Nếu bạn quan tâm tới loài cá này và muốn biết Cá Ngựa ăn gì? Sống ở đâu? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? thì hãy cùng Runghoangda.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây. Xin mời!!!
1. Giới thiệu về loài Cá Ngựa
Để hiểu rõ hơn cũng như viết thêm nhiều thông tin về loài cá này, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về các khía cạnh liên quan tới loài cá này như: Nguồn gốc, môi trường sống, tuổi thọ, sinh sản… Cụ thể:
1.1. Cá Ngựa là cá gì?
Cá Ngựa hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hải Mã, chúng có tên tiếng Anh là Seahorse, thuộc chi Hippocampus, họ Syngnathidae và có họ hàng với loài cá Chìa vôi. Chúng tôi nói loài cá này và Cá Chìa vôi cùng họ hàng là bởi đây là hai loài cá vô cùng đặc biệt, khi con đực “mang thai” và sinh con.
Loài cá này được xác định là một loài cá thực sự. Bởi chúng có vây ở ngực phía trên gần mang và vây lưng nằm ở phí dưới cơ thể. Ngoài ra, một số khác của loài cá có một phần thân thể trong suốt và rất khó nhìn thấy trong những bức ảnh chụp chúng.
>>> Xem thêm: Cá Ông Tiên
1.2. Cá Ngựa sống ở đâu?
Loài cá này là một loài cá chủ yếu sống ở đại dương, ở vùng nước mặn nhiệt đới và ôn đới trên toàn thế giới. Môi trường sống ưa thích của loài cá này là những vùng có nhiều thảm có biển, cửa sống, rạn san hô, rừng ngập mặn và những nơi có nhiều thức ăn.
Vùng biển có nhiều số lượng loài cá này sinh sống nhất trên thế giới có thể kể đến như vùng biển Thái Bình Dương từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ, Đại Tây Dương, Hippocampus Erectus từ Nova Scotia đến Uruguay… Ngoài ra, ở khu vực biển châu u thì loài cá này thường được tìm thấy ở cửa sông Thames. Cùng với đó là chúng còn được tìm thấy ở vùng biển Địa Trung Hải.
1.3. Đặc điểm ngoại hình của Cá Ngựa
Một con khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 16 – 35cm và có một vài con có thể đạt kích thước lên đến gần 40cm. Sở dĩ loài cá này có tên là như vậy bởi vì phụ thuộc nhiều vào ngoại hình của chúng, với cổ cong, đầu và mõm dài, thân, đuôi cong một cách vô cùng đặc biệt. Loài cá này thường có đầu và có tương tự như đầu và cổ của loài ngựa, bụng phình to và đuôi cong cuộn lại thành nhiều vòng.
Loài cá này không có vảy, lớp da mỏng phủ để trên các tâm xương và tạo thành các vòng tròn nhỏ như vảy các loài cá khác. Ngoài ra, loài này không có xương sườn. Phần xương bao bọc bên ngoài cơ thể chúng sẽ có tác dụng bảo vệ chúng khỏi kẻ thù ngoài tự nhiên. Ở phần ngực của chúng có hai vây to, mở rộng, phần khắc đuôi đầu tiên có thể mở ra khi chúng sống trong môi trường khắc nghiệt.
Loài này khác với nhiều loài cá phổ biến hiện nay, đó là chúng lại có dáng bơi thẳng đứng, chúng sử dụng vây lưng để đẩy có thể về phía trước theo chiều ngang. Vây ngực của chúng nằm ở hai bên đầu và phía sau mắt, được dùng để điều khiển hướng bơi. Loài cá này có khả năng ngụy trang rất giỏi nhờ vào các nhú gai trên lưng cũng như các vết gợn trên cơ thể.
Bởi vì có hình dáng và cấu tạo khác với những loại cá thông thường, thế nên chúng bơi rất kém, tốc độ chậm và vô cùng chậm chậm. Có nhiều loài chỉ có thể bơi với khoảng cách 1.5km/h.
1.4. Tập tính sinh sản của Cá Ngựa
Điều đặc biệt và khác xa so với các loài cá khác, đó là con đực sẽ có nhiệm vụ sinh sản và chúng là một loài cá đẻ con chứ không phải đẻ trứng. Vào mùa sinh sản, thì con cái sẽ gửi trứng của mình vào cái túi của con đực và trứng sẽ được thụ tinh trong túi đó. Sau khoảng 2 tuần thì trứng sẽ nở và được con đực đẩy ra ngoài và sống độc lập. Quá trình sinh sản của loài cá này như sau:
Mang thai
Sau khi con cái gửi trứng vào túi của con đực, thì trứng sẽ được bao quanh bởi một mô xốp, con đực sẽ cung cấp trứng với prolactin, cùng loại với hormone sản sinh sữa ở động vật có vú. Túi sẽ cung cấp oxy và dưỡng chất cho trứng, tạo môi trường thuận lợi cho trứng phát triển. Ngoài ra, túi của con đực còn cung cấp bảo vệ miễn dịch, trao đổi khí, thẩm thẩm cũng như vận chuyển chất thải ra ngoài.
Sau một thời gian thì trứng sẽ nở ra bên trong túi, nước mặn sẽ được điều chỉnh và bơm vào trong, để cá con thích nghi với môi trường nước biển. Thời gian mang thai thường diễn ra trong khoảng 2 – 4 tuần.
Sinh sản
Mỗi lần sinh sản thì loài cá này đẻ khoảng từ 100 – 1000 con. Nhiều loài đẻ ít nhất là 5 con và nhiều nhất là hơn 2500 con. Khi con non đủ cứng cáp và tự có thể sống ở bên ngoài, thì con đực sẽ đẩy con ra ngoài thông qua những cơn co thắt vùng bụng. Loài cá này thường sinh vào ban đêm và sẵn sàng chứa những mẻ trứng tiếp theo vào buổi sáng từ con cái.
Ngoài tự nhiên, thì những con con có tỷ lệ sống sót khá thấp, chỉ từ khoảng 0.5% số lượng cá được sinh ra và sống đến độ tuổi trưởng thành.
1.5. Cá Ngựa ăn gì?
Loài cá này thường sử dụng chiếc mõm dài của mình để kiếm ăn một cách dễ dàng. Bởi chúng không có khả năng bơi lội nhanh chóng, thế nên chúng thường sử dụng cách ẩn mình để săn bắt thức ăn. Đặc biệt, loài cá này không có dạ dày, hệ thống tiêu hoá vô cùng đơn giản vì thế chúng phải kiếm ăn liên tục để duy trì sự sống.
Chúng thường ẩn mình trong những rạn san hô, rong biển, vách đá để chờ các loài sinh vật nhỏ, tôm tép đi qua và dùng cái mõm dài để hút vào trong bụng. Thức ăn chủ yếu của loài cá này bao gồm các loài giáp xác nhỏ trôi trong nước, tôm cá nhỏ… Bởi đây cũng là nguồn thức ăn chủ yếu của loài cá này trong môi trường tự nhiên.
Theo một số nghiên cứu, thì hình thái đặc biệt của loài cá này lại mang đến cho chúng một lợi thế trong quá trình tận cận con mồi của chúng. Chúng sẽ tiến hành tiếp cận đến con mồi một cách gần nhất, sau đó dùng một lực đầy mạnh lên phía trên và nhanh chóng xoay đầu được hỗ trợ bởi các đường gân lớn, giải phóng năng lượng đàn hồi để đưa mõm của chúng tiếp cần gần và nuốt con mồi vào trong. Và dưới đây là ba giai đoạn săn mồi của loài cá này mà bạn có thể tham khảo:
- Giai đoạn chuẩn bị: Chúng sẽ tiếp cận con mồi ở tư thế thẳng đứng, sa đó uốn cong đầu.
- Giải đoạn mở rộng: Chúng sẽ bật tới gần với phía con mồi, dùng mõm dài bắt lấy con mồi bằng cách ngẩng đầu lên, mở rộng khoang miệng và hút con mồi vào trong.
- Giai đoạn phục hồi: Toàn bộ bộ hàm, đầu và bộ máy xương của loài này sẽ trở về vị trí ban đầu.
Tuy nhiên, mỗi môi trường sống khác nhau cũng khiến cho tập tính săn mồi của loài cá này thay đổi khác nhau. Nếu ở vùng hoang dã, lượng thức ăn ít thì chúng sẽ chờ đợi con mồi tìm đến. Còn vùng có thảm thực vật rộng lớn, chúng sẽ phải kiểm tra môi trường và bơi đi kiếm ăn.
2. Các loại Cá Ngựa phổ biến nhất
Theo nghiên cứu thì trên toàn thế giới có rất nhiều loài cá loại này khác nhau, tuy nhiên dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một số loài phổ biến nhất hiện nay:
2.1. Cá Ngựa Gai – Hippocampus Histrix
Đây là một loài có ngoại hình vô cùng hầm hố và khá nổi bật. Toàn thân của loài này có rất nhiều tia mọc ra. Ở phần lưng và ngực có khoảng 18 tia vây, hậu môn có 4 tia. Toàn cơ thể của chúng có 11 vòng xương thân, từ 35 – 36 vòng xương đuôi. Chiều dài thân dài gấp từ 5 – 6 lần chiều dài đầu, đầu dài gấp 2 – 3 lần chiều dài mõm và dài gấp 7 – 8 đường kính mắt.
Loài này thường có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu hồng, vàng, nâu nhạt, đốm… Tuỳ vào điều kiện sinh sống mà chúng sẽ có màu sắc khác nhau và kích thước khác nhau. Tuy nhiên kích thước phổ biến nhất là từ 150 – 200mm.
2.2. Cá Ngựa Trắng – Hippocampus Kelloggi
Khác với loài cá trên thì loài nàylại có nhiều tia vi hơn. Chúng có khoảng 19 tia vi lưng, 4 tia vi hậu môn và 18 tia vi ngực. Vòng xương 11 đột ở thân và 39 – 42 vòng xương ở đuôi. Chiều dài thân dài gấp 5 lần chiều dài đầu, chiều dài đầu dài gấp 2 lần so với chiều dài mõm, gấp 8 – 9 lần đường kính mắt.
Loài này có vệt trắng hình con sâu ở bên thân, kích thước lớn và có thể dài từ 200 – 300mm và có thể dài lên đến 360mm.
2.3. Cá Ngựa Đen – Hippocampus Kuda
Khi trưởng thành, thì loài này có một số đặc điểm nổi bật như: Vi lưng có 17 tia, vi hậu môn có 4 tia và vi ngực có 16 tia. Thân có 11 khoang xương và từ 35 – 36 khoang xương ở đuôi. Chiều dài thân dài gấp 10 lần chiều dài đầu, chiều dài đầu dài gấp 3 lần chiều dài mõm và 5 lần chiều dài đường kính mắt.
Loài cá này có màu đen là đặc trưng, đôi khi nhiều con sẽ có thêm màu vàng hay màu cam chấm trên cơ thể, giúp chúng trông nổi bật hơn.
2.4. Cá Ngựa Chấm – Hippocampus Trimaculatus
Loài này có 20 – 21 tia ở vi lưng, vi hậu môn có 4 tia và vi ngực có khoảng từ 17 – 18 tia. Các đốt xương ở thân có 11 khoang, 40 – 41 khoang xương ở đuôi. Chiều dài thân gấp 1.7 – 2.2 chiều dài đầu, chiều dài đầu gấp 3 lần chiều dài mõn và gấp 4.2 – 5.4 chiều dài đường kính mắt.
Chúng có 3 chấm đen ở phần lưng, trên đốt xương vòng 1, 4 và 7. Loài này thì con đực thường có màu đen còn con cái lại có màu trắng.
3. Tác dụng của Cá Ngựa
Loài cá này được xem là một loại dược phẩm, nguyên liệu điều trị bệnh vô cùng hiệu quả và được nhiều người tin tưởng sử dụng, đặc biệt là ở Việt Nam và Trung Quốc. Theo các nghiên cứu, thì thành phần hoá học có trong cơ thể chúng như: Peptid, Prostaglandin và các loại Protein khác nhau… có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chống hình thành khối u, giải độc, trị liệt dương, xuất tinh sớm, vô sinh hiếm muộn, tái tạo tế bào hồng cầu…
Ngoài ra, hoạt chất Prostaglandin có trong cơ thể chúng còn giúp cơ thể kích thích cơ thể sản xuất hormone Oxytocin, một nội tiết tố tình dục có ở Nam và Nữ. Giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ và gia tăng khoái cảm trong chuyện yêu.
>>> Xem thêm: Cá Hải Hồ
4. Cá Ngựa có nuôi cảnh được không?
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, do đó có nhiều người đã nuôi loài cá này như những loài cá cảnh khác hiện nay trong nhà khá phổ biến. Ngoài ra, loài này còn được nuôi để sinh sản khá rộng rãi trên toàn quốc, đặc biệt là các khu vực có vùng biển rộng lớn.
Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi loài cá này mà bạn có thể tham khảo qua:
4.1. Chọn giống
Việc chọn giống vô cùng quan trọng trong việc nuôi sinh sản cũng như nuôi cảnh. Việc chọn những con cá tốt sẽ quyết định chính tới những đứa con chúng sinh ra như thế nào. Khi chọn cá, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:
- Lựa chọn những con khỏe mạnh, có kích thước vừa phải, đồng đều và không nên chọn những con quá già.
- Có thể lựa chọn theo màu sắc phù hợp với phong thuỷ của mình, vì loài này có rất nhiều màu khác nhau.
- Nên chọn những chú cá không bị tật ở mang, đuôi hay vây.
4.2. Bể nuôi
Môi trường ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển và sinh sản của Cá Ngựa. Vì thế việc tạo một điều kiện phát triển tốt cho loài cá này là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế bể nuôi:
- Bể cá có kích thước lớn sẽ giúp cá phát triển tốt nhất, bạn nên chọn bể cá có kích thước từ 60 – 80cm, thể tích nước từ 90 lít trở lên.
- Trong bể cá nên trang trí nhiều cây thuỷ sinh, tuy nhiên không nên trang trí cây ở tầng mặt, vì loài cá này sống ở tầng giữa và tầng mặt.
- Nước trong bể cần đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 28 độ C, độ cứng nước từ 5 – 19, độ pH từ 6 – 8 là phù hợp.
- Bể cá cần đặt ở nơi thông thoáng, có ánh sáng vừa phải, ngoài ra bạn cần trang bị cho bể cá máy lọc nước công suất trung bình, sục khí vừa phải và bể cần có nắp để tránh cá nhảy ra ngoài.
4.3. Cá Ngựa ăn gì?
Loài này được đánh giá là một loài ăn tạp. Trong môi trường nuôi dưỡng, thức ăn của loài này chủ yếu là từ động vật, thức ăn chủ yếu là giáp xác nhỏ, ấu trùng, côn trùng, trùn chỉ, loăng quăng… Ngoài ra, bạn cũng có thể cho chúng ăn thêm các loại thức ăn dạng hạt cho cá trên thị trường.
Loài này cần phải được ăn thường xuyên, bởi hệ tiêu hoá của chúng khác với loài cá khác hiện nay. Vì thế bạn cần chúng chúng ăn nhiều lần trong ngày và không được bỏ đói vì chúng dễ bị chết đói.
4.4. Phòng bệnh cho Cá Ngựa
Loài cá này ít gặp bệnh tật trong quá trình nuôi dưỡng. Tuy nhiên môi trường sống, cũng như cách chăm sóc đôi khi cũng gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của loài cá này như: Chế độ ăn, nhiệt độ, ánh sáng, môi trường, nước… Dưới đây là một số bệnh mà chúng có thể gặp phải:
- Bệnh nấm: Xuất hiện những đốm phát, lớp màng mỏng dạng sợi trên da. Để điều trị thì bạn cần tắm cho cá trong nước muối hoặc pha thêm muối và nước cho cá bơi.
- Bệnh rung cá: Bệnh này khiến cá không di chuyển được, bệnh khiến cho các chức năng của cá bị rối loạn. Để điều trị bệnh này thì cần đảm bảo môi trường sống của cá luôn sạch sẽ và đảm bảo.
- Bệnh thối vây: Nguyên nhân gây bệnh có thể là do môi trường sống, bị thương, bị cá khác cắn… Khi bị bệnh này bạn cần tham khảo chuyên gia để có thuốc điều trị hiệu quả.
4.5. Lưu ý khi nuôi Cá Ngựa
Khi nuôi loài cá cảnh này, thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không nuôi chung loài cá này với cá Bình Tích, cá Trân Châu, cá Mún, cá Bảy Màu… bởi những loài cá này sẽ bị chúng ăn trứng khi chúng sinh sản.
- Cần vệ sinh sạch sẽ bể cá, giữ nước sạch, cung cấp đủ thức ăn, nguồn oxy, ánh sáng, nhiệt độ, độ pH…
- Khi chúng sắp đẻ, cần tách đôi cá ra một bể riêng để chúng sinh con, cá sẽ đẻ trong khoảng 2 – 3 ngày.
5. Cá Ngựa giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?
Hiện nay, mức giá của loài cá này trên thị trường khá cao, giá thành của chúng phụ thuộc nhiều vào kích thước, theo trọng lượng. Cụ thể:
- Giá Cá Ngựa có kích thước từ 13 – 15cm sẽ có mức giá từ 320.000 – 350.000 vnđ/cặp
- Giá Cá Ngựa có kích thước từ 14 – 17cm sẽ có mức giá dao động từ 1.500.000 – 1.600.000 vnđ/cặp
- Giá Cá Ngựa có kích thước từ 18 – 22cm sẽ có mức giá dao động từ 2.00.000 – 2.200.000 vnđ/cặp.
Mức giá của loài cá này có thể thay đổi tùy thuộc vào thời điểm cũng như chất lượng của cá. Những chú cá ngoài tự nhiên có kích thước lớn luôn có mức giá rất cao và cao hơn rất nhiều so với cá được nuôi dưỡng.
Hiện nay nếu như bạn muốn mua loài cá này để về nuôi cảnh thì có thể đến các cửa hàng cá cảnh hoặc tham khảo trên các diễn đàn trên Facebook để tìm mua cá và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Còn nếu như bạn muốn mua con khô để về làm thuốc, thì nên đến các cửa hàng thuốc nam, chợ kinh doanh rượu thuốc… Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang… thì việc tìm mùa loài cá này chất lượng cao thường dễ dàng hơn. Hoặc hiện nay bạn có thể tìm mua con khô trên các sàn TMĐT như Shopee hay Tiki…
6. Lời kết
Như vậy trên đây Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài cá đặc biệt này, cũng như giúp bạn giải đáp được thắc mắc Cá Ngựa ăn gì? Sống ở đâu? Giá bao nhiêu? Có tác dụng gì? Nuôi được không? một cách chi tiết và hiệu quả nhất. Nếu con thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua fb.com/runghoangda.web để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.