệt độ trong lồng chim, giúp chim luôn ấm áp để phát triển tốt.
Tắm cho chim
Tắm thì gồm có tắm mát và tắm nắng cho chim. Tắm nắng thì bạn nên tắm mỗi ngày cho chim, tắm từ khoảng 8h – 9h và mỗi ngày tắm từ 20 – 30 phút là được. Còn tắm mát, thì bạn nên tập cho chim tắm trước. Khi mới chim sẽ chưa tự tắm, thế nên bạn chuẩn bị một cóng nước vừa trong lồng, xem đem chim phơi ở nơi nhiều nắng. Khi nhiệt độ cao, chim sẽ thấy nóng và tự nhảy đến cóng nước để tắm, lầu dần chim sẽ quen tắm và bạn cho chim tắm lồng riêng.
Tắm mát thì thường tắm từ 10h – 12h, sau khi tắm thì treo chim ở nơi có nắng để nhanh khô lông. Còn nếu tắm vào mùa đông thì cần phải sấy khô lông cho chim càng nhanh càng tốt.
2.5. Phòng bệnh cho chim
Hiện nay, trong quá trình nuôi dưỡng chim Ngũ sắc có thể gặp một số bệnh lý liên quan như: Ỉa chảy, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh ngoài da, ủ rũ, bọ chét… Để giúp phòng bệnh cho chim, thì bạn cần cho chim tắm mát, tắm nắng đầy đủ. Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, cóng nước, cóng thức ăn để đề phòng bệnh cho chim. Ngoài ra nên cho chim ăn thức ăn sạch, không bị mốc.
>>> Xem thêm: Chim Chào mào má đỏ
3. Chim Ngũ sắc giá bao nhiêu tiền 1 con?
Giá của loài chim này hiện nay là bao nhiêu tiền cũng là một thắc mắc của nhiều người đang quan tâm tới loài chim này hiện nay. Tuy nhiên bạn có thể yên tâm, vì giá của loài chim này hiện nay khá thấp, phần là do số lượng chim khá nhiều, phong phú. Phần vì loài chim này cũng không phải quá hót, nên nhu cầu mua cũng không cao và chim cũng rất dễ kiếm.
- Chim mái thường có mức giá khá rẻ trên thị trường, dao động từ 100.000 – 120.000 vnđ/con.
- Chim trống, có màu sắc sắc nét, nhanh nhẹn, khoẻ, đã ăn cám và hót thì có mức giá dao động từ 250.000 – 350.000 vnđ/con.
- Một số chú chim Ngũ sắc đột biến có thể có mức giá lên đến vài triệu hoặc vài chục triệu/con.
- Còn nếu bạn muốn tìm những chú chim con mới nở được khoảng 1 tuần thì mức giá dao động từ 40.000 – 60.000 vnđ/con. Tuy nhiên loại chim này thì bạn cần phải đến các trại chim, đây may ra mới có chim con.
4. Mua chim Ngũ sắc ở đâu?
Hiện nay, nếu bạn ở các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ thì việc tìm kiếm một chú chim phù hợp là khá dễ dàng. Bởi ở đây thường có rất nhiều cửa hàng chim cảnh cũng như trại chim, thế nên số lượng chim là rất lớn để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo trên các diễn đàn chơi chim trên Faceobook như https://www.facebook.com/groups/166604637975929/ để cùng tham khảo kinh nghiệm nuôi chim cũng như tìm mua những chú chim mà mình yêu thích.
5. Lời kết
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài chim này. Cũng như đã giúp các bạn giải đáp tất cả các thắc mắc như Chim Ngũ sắc giá bao nhiêu? Ăn gì? Sinh sản thế nào? Nuôi dễ không? một cách chi tiết và chính xác nhất. Nếu muốn được tư vấn thêm về loài chim này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua FB.com/runghoangda.web để được giải đáp cụ thể hơn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.