Rắn Lục xanh là một trong những loài rắn khá phổ biến ở trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng hiện nay. Loài rắn này phân bố ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết loài rắn này có độc không? Sơ cứu và điều trị rắn cắn thế nào? của Runghoangda.com sau đây để hiểu hơn về độ nguy hiểm của loài rắn này nhé.
1. Giới thiệu qua về rắn Lục xanh
Rắn Lục xanh có tên khoa học là Trimeresurus Stejnegeri, chúng là một loài rắn độc thuộc họ Crotalinae. Chúng được phát hiện và mô tả vào lần đầu tiên vào năm 1925 bởi Karl Patterson Schmidt. Loài rắn này được tìm thấy với số lượng lớn ở khu vực Ấn Độ, Nepal, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam.
Loài rắn này thường sinh sống tại các vùng núi cao với độ cao hơn 2845m so với mực nước biển. Loài rắn này có tập tính săn mồi về đêm và sinh sống trên các tán cây cách mặt đất và đôi khi vẫn ghi nhận chúng sinh sống ở dưới mặt đất. Ngoài ra, tại các vùng núi sâu, thì chúng cũng có thể tìm thấy khi đang nghỉ ngơi, phơi nắng tại các khe thác có nước chảy.
>>> Xem thêm: Rắn cạp nia là rắn gì?
1.1. Đặc điểm ngoại hình của rắn Lục xanh
Tên gọi của loài rắn này bắt nguồn chủ yếu là màu sắc nổi bật nên goài của chúng. Phần thân trên của rắn trãi dài từ đầu đến đuôi được bao phủ bởi một lớp vảy có màu xanh lá cây, còn phần bụng của chúng thường có màu xanh nhạt hơn hoặc xanh pha lẫn với màu vàng nhạt.
Loài rắn lục này có kích thước phần thân với cấu tạo to tròn ở phần bụng và nhỏ dần về hai đầu đuôi và đầu. Ngoài ra, có một dấu hiệu nhận biết khá đặc biệt đó là loài rắn này có cái đầu hình tam giác và được phân biệt rõ ràng giữ đầu và cổ. Phần cổ thường sẽ nhỏ lại và to dần lên từ cổ đến phần giữa thân và nhỏ lại cho đến đuôi.
Loài rắn này có một cặp mắt màu đỏ trông rất hung dữ và nguy hiểm, đôi mắt luôn nhìn về phía trước để tìm kiếm con mồi. Loài rắn này thường sẽ bị mù tạm thời hoặc thị lực giảm xuống mức tối thiểu vào bản ngày hoặc khi bị ánh sáng rọi vào. Con người của chúng sẽ chuyển sang hình olip nhỏ hình thẳng đứng.
1.2. Tập tính săn mồi của rắn Lục xanh
Thời điểm mà loài chúng đi săn mồi là vào ban đêm. Lúc này cặp mắt của chúng vô cùng sáng và tinh tờm. Còn vào ban ngày chúng sẽ ẩn nấp trên các tán cây, bụi rậm bởi lúc nhìn thị lực của chúng sẽ xuống ở mức thấp nhất và hầu như không thấy gì.
Thức ăn của loài rắn này thường là các loài động vật nhỏ như chuột, chim, thằn lằn, ếch, nhái, trứng chim… Ở nước ta loài này được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt ở Tây Nguyên loài rắn này được tìm thấy nhiều trên các bụi cà phê hoặc tiêu. Tuy nhiên, hiện nay do tình trạng phun thuốc trừ sâu để phòng bệnh cho cây công nghiệp nên loài rắn cũng không xuất hiện thường xuyên ở cây cà phê hay bụi tiêu nữa.
1.3. Rắn Lục xanh đẻ trứng hay đẻ con?
Hiện nay số lượng loài rắn đẻ trứng thường chiếm một phần lớn trong tổ số các loài rắn đang sinh sống trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, loài rắn Lục xanh lại thuộc vào nhóm nhỏ là rắn đẻ con. Những loài rắn đẻ con khác như rắn biển, rắn lục mép trắng, rắn bông súng, rắn bù lịch…
Mùa sinh sản của loài Lục xanh cũng phụ thuộc khá nhiều vào môi trường sống, thời tiết. Như loài rắn này thường đẻ con vào mùa mưa, khi mà môi trường ẩm thấp, thức ăn dồi dào. Mỗi lần sinh sản thì rắn cái sẽ để từ 2 – 5 con và rắn con sẽ rời đi ngay sau khi chui ra khỏi bụng mẹ để bắt đầu cuộc sống độc lập.
2. Rắn Lục xanh có ĐỘC không?
Loài rắn này có độc không hay chúng cắn có làm sao không là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay. Và câu trả lời chính xác cho thắc mắc này đó là: Rắn Lục xanh CÓ ĐỘC, chúng loài một loài rắn Độc thuộc họ rắn Hố má.
Nọc độc của chúng chứa độc tốt Hemotoxin rất mạnh và rất nguy hiểm cho con người yêu không được sơ cứu và điều trị kịp thời. Khi bị loài rắn này cắn, thì nạn nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và nhức ở vết thương. Những cơn đau này sẽ diễn ra trong một thời gian dài nếu không được điều trị.
Khi bị chúng cắn, vết thương nhanh chóng sẽ bị sưng lên, da và cơ địa xung quanh rất có khả năng bị hoại tử nếu nạn nhân không biết cách sơ cứu kịp thời. Kèm theo đó là vị trí thịt xung quanh sẽ bị thâm đen lại, từ đó khiến cho vết thương hiện rõ hơn. Tình trạng vết thương có nguy hiểm hay không, có to, có lở loét nhiều hay không là phụ thuộc nhiều vào lượng nọc độc mà rắn bơm vào khi cắn cũng như độ sâu của răng nanh.
Theo các nhà khoa học xác định, thì hiện nay trên thế giới những ca tử vong do loài rắn này cắn thường ở mức rất thấp, du cho nọc độc của loài rắn này rất mạnh và nguy hiểm tới con người. Bởi hiện nay, đã có những loại huyết thanh hữu hiệu và đặc trị cho nọc độc của nhiều loại rắn, cũng như loài rắn này trong khoảng 4 giờ sau khi bị cắn. Thế nên nạn nhân thường được điều trị một cách kịp thời và không nguy hiểm tới tính mạng.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo: Nếu như không may bị chúng cắn, thì các bạn không nên garo hay rạch vết thương để hút nọc độc ra ngoài, như vậy sẽ khiến cho vết thương lở loét mạnh và dễ bị hoại tử hơn. Mà lúc này các bạn cần vệ sinh sạch sẽ vết thương, loại bỏ nọc độc dính ở bên ngoài và di chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Lúc này nạn nhân sẽ được bác sĩ sở cứu và điều trị hiệu quả nhất.
3. Rắn Lục xanh cắn có sao không?
Rắn Lục xanh là một loài rắn CÓ ĐỘC, nên khi bị chúng cắn nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời thì rất có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm tới tính mạng. Còn nếu được điều trị, sử dụng huyết thanh kịp thời thì sẽ không có gì nguy hiểm. Dưới đây là những tác động của nọc độc của loài rắn này như:
- Nọc độc của loài rắn này sẽ khiến quá trình đông máu bị rối loạn, khiến người bị gặp phải tình trạng đông máu mạch rải rác (DIC). Ngoài ra nọc độc của rắn còn tạo ra các fibrin hoà tan, khiến cho các cục huyết khối nhỏ xuất hiện rải rác trong lòng mạch.
- Cùng với đó, cơ thể phải thực hiện quá trình tiêu fibrin dẫn tới tình trạng tiêu thụ quá nhiều yếu tố đông máu, từ đó gây ra tình trạng xuất huyết và thiếu máu nghiêm trọng.
- Từ đó khiến cơ thể gặp phải vấn đề chảy máu trong các khối cơ lớn, gây hội chứng khoang. Rất nguy hiểm.
Do đó, khi bị chúng cắn thì trước tiên bạn cần vệ sinh sạch vết thương và đến ngay bệnh viện để được bác sĩ hỗ trợ kịp thời.
>>> Xem thêm: Rắn san hô là rắn gì?
4. Sơ cứu và điều trị khi bị rắn Lục xanh cắn như thế nào?
Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những phương pháp giúp sơ cứu và xử lý tình trạng bị loài rắn này cắn hiệu quả. Từ đó giúp quá trình điều trị của bác sĩ diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn. Cụ thể:
4.1. Triệu chứng ban đầu khi bị rắn Lục xanh
Thông thường thì vết rắn cắn thường ở tay hoặc chân. Do đó các triệu chứng như:
Tại vết thương:
- Vết thương xuất hiện 2 dấu răng nhanh cách nhau khoảng 1cm
- Vài phút sau thì vết thương sẽ bị phù nề, sưng nhanh, đau nhức kèm theo chảy máu không tự cầm được
- Sau vài giờ thì phần phù nề từ vết cắn sẽ lan rộng ra khiến cho chi sưng to, đau nhức, tím tái, xuất huyết…
- Cơ thể bị bọng nước, xuất hiện bọng nước…
Toàn thân:
- Chóng mặt, bất an, lo lắng, hồi hộp và tim đập nhanh
- Có thể gặp phải tình trạng sốc do mất máu, tụt huyết áp, toàn thân giảm nhiệt, lơ mơ, thiểu niệu… Hoặc bị sốc phản vệ
- Chảy máu tại chỗ, nơi tiêm hoặc chảy máu chân răng, chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hoá, chảy máu âm đạo…
- Cơ thể bị suy thận cấp…
4.3. Xác định hoàn cảnh bị rắn cắn của nạn nhân
- Bác sĩ sẽ tiến hành xác minh hoàn cảnh bị rắn cắn cả nạn nhân, nhận dạng hình dạng rắn để có thể xác định được loài rắn độc nào.
- Xem xét vết cắn, nhanh độc trên vết thương.
- Xem xét các biểu hiện lâm sàng…. để tiến hành thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
4.3. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm đông máu 20 phút tại giường, lấy máu cho vào ống nghiệm không có chống đông. Sau khoảng 20 phút mà máu vẫn ở dạng lỏng, không đông thì có nghĩa có nọc độc của rắn đã gây ra tình trạng chống đông máu. Và cần sử dụng huyết thanh để kháng nọc độc của rắn Lục xanh.
- Ngoài việc xét nghiệm máu, thì bác sĩ còn thực hiện một số xét nghiệm khác như: Bilan thận, điện tim, khí máu… để xác định và theo dõi thêm các biến chứng nguy hiểm nếu có.
4.4. Điều trị nọc độc của rắn Lục xanh
Nguyên tắc điều trị khi bị loài rắn này cắn đó là sơ cứu chính xác, nhanh chóng và đưa nạn nhân tới bệnh viện, khoa phòng độc, cấp cứu càng nhanh càng tốt. Đối với các bệnh nhân mất máu do không đông máu, chống đông máu và xét nghiệm đông máu 20 phút thì cần sử dụng huyết thanh để kháng độc, truyền máu…
Sau đó, sẽ tiến hành điều trị bằng các bước như sau:
- Trấn an nạn nhân, để họ bình tĩnh, tránh tình trạng tim đập nhanh, máu lưu thông nhanh khiến nọc độc xâm nhập sâu vào cơ thể.
- Tiến hành rửa sạch vết thương, cởi bỏ trang sức, nới rộng áo quần để tránh tình trạng chèn ép gây phù nề.
- Băng ép phí trên vết cắn hoặc garo tĩnh mạch, không garo động mạch.
- Để nạn nhân nằm yên, thả lỏng, bất động tứ chi và không tự ý đi lại.
- Nếu nạn nhân đau nhiều thì cho sử dụng thêm Paracetamol để giảm đau.
Cách bước điều trị rắn Lục xanh cắn tại bệnh viện:
- Sát trùng vết thương, chống uốn ván, kháng sinh dự phòng cho nạn nhân.
- Sử dụng huyết thanh để kháng độc rắn. Sử dụng huyết thanh càng sớm càng tốt.
- Liều lượng sử dụng là từ 5 – 10 lọ cho liều ban đầu. Pha trong 250ml Natriclorua 0.9% truyền trong 60 – 90 phút.
- Nếu sau 2 giờ mà nạn nhân vẫn bị chảy máu và sau 6 giờ tình trạng rối loạn đông máu vẫn diễn ra thì sử dụng thêm liều nhắc lại, dùng khoảng 5 – 10 lọ.
- Nếu người bệnh đáp ứng tốt với huyết thanh thì triệu chứng sẽ giảm dần, đỡ đau ở vết cắn, hết chảy máu tại chỗ thì nên ngừng truyền huyết thanh. Xét nghiệm lại tình trạng đông máu sau 6 giờ và máu trở về bình thường thì ngừng hẳn huyết thanh.
- Truyền khối hồng cầu hoặc máu toàn phần nếu nạn nhân bị mất máu quá nhiều.
- Truyền plasma tươi đông lạnh, khối tiểu cầu, tủa cryo khi được bác sĩ chỉ định.
- Truyền dịch phòng suy thận cấp….
- Theo dõi sức khỏe đề phòng tình trạng sốc phản vệ do huyết thanh hoặc di truyền máu.
Theo dõi nếu sức khỏe nạn nhân ổn định và phục hồi bình thường thì có thể xuất viện sau vài ngày. Và tiếp tục theo dõi sức khoẻ tại nhà.
??? Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không?
4.5. Đề phòng bị rắn Lục xanh
- Để đề phòng tình trạng bị loài rắn này cắn thì bạn cần phát quang bờ rào, bụi rậm quanh nhà. Không nên mắc giàn hoa, dây leo gần nhà… như vậy sẽ tạo điều kiện cho loài chúng vào sinh sống.
- Có thể trồng thêm cây sả hoặc dùng các loại bột đuổi rắn rắc quanh nhà.
- Khi vào rừng, đi làm tại nơi có nhiều bụi cây, cây cối thì nên đội mũ rộng vành, quần áo dài, đi giày, ủng cao và dùng gậy xua đuổi trước khi vào.
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn về loài lục nguy hiểm này. Cũng như giúp các bạn giải đáp thắc mắc Rắn Lục xanh có độc không? Sơ cứu và điều trị rắn cắn thế nào? chi tiết và hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên chỉ mang tính chất tham khảo, khi gặp tình trạng nguy hiểm bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc cấp cứu để được hỗ trợ kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này.