Free Porn
xbporn

Con mò là con gì? Đặc điểm và cách phòng tránh sốt mò

- Quảng Cáo -

Con mò là con gì? Đây là một sinh vật tiết túc có kích thước nhỏ nhưng mang đến nguy lại cao cho con người bởi bệnh sốt mò của chúng. Mọi người cần biết được những thông tin cơ bản và cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình.  

Con mò là con gì? Đặc điểm như thế nào

Mò là một loại tiết túc có kích thước nhỏ thân màu đỏ cam, nó sống ký sinh trên chó, chuột và đẻ trứng. Chu kỳ vòng đời của một con mò trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng, phát triển thành con trưởng thành. Trong đó, ấu trùng mò chính là trung gian lây nhiễm bệnh sốt mò, ấu trùng mò suốt đời chỉ hút máu vật chủ một lần.

Con mò là gì và có đặc điểm như thế nào? 

Đặc điểm của con mò 

Còn mò là con gì? Đặc điểm như thế nào? Mò thường sinh sống tập trung trong phạm vi đường kính khoảng 3 mét thành ổ gọi là “ổ mò” chứ không phát tán rải rác. Tuy vậy, do điều kiện môi trường như lũ lụt hay do vật chủ bị chích có hoạt động di chuyển thì mò có thể phát tán đi xa đến nơi mới. Tiếp tục ở những nơi có điều kiện thích hợp, chúng lại hình thành nên nhiều ổ mò mới.  

Mò thường phân bố hoạt động theo theo từng khu vực. Ở vùng núi, chúng thường tập trung ở các thung lũng gần nguồn nước ven suối, ở những nơi có vị trí thấp, râm mát và có độ ẩm cao nhiều chuột hoạt động.

Xem thêm: con cầy là con gì

4 giai đoạn sinh trưởng của con mò 

Ở vùng đồng bằng, mò thường ký sinh ở những sân bãi, vườn hoang rậm rạp nhiều cây cối um tùm, ao hồ có nhiều chuột qua lại. Ở vùng ven bờ biển, thường phát hiện ổ mò ở các bãi lầy, bụi cỏ cây rậm ở ven đê hay bị ngập nước và khu vực nhiều chuột.

Loại mò đỏ Leptotrombidium Deliense sinh trưởng quanh năm nhưng phát triển nhất vào mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 8. Những nơi có khí hậu phân hóa thành hai mùa mưa và khô rõ rệt, mò thường sinh sôi nảy nở mạnh vào mùa mưa.

Con mò sinh sản như thế nào? 

Mò trưởng thành sinh sống trong đất, mò đực xuất túi tinh ra ngoài môi trường sau 1-6 ngày sẽ tỏa ra mùi hấp dẫn mò cái đến. Mò cái dùng chân đưa túi tinh vào lỗ sinh dục, sau 1 tuần thụ tinh mò cái đẻ trứng và đẻ liên tục trong nhiều tháng. Ở nhiệt độ từ 23 – 25oC, mò cái có thể đẻ số lương đến 500 trứng; trung bình mỗi ngày đẻ được từ 1 – 3 trứng. Sau từ 1 – 3 tuần, trứng mò nở ra thành ấu trùng.

Mò có tập tính xem xét chọn lọc vật chủ ký sinh, những động vật gặm nhấm, động vật ăn thịt côn trùng là những nơi ký ưa thích của nó. Mò cũng thường ký sinh trên gà, dơi và các loài bò sát. 

Ấu trùng mò Leptotrombidium deliense – vật chủ trung gian truyền bệnh ở Việt Nam rất ưa ký sinh trên loài chuột nhà Rattus flavipectus và những loài chuột khác sống gần con người.

Ấu trùng mò cũng có tập tính chọn lọc vị trí vật chủ ký sinh. Ở chuột, ấu trùng thường ký sinh trong lỗ tai, quanh vú, quanh mắt,.. Ở người, chúng thường ký sinh trong nách, rốn, bẹn… Tóm lại, ấu trùng mò có xu hướng ưa thích những chỗ da mềm, có độ ẩm của vật chủ. Nó cũng ưa thích những vật thể màu đen, vị trí có ánh sáng và khí cacbonic CO2.

Xem thêm: thuồng luồng là con gì

Tổng quan về bệnh sốt mò ở người 

Con mò là con gì? Bệnh sốt mò của chúng có nguy hiểm không? Bệnh sốt mò hay sốt bờ bụi là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi trong ấu trùng mò gây ra. Bệnh sốt mò hiện nay phổ biến ở vùng nông thôn và rừng núi rậm rạp của nhiều nước trên thế giới. hành vi lây bệnh được cho là do hành động tiếp xúc với đất, bụi rậm như làm rẫy, săn bắn, làm vườn, ruộng.

Tìm hiểu về bệnh sốt mò hiện nay ở người 

Ở Việt Nam, bệnh sốt mò dễ bị bỏ sót do các biểu hiện của chúng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác nếu quy trình chuẩn không quan sát kỹ vết loét của bệnh nhân. 

Tác nhân gây bệnh sốt mò 

Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi là tác nhân chính gây nên bệnh sốt mò, được tác giả Hayashi phát hiện lần đầu tiên vào năm 1920 ở Nhật Bản. Chúng có kích thước 600 × 300nm, có hình dáng khác nhau theo điều kiện ký sinh và từng giai đoạn phát triển, chúng có thể có hình như chiếc que ngắn hay dạng cầu trùng đơn độc, xếp đôi, hình sợi, chuỗi ngắn,… Vi khuẩn O. tsutsugamushi sống ký sinh bắt buộc trong tế bào và chúng có thể bị tiêu diệt nhanh nếu nhiệt độ cao, sự khô ráo và thuốc sát trùng.

Nguồn bệnh sốt mò 

Ấu trùng mò chính là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt mò, ấu trùng mò suốt đời chỉ hút máu vật chủ một lần. Con mò trưởng thành không hút máu người hay các động vật khác. Vì vậy, những ấu trùng mò đã hút máu vật chủ chứa mầm bệnh vẫn chưa có khả năng truyền bệnh ngay, mà đến đời sau chúng mới có khả năng truyền.

Các loài gặm nhấm như chuột,.. vẫn chứa khả năng là nguồn lây truyền bệnh thấp, không đáng kể. Bệnh sốt mò không lây truyền từ người qua người. 

Những nguồn bệnh lây nhiễm sốt mò 

Dịch tễ

Việt Nam hiện nay có khí hậu nhiệt đới gió mùa và yếu tố địa lý nhiều rừng rậm, ao hồ rất thuận lợi để truyền nhiễm bệnh sốt mò. Vùng rừng núi nhiều cây cối rậm rạp, vườn tược, hang đá, bờ suối nơi có nhiều loài động vật gặm nhấm ẩn chứa các tác nhân gây bệnh. 

Thời điểm thích hợp để dịch bệnh bộc phát là thời điểm vào tháng 6 – 9 trong năm. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam, sốt mò là nguyên nhân đứng thứ hai trong việc gây nên dịch sốt của lính Mỹ.

Theo thống kê từ một nghiên cứu tại bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), có tổng cộng 251 trường hợp mắc sốt mò trong ba năm từ 2001 – 2003. Chiếm khoảng hơn 3% lý do nhập viện của bệnh nhân. 

Tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh thống kê rằng từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014 có tổng 76 trường hợp bệnh sốt mò. Các trường hợp mắc bệnh phân bố chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ chiếm 35,5%, miền Trung Nam Bộ chiếm 26,3%, miền Đông Nam Bộ chiếm 25% và khu vực Tây Nguyên chiếm 6,6%.

Xem thêm: con dúi là con gì

Các triệu chứng nhận biết của bệnh sốt mò

Bệnh sốt mò là gì? Triệu chứng của nó như thế nào? Vi khuẩn Orientia tsutsugamushi sẽ xâm nhập vào hệ bạch huyết cơ thể người thông qua vết loét trên cơ thể gây nên chứng sưng, viêm hạch tại vết thương. Tiếp tục dẫn đến hiện tượng viêm hạch khắp toàn thân và đồng thời vi khuẩn O. tsutsugamushi sẽ đi theo mạch máu gây nên tình trạng viêm nội mạc mạch máu toàn thân.

Các triệu chứng của sốt mò qua từng giai đoạn 

Kết quả cuối cùng dẫn đến hiện tượng vô cùng nghiêm trọng là viêm nhiễm ở các cơ quan trong cơ thể. Tình trạng tiến triển của bệnh sẽ phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện như: đặc điểm môi trường cư trú, sức đề kháng của bệnh nhân và loại độc tính của chủng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.  

Bệnh sốt mò ở thể thông thường chúng có các triệu chứng theo từng giai đoạn phát triển như sau:  

Giai đoạn ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh này thường kéo dài trung bình trong khoảng từ 9 – 12 ngày. Bệnh sẽ phát tán sớm nhất trong thời gian khoảng 6 ngày và ủ dài nhất trong khoảng 21 ngày.

Giai đoạn khởi phát

Ở giai đoạn khởi phát này, chỗ vùng da bị mò đốt sẽ nổi lên các vết bỏng nước có kích thước như hạt đậu sau một ngày bị đốt. Tuy nhiên, lúc này bệnh nhân vẫn chưa có cảm giác đau, rát hay ngứa nên vẫn chưa biết về sự xuất hiện của sốt mò. Người bệnh chỉ có thể phát hiện ra bệnh khi vết phỏng đã chuyển thành vết loét và xuất hiện triệu chứng mệt mỏi sốt cao, lúc này bệnh đã vào thời kỳ toàn phát. 

Giai đoạn toàn phát

Trong giai đoạn này, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nặng của nhiễm trùng, nhiễm độc như từ 1 đến 2 ngày đầu bệnh nhân có triệu chứng sốt nhẹ, sau đó sốt cao lên đến 40 độ C liên tục hoặc tình trạng sốt cao đột ngột giống với triệu chứng của bệnh sốt rét. Bệnh nhân sốt cao kéo dài trong khoảng 15 – 20 ngày, có thể dai dẳng hoặc sốt từng cơn. Và nếu người bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhiệt độ cơ thể và mạch thường sẽ bị phân ly giống như những biểu hiện của bệnh thương hàn.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải qua những dấu hiệu đau nhức vùng đầu và khóe mắt, cơ thể suy nhược mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt,…   

Nếu không may bệnh nặng, còn xuất hiện các hội chứng nghiệm trong như:  

  • Hội chứng vết loét sưng lên thành hạch và phát ban
  • Các hội chứng liên quan đến tim mạch
  • Các hội chứng về đường hô hấp như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
  • Một số triệu chứng khác xuất hiện những cơ quan khác trong cơ thể như đường tiêu hóa và đường tiết niệu.
Những phương pháp phòng ngừa bệnh sốt mò hữu quả 

Cách phòng bệnh sốt mò 

Sốt mò là một căn bệnh khó nhận biết được qua mắt thường, chúng khởi phát từ những vết cắn của ấu trùng mò. Tuy nhiên, thật may mắn vì nó không lây truyền từ người sang người.

Hiện nay vẫn chưa có Vacxin phòng bệnh sốt mò nên cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh là

  • Dọn dẹp, phát quang môi trường sống thường xuyên
  • Thường xuyên dọn vệ sinh và tiêu diệt côn trùng khu vực ở của mình
  • Không nằm hoặc phơi quần áo tại những nơi có khí hậu ẩm ướt để tránh ấu trùng mò ký sinh vào.

Kết luận 

Bài viết trên Runghoangda.com đã cung cấp đến mọi người thông tin con mò là con gì? cũng như các triệu chứng và cách phòng bệnh sốt mò nguy hiểm. Những kiến thức trên đều được các chuyên gia đưa ra và hy vọng rằng nó có thể trang bị cho mọi người thêm kiến thức về sốt mò cách điều trị.

Nếu cảm thấy bản thân có những biểu hiện sốt, hay nghi ngờ do sốt ve mò, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Lưu ý rằng, không được chủ quan tự chữa bệnh tại nhà mọi người nhé, vì sốt mò nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Có thể bạn quan tâm:

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 2

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây