Thanh Tước là một loài chim có ngoại hình vô cùng nổi bật, màu sắc sặc sỡ, cuốn hút, vì thế chúng nhận được sự quan tâm và yêu thích của nhiều người chơi chim. Tuy nhiên, hiện nay loài chim này vẫn khá là bí ẩn và vẫn chưa nhiều người biến đến. Vì thế, bài viết sau Runghoangda.com sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin về loài chim Thanh Tước. Mời các bạn cùng theo dõi!!!
1. Giới thiệu về chim Thanh Tước
Chim Thanh Tước có tên khoa học là Chilorropsio Aukifront, tuy nhiên ở Sài Gòn thì giống chim này lại được gọi là chim Verdin do ở Pháp loài chim này được gọi là Vcrdin à Frontor. Do đó, loài chim này còn có nhiều tên gọi khác nhau, một quốc gia lại có tên khác nhau, nhưng chung quy lại thì chúng là một loài chim có màu sắc sặc sỡ, thon gọn và rất được yêu thích.
Ngoài ra, loài chim này còn được hiểu là loài chim Xanh, thường sống trong vùng rừng sâu, rậm và không thích gần gũi với con người. Tuy nhiên, con người vẫn thường vào rừng sâu để săn bắt loài này về thuần dưỡng và nuôi làm cảnh.
>>> Xem thêm: Vẹt Cockatiel
1.1. Nguồn gốc của chim Thanh Tước
Chim Thanh Tước là một loài chim được tìm thấy lần đầu tiên ở đất nước Ceylan (Tích Lan). Và đến hiện nay thì loài chim này đã quá phổ biến trên toàn thế giới và ở Việt Nam thì chúng được rất nhiều người yêu chim đánh giá cao và nuôi làm cảnh trong nhà.
Ở Việt Nam, loài chim này được tìm thấy phân bố với số lượng lớn ở các tỉnh thành như Vũng Tàu, Đồng Nai, Lâm Đồng, vùng Đông Nam Bộ. Nơi đầy thường có nhiều cây cối, rừng rậm, nhiều cây hoa mật giúp loài chim này có thể sinh sống và phát triển ổn định nhất. .
1.2. Đặc điểm ngoại hình của chim Thanh Tước
Giống như tên gọi của chúng, loài chim này có một bộ lông với màu chủ đạo là xanh lá cây vô cùng nổi bật. Ngoài màu xanh lá cây, thì dưới cằm của chúng thường sẽ có màu đen, còn một phần ít ở đầu cánh sẽ có màu nâu xám. Ngoài ra, vùng lông bên mép của chim thường có màu xanh da trời, xanh dương khiến chúng càng trở nên nổi bật hơn.
Thanh Tước có thân hình khá thon gọn, ngắn tương tự như loài chích chòe, chào mào, hoành hoạch… Một con trưởng thành có thể đạt kích thước từ 10 – 15cm chưa tính chiều dài đuôi. Loài chim này có đầu nhỏ, mỏ dài nhọn giúp chúng hút mật hiệu quả hơn. Dù sở hữu vẻ ngoài khá nổi bật, tuy nhiên loài chim này lại không có giọng hót hay và luyến láy như nhiều loài chim khác. Tuy nhiên, đổi lại chúng lại có khả năng bắt chước giọng hót của chim khác, tiếng kêu của loài khác và đặc biệt chúng rất siêng hót. Chúng có thể hót, kêu gào cả ngày không ngừng nghỉ.
1.3. Tính cách của chim Thanh Tước
Thanh Tước là một loài được đánh giá là vô cùng hung dữ với đồng loại, ngoài tự nhiên chúng thường xuyên xảy ra những cuộc đánh nhau, cắn nhau để tranh giành địa bàn cũng như con mái. Vì thế, trong môi trường nuôi nhốt thì không thể nuôi hai con Thanh Tước cùng một lồng, vì chúng không thể sống hòa thuận với nhau được mà sẽ cắn nhau suốt cả ngày, gây hư lông và giảm chất lượng chim.
Bởi tập tính hung dữ với đồng loại thế nên nhiều người đã dựa vào tập tính này của chúng để bẫy Thanh Tước rất hiệu quả. Chỉ cần sử dụng một con chim mồi, treo lên cây cao nơi có Thanh Tước sinh sống, thì chúng sẽ bay đến để tấn công con chim mồi, như vậy là sẽ bị sập bẫy.
1.4. Chim Thanh Tước sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của chim thanh trước thường bắt đầu từ đầu tháng 10 – 12 dương lịch hằng năm. Bởi đây là thời điểm mà mùa mưa vừa mới kết thúc, trời có nhiều nắng, cây cối xanh tươi và đặc biệt là có rất nhiều thức ăn, giúp chim non nhanh nở, phát triển tốt hơn. Mỗi mùa sinh sản thì con mái sẽ đẻ từ 2 – 4 trứng, tổ của chúng được làm trên những cành cây cao, trong khu rừng rậm. Trứng sẽ được chim bố mẹ ấp liên tục trong khoảng 12 – 15 ngày sẽ nở. Chim non sẽ được chăm sóc trong tổ từ 20 – 25 ngày sẽ bắt đầu tập bay và sống độc lập.
1.5. Tuổi thọ của Thanh Tước
Ngoài tự nhiên, thì Thanh Tước thường có tuổi thọ trung bình từ 8 – 10 năm, chúng có thể sống được 10 – 12 năm nếu môi trường sống thuận lợi, nhiều thức ăn và không ảnh hưởng bởi thiên tai. Còn trong môi trường nuôi nhốt, nếu được chăm sóc tốt thì chúng có thể sống được lâu hơn so với trong môi trường tự nhiên.
2. Cách phân biệt chim Thanh Tước trống, mái chính xác
Để phân biệt chim trống hay mái một cách chính xác nhất, thì thông thường người chơi chim sẽ dựa vào màu lông của chúng. Và dưới đây là những đặc điểm giúp nhận biết chim trống, mái mà bạn có thể tham khảo:
- Chim trống: Toàn thân được bao phủ bởi một màu xanh lá cây vô cùng nổi bật, mượt mà và sắc sảo. Trên đầu chỗ gần mỏ có một chỏm lông màu cam và dưới cằm có một nhúm lông màu đen kèm theo một ít lông màu xanh dương, đây chính là dấu hiệu phân biệt chim giữ chim trống và mái.
- Chim mái: Đối với chim Thanh Tước mái cũng có toàn thân là màu xanh nổi bật, nhưng lại không được mượt mà và sắc sảo lắm. Kèm theo đó là chúng lại không có chỏm lông màu cam ở phần đầu gần mỏ. Ngoài ra, thì thân hình của chim mái cũng nhỏ hơn, ngắn hơn so với chim trống.
Còn phân biệt dựa vào giọng hót thì chỉ dành cho những người có kinh nghiệm chơi chim lâu năm, còn những người mới chơi thì không thể phân biệt chính xác.
3. Kinh nghiệm nuôi chim Thanh Tước hiệu quả
Sau đây, chúng tôi sẻ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm nuôi chim hiệu quả mà bạn có thể tham khảo qua. Từ đó giúp quá trình nuôi chim của mình đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể:
3.1. Cách chọn chim
Thông thường thì đa số việc nuôi chim thường là nuôi chim bổi, chim vừa mới được bẫy từ ngoài tự nhiên về. Bởi vì loại chim này thường có giá rẻ và nhiều người có thể mua được. Do đó, khi lựa chọn thì bạn nên chọn những con chim trống mà mua, dựa vào những đặc điểm phân biệt mà chúng tôi chia sẻ trên để chọn chim trống.
Ngoài ra, nên mua những chú chim nhanh nhẹn, màu sắc nổi bật, sắc nét, hay hót. Đặc biệt là chọn chim có chân mượt, không bị tróc vảy, như vậy khi thuần chim sẽ dễ và chim sẽ khỏe mạnh hơn.
3.2. Lồng nuôi
Thanh Tước có kích thước không quá to, thân hình thon dài nên bạn lựa chọn loại lồng phù hợp là được. Có thể chọn lồng có kích thước từ 40 – 45cm đường kính, 60 – 80cm chiều cao là được. Tùy vào điều kiện mà có thể chọn lồng kim loại hoặc lồng mây đều được.
Tuy nhiên, lồng cần có đầy đủ cóng thức ăn tươi, cóng bột, cóng nước, que đậu, máng chắn phân và áo trùm lồng. Vì nuôi chim bổi nên cần trùm kín lồng, giúp chim quen với môi trường mới và dạn người hơn.
3.3. Chim Thanh Tước ăn gì?
Trong tự nhiên thì loài chim này thường hút mật hoa để làm thức ăn, ngoài ra chúng còn ăn thêm các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, sâu, nhộng, bướm… cùng với đó là các loại trái cây chín. Còn việc nuôi Thanh Tước trong lồng, thì chúng cũng cần được cung cấp các loại thức ăn tương tự ngoài tự nhiên, ngoài ra cần cho chúng ăn thêm các loại cám chuyên dùng cho chim.
Bạn nên cho chúng ăn thêm cám, trái cây như chuối, cam, quýt, bởi và cho chúng uống nước có vị ngọt như mật ong pha loãng hoặc nước đường. Dần dần thì tập cho chúng ăn thêm cám trứng, cám đậu phộng. Ngoài ra, cần cho chim ăn thêm cào cào, châu chấu, sâu chim… để chúng sung và hót nhiều hơn, cũng như giúp lông chim mượt mà hơn. Ngoài ra, nước đường cũng rất quan trọng, nếu không cho chúng uống nước đường, lông chim sẽ bị xơ, hư và thay lông một cách bất thường.
Nước uống cho chim bạn có thể pha theo tỷ lệ là một phần mật ong hoặc đường pha với ba hay 4 phần nước. Bởi nếu cho chúng uống quá ngọt sẽ dễ khiến chim bị say. Ngoài ra bạn có thể trộn chung mật ong, trứng gà, vỏ trứng gfa, nhộng khô, sâu khô và vò thành từng hạt để cho chim ăn. Hoặc cho chim ăn thêm phấn hoa nếu có điều kiện.
3.4. Chăm sóc chim
Kỹ thuật hay cách chăm sóc chim Thanh Tước khá đơn giản, bởi đây là một loài chim khá dễ nuôi. Bởi trong quá trình nuôi, bạn chỉ cần cho chim ăn chuối, cám, uống nước mật ong và phơi nắng là chim sẽ phát triển ổn định. Dưới đây là cách chăm sóc chim hiệu quả:
- Cần vệ sinh lồng nuôi định kỳ một cách sạch sẽ, loại bỏ phân trong lồng nuôi, tiến hành khử khuẩn cho lồng nuôi, vệ sinh cóng nước, cóng thức ăn cho chim, để tránh vi khuẩn phát triển và gây bệnh cho chim.
- Pha nước uống cho chim: Bạn có thể sử dụng mật ong pha với nước với tỷ lệ là 1 – 3,4 không nên pha quá nhiều vì chim dễ bị say mật ong.
- Phơi nắng cho chim: Bạn cần dành ra khoảng từ 20 – 30 phút để phơi nắng cho chim mỗi ngày, nên phun ướt lông chim trước khi phơi nắng.
- Tắm mát: Bạn nên cho chim tắm mát từ 3 lần/tuần và tắm từ 10h – 12h mỗi ngày.
- Khi chim thay lông, bạn nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, để chim được nghỉ dưỡng và bạn nên cung cấp đủ thức ăn và nước uống cho chim.
3.5. Cách thuần chim Thanh Tước bổi
Thanh Tước là một loài chim rất dạn người, tuy nhiên khi mới bắt từ ngoài tự nhiên về thì bạn nên dùng áo trùm kín lồng lại, giúp chúng dần làm quen với môi trường mới. Trong lồng thời điểm đầu thì cần chuẩn bị đầy đủ thức ăn, nước uống cho chim. Thức ăn bao gồm chuối chín, cào cào, châu chấu, sâu chim… và nước là nước mật ong pha nước. Đặc biệt là nước mật ong cần cho chim uống mỗi ngày, thay cho nước lọc. Bởi đây là loại nước ưa thích của chim, giúp chim hót hay hơn.
Sau một thời gian thì bắt đầu tập cho chim ăn cám, bằng cách trộn cám vào chuối, vào côn trùng để chim quen với cám và ăn cám sau một thời gian. Ngoài ra, sau một thời gian nuôi, bạn có thể thả chúng tự do cho chúng bay ra bay vào lồng. Tuy nhiên cần giữ chân chúng bằng nhiều thức ăn ưa thích và nước mật ong trong lồng.
>>> Xem thêm: Chim Sáo hót
4. Giá chim Thanh Tước bao nhiêu tiền?
Thời kỳ đầu giá Thanh Tước rất cao và chỉ những người có tiền mới có thể mua được. Tuy nhiên, khoảng thập niên 70 thì rất ít người đi săn bắt loài chim này ngoài tự nhiên, đến khoảng những năm thập niên 80 thì loài chim này được săn bắt trở lại với số lượng nhiều hơn. Từ đó giá thành loài chim này hạ xuống và nhiều người có thể mua được chim.
Hiện nay, mức giá của một chú Thanh Tước khá thấp và bạn có thể dễ dàng mua được một chú khi có nhu cầu. Theo chúng tôi tìm hiểu thì giá Thanh Tước trên thị trường như sau:
- Thanh Tước bổi mới được bắt từ ngoài tự nhiên, chưa ăn cám sẽ có giá từ 100.000 – 150.000 vnđ/ tùy trống mái.
- Thanh Tước trống đã dạn người, ăn cám thì mức giá dao động từ 200.000 – 400.000 vnđ/con tùy thuộc vào màu sắc và đặc điểm ngoại hình, giọng hót.
- Thanh Tước mái đã dạn người, ăn cám thì mức giá khá thấp, từ 150.000 – 250.000 vnđ/con.
Khi mua chim bạn cần quan sát thật kỹ để phân biệt được chim trống, mái từ đó đưa ra mức giá mua hợp lỳ và phù hợp với chú chim bạn chọn.
5. Mua chim Thanh Tước ở đâu?
Hiện nay ở nước ta loài Thanh Tước được bán với số lượng rất lớn. Bạn dễ dàng tìm mua loài chim này tại các cửa hàng chim cảnh, trại giống, trên các diễn đàn yêu chim và cả ngoài những sạp chim cảnh vỉa hè. Tuy nhiên, mỗi địa chỉ mua bạn lại nhận được sự đảm bảo khác nhau. Ví dụ mua ở cửa hàng, trại chim uy tín bạn sẽ được tư vấn cụ thể và bảo hành cho chim của bạn, có thể đổi chim nếu chim gặp vấn đề khi nuôi không phải do bạn. Còn nếu mua trên diễn đàn hay ngoài vỉa hè thì mua xong là xong, mọi xui rủi bạn sẽ phải chịu. Vì thế, phụ thuộc vào nhu cầu của mình mà lựa chọn một địa chỉ mua chim uy tín, chất lượng nhất nhé.
Như vậy, trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin về loài chim nổi bật này. Từ đó giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức liên quan tới loài chim này, cũng như giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Chim Thanh Tước là chim gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Nuôi thế nào? chi tiết và chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.