Con Dúi là con gì? Đặc điểm, cách nuôi và giá bán

- Quảng Cáo -

Dúi là loài động vật chế biến được nhiều món ăn ngon ngon, bổ dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Vì vậy, con dúi là con gì? cách nuôi và giá bán của nó hiện nay được nhiều người quan tâm. Bạn đã biết rõ về con dúi chưa, bài viết dưới đây Runghoangda.com sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về loài động vật này.  

Con dúi là con gì 

Con Dúi hay còn có tên gọi khác là con chuột dúi, con nui, chuột nứa, chuột tre,….  và có tên khoa học là Bamboo Rat. Đây là loài động vật họ gặm nhấm thuộc lớp thú.

Hình ảnh con dúi tự nhiên đang đi kiếm ăn vào ban đêm 

Đặc điểm của Dúi

Dúi là loài động vật gặm nhấm, thân hình tròn, bao quanh được phủ một lớp lông dày như lợn rừng. Chúng có bộ răng nanh chắc khỏe, rất thích hợp để đào hang, gặm nhấm thức ăn. Một con dúi trưởng thành có chiều dài từ 25 – 35cm và có trọng lượng trung bình khoảng 0,5kg – 2kg/con. 

Bản tính của dúi rất hung dữ, ăn đêm ngủ ngày. Ban ngày chúng sẽ vào hang sâu để ẩn nấp, còn tối đến thì mò ra kiếm ăn. Thức ăn chủ yếu của dúi là tre, trúc, bương, các loại ngũ cốc như: khoai mì, sắn, ngô,… 

Dúi đẻ rất nhiều, một năm có thể đẻ tới 4 lượt, mỗi lượt khoảng 4 – 6 con. Dúi cái có tập tính sau khi đã giao phối và đến kỳ sinh sản sẽ đuổi dúi đực đi nơi khác, một mình sinh và nuôi con.

Dúi mẹ tới mùa sinh sản

Các loại dúi phổ biến ở nước ta hiện nay 

Con dúi là con gì? thì ở nước ta gồm 4 loại dúi là:  

  • Dúi nâu, 
  • Dúi mốc nhỏ   
  • Dúi má vàng  
  • Dúi mốc lớn.

Kỹ thuật nuôi Dúi sinh sản và thương phẩm

Con dúi là con gì? Kỹ thuật nuôi như thế bạn đã nắm rõ chưa. Bởi vì Dúi là động vật hoang dã nên khi nuôi sinh sản hay thương phẩm bạn đều cần phải có giấy phép chấp nhận của cục Kiểm Lâm tại địa phương mình sinh sống.  

Hướng dẫn cách nuôi dúi sinh sản

Để có thể nuôi dúi sinh sản, đầu tiên bạn cần chọn nơi yên tĩnh cho dúi. Chuồng dúi phải đặt ở vị trí tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. 

Khuyến khích nên xây chuồng sinh sản bằng bê tông cho dúi, ngăn cách thành mỗi ô có kích thước rộng khoảng 50cm, có chiều dài xấp xỉ 1m. Mỗi ô trong chuồng bạn chỉ nên dùng để nuôi một con dúi.

Trong mỗi năm dúi sẽ đẻ 4 lứa, mỗi lứa từ 4-6 con. Sau khi giao phối, dúi cái sẽ mang thai trong vòng 45 ngày, trong thời gian này bạn nhớ chú ý cho dúi bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và đủ khẩu phần ăn mỗi ngày. 

Dúi con sau khi sinh ra sẽ ở cùng với mẹ trong vòng 1 tháng, đến khi dúi con bắt đầu biết ăn thì nên sử dụng tre bánh tẻ cho mềm hơn vì răng dúi con lúc này còn yếu. 

Sau đó, sẽ tách dúi con ra khỏi mẹ, sau khi tách nên ngừng cho ăn một ngày, sau 2 – 3 ngày kiểm tra tình trạng dúi và tiếp tục ghép đôi với dúi đực.

Xem thêm: con cầy là con gì

Kỹ thuật nuôi dúi sinh sản hiện nay 

Hướng dẫn cách nuôi dúi thương phẩm 

Với dúi nuôi dùng cho mục đích thương phẩm lấy thịt, nên nuôi vỗ béo sau thời gian 30 ngày tách chuồng, trong thời gian này đảm bảo dinh dưỡng và định lượng khẩu phần ăn cho chúng.

Khi cho dúi ăn, bạn nên để lượng thức ăn ở mỗi suất bằng nhau để tránh trường hợp dúi cắn xé lẫn nhau tranh giành. Nên cho dúi ăn nhiều thức ăn có độ cứng, gặm nhấm để hạn chế tình trạng răng dài ra dẫn đến thiếu nước và chết.  

  • Dúi từ 1 – 3 tháng tuổi đầu đời: Nên cho ăn khẩu phần gồm 10 – 15 hạt ngô, khoai hoặc sắn chọn củ nhỏ thái lát.  
  • Dúi trong 3 – 5 tháng tuổi tiếp theo: Nên cho ăn với khẩu phần ngô 20-25 hạt, khoai và sắn vẫn nên chọn củ nhỏ rồi thái lát mỏng.
  • Giai đoạn dúi từ 5 tháng tuổi đến khi trưởng thành cho ăn với khẩu phần ngô có từ 25 – 30 hạt, còn khoai hoặc sắn vẫn dùng loại củ nhỏ hoặc vừa, thái lát.

Nắm được kỹ thuật nuôi dúi sinh sản hoặc dúi thịt sẽ giúp bạn thu được hiệu quả ngoài mong đời và năng cao giá trị kinh tế của gia đình nhờ nuôi dúi.

Hướng dẫn cách nuôi dúi thương phẩm lấy thịt 

Vòng đời sinh sản của dúi 

Thời gian sinh sản tự nhiên của một con dúi kéo dài trong khoảng thời gian từ 3 – 5 tháng, mỗi năm chúng có thể đẻ được 4 lứa, mỗi lứa khoảng 4 – 6 con. Dúi mẹ được 5 tháng thì đã có thể sinh sản ra lứa tiếp tục.  

Đến mùa sinh sản, dúi đực sẽ đi tìm dúi cái để giao phối và ở cho đến khi dúi cái sinh con. Sau đó, chúng tách ra sống theo bầy đàn hoặc riêng lẻ một mình. 

Bảng giá dúi bao nhiêu tiền hiện nay trên thị trường 

Con dúi là gì? Giá của chúng bao nhiêu tiền? có lẽ là vấn đề mọi người quan tâm nhiều khi tìm hiểu về loài vật này. Thực tế, sẽ không có một mức giá cụ thể cho dúi. Chúng tôi sẽ liệt kê giá của con dúi theo từng loại khác nhau dưới đây.

Với ưu điểm kỹ thuật nuôi không quá phức tạp, cộng với chi phí bỏ ra khá thấp nên trào lưu nuôi dúi ngày càng được nhiều trang trại hay hộ gia đình lựa chọn. Thịt dúi ngày nay được cung cấp ra thị trường dồi dào hơn trước, nên thực khách không còn xa lạ hay mới mẻ đối với món thịt này.

Giá bán dúi mới nhất hiện nay trên thị trường 

Giá thành của con dúi giống

Với con dúi giống, được chia thành 2 loại dựa vào số cân nặng:  

  • Dúi giống loại 1, cân nặng dưới 0.5kg: có giá bán từ 700.000 – 800.000 VNĐ/cặp
  • Dúi giống loại 2, cân nặng từ 0.5 – 1kg: có giá bán từ 900.000 – 1.000.000 VNĐ/cặp

Giá thành của dúi sinh sản

  • Dúi chuẩn bị sinh sản: có giá bán 900.000đ/cặp
  • Dúi mẹ đang mang thai: có giá bán 1.500.000đ/cặp 
  • Dúi con 3 tháng tuổi: có giá bán 800.000đ/cặp
  • Dúi con từ 4 -5 tháng tuổi: 1.200.000đ/cặp
  • Dúi trưởng thành từ 6 – 8 tháng tuổi: 1.600.000đ/cặp
  • Dúi cặp bố mẹ sinh sản: 1.300.000đ/đôi
  • Dúi đã đẻ được 1 -2 lứa: 1.800.000đ/cặp

Nhìn chung, giá dúi đang ở giai đoạn sinh sản dao động trong khoảng  giá từ 900.000 – 1.800.000 VNĐ/cặp. Giá bán thực tế vẫn còn phụ thuộc vào tuổi đời của dúi. Cao nhất trong tầm giá là cặp dúi đã sinh để được 1-2 lứa, với giá bán 1.800.000 đồng/cặp. Nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn nên chọn dúi giống sẽ rẻ hơn rất nhiều.   

Giá thành của dúi thịt

Giá Dúi thịt trên thị trường hiện được bán với mức khá cao, từ 400.000 – 500.000 đ/kg. Giá cao là thế, nhưng nhiều khi còn trong tình trạng cháy hàng vì độ ưa chuộng của thực khách dành cho món thịt dúi này.  

Tùy thuộc vào từng trang trại nuôi, giá dúi sẽ có mức chênh lệch nhẹ ở mỗi nơi bán khác nhau. 

=> Thịt dúi là món ngon đặc sắc của vùng Tây Bắc, được chế biến thành nhiều món như xào tái lăn, hấp, nấu với rượu mận. Thực tế, hiện dúi trong tự nhiên ngày càng khan hiếm do con người săn bắt tràn lan, mà giá thành cũng ở mức rất cao. Chủ yếu hiện nay món thịt dúi mà thực khách thưởng thức đa số đến từ dúi nuôi thịt. Do đó, khi người bán quảng cáo là dúi rừng tự nhiên, bạn nên kiểm tra kỹ càng phân biệt giữa hai loại, tránh mất tiền oan.

Tổng kết 

Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp những thông tin để giải đáp cho mọi người con dúi là con gì cũng như những kỹ thuật nuôi giá bán hiện nay của loài động vật này. Hy vọng những thông tin trên giúp mọi người hiểu rõ về loài vật này. Nếu có cơ hội hãy thưởng thức ngay món thịt dúi bạn nhé, đảm bảo sẽ rất ngon đấy!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4 / 5. Tổng lượt vote: 5

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây