Cú lợn là một loài chim mang vẻ ngoài vô cùng ma mị và có phần gì đó hơi đáng sợ đối với con người. Và trong bài viết sau đây, Rừng Hoang Dã sẽ chia sẻ đến các bạn toàn bộ thông tin liên quan tới loài chim Cú lợn lưng xám, mời bạn cùng theo dõi để biết rõ hơn về loài chim này nhé.
1. Cú lợn lưng xám là chim gì?
Cú lợn lưng xám hay còn được gọi là Cú lợn trắng, có tên khoa học là Tyto alba là một loài chim thuộc họ Tytonidae. Chúng được xem là loài phân bố rộng nhất của lớp chim T.alba, chúng có mặt hầu hết các khu vực trên thế giới, ngoại trừ vùng cực và sa mạc.
Chúng có mặt hầu hết ở các khu vực trên thế giới, nhưng phân bố nhiều nhất là ở châu Á và đông nhất là ở Indonesia, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Philippines và các đảo ở Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, loài chim này cũng được tìm thấy nhiều ở các thành phố lớn, vùng ven và các khu rừng rậm. Chúng thường được tìm thấy tại các khu nhà bỏ hoang, chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng ở trên những vách tường cao trong nhà.
2. Đặc điểm của chim Cú lợn lưng xám
Loài Cú lợn lưng xám có kích thước khá nhỏ, khi trưởng thành chúng có chiều dài thân khoảng 33 – 40cm, trong đó lông đuôi dài khoảng 11 – 12cm, sải cánh khoảng 27 – 32cm và cái mỏ quặp dài khoảng 2 – 3cm.
Đặc điểm nổi bật của loài chim này chính là khuôn mặt có hình trái tim, với lông màu trắng vô cùng nổi bật, thêm cái mỏ quặp và đôi mắt sâu màu đen khiến chúng càng trở nên ma mị.
Chim Cú lợn lưng xám có cái đầu khá to, cổ cũng to và có khả năng quay vòng 360 độ vô cùng linh hoạt. Lưng và phần trên cánh có lông màu xám nhạt và pha điểm thêm các nốt màu đen, đỏ gạch nổi bật. Phần bụng của chúng thường có màu trắng, lông mọc xuống tới ngón chân. Chân to chắc, dài khoảng 6 – 7cm.
Loài chim này vô cùng nhanh nhẹn, đặc biệt là mắt tinh ranh và tai rất thính. Chúng có thể phát hiện ra con môi hoặc sự nguy hiểm từ rất sớm, để có thể tẩu thoát hoặc lẫn trốn một cách nhanh chóng.
XEM THÊM: chim cuốc
3. Cú lợn lưng xám sinh sản thế nào?
Theo tìm hiểu thì mùa sinh sản của loài chim Cú lợn lưng xám không có định, chúng có thể ghép đôi và sinh sản bất kỳ thời điểm nào trong năm. Thời điểm sinh sản của chúng phụ thuộc khá lớn vào nguồn thức ăn, nếu thức ăn dồi dào, chúng có thể sinh sản 2 lần trong năm. Và hiện nay, số lượng loài gặm nhấm, thức ăn chủ yếu của chúng đang khá bùng nổ, thế nên số lần sinh sản của Cú lợn lưng xám cũng gia tăng. Bởi vì thế mà số lượng của loài chim nên trên thế giới hiện nay cũng gia tăng đáng kể.
Mỗi lần sinh sản, con mái sẽ đẻ từ 4 – 7 trứng, tổ của chúng sẽ được làm trên các bức tường cao của những căn nhà bỏ hoang hay trong các hang động cao. Chúng sẽ sử dụng rơm rạ, cành cây, rễ, lông… để làm tổ. Sau khi đẻ, cả chim trống và chim mái sẽ thay nhau ấp trứng. Chim non sẽ nở sau khoảng 30 – 34 ngày ấp. Chim non sẽ được chăm sóc bởi chim bố mẹ trong thời gian từ 50 – 55 tháng, sau đó chúng sẽ tập bay và sống độc lập. Chim non sẽ bước vào giai đoạn sinh sản khi chúng được khoảng 10 tháng tuổi.
Loài chim Cú lợn lưng xám sẽ quay lại tổ cũ để đẻ trứng thay vì xây một cái tổ mới như nhiều loài chim khác. Tổ cũ sẽ được chúng tân trang lại bằng những vật liệu mới để chắc chắn hơn.
ĐỌC THÊM: chim hải âu
4. Chim Cú lợn lưng xám ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của Cú lợn lưng xám là chuột, chuột đồng và đây được xem là thức ăn chính và yêu thích của loài chim này. Ngoài chuột ra, thì Cú lợn cũng có thể săn thêm các loài động vật gặm nhấm nhỏ khác như sóc hay các loài vật khác nhau thằn lằn, rắn nhỏ, chim nhỏ…
loài Cú lợn là một loài chuyên săn đêm hay hoạt động vào ban đêm. Đặc biệt chúng luôn hành động một cách vô cùng nhẹ nhàng đây là một đặc điểm giúp cho hiệu quả săn mồi của loài chim này luôn rất cao.
NÊN ĐỌC: chim đà điểu
5. Chim Cú lợn lưng xám có phải loài chim báo hiệu cái ch.ết?
Thì câu trả lời cho thắc mắc này là Không phải. Thắc mắc trên chỉ là một nhận định, quan niệm dân gian không có cơ sở. Do tập tính sống ẩn dật và chủ yếu hoạt động vào ban đêm, nên trong một số văn hóa dân gian, chim Cú lợn lưng xám được luôn đi chung với với điềm xấu hoặc là cái chế.t. Tuy nhiên, đây chỉ là quan điểm dân gian và không có cơ sở khoa học để chứng minh rằng loài chim này có liên quan gì đến báo hiệu cái ch.ết.
6. Lời kết
Trên đây là một vài thông tin ngắn mà Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn về loài Cú Lợn lưng xám. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức liên quan tới loài chim Lợn này và cũng biết được chính xác là loài chim này không liên quan tới báo hiệu cái chế.t như quan niệm dân gian hiện nay. Nếu có đóng góp thêm cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.