Rắn San hô là rắn gì? Có độc không? Nguy hiểm thế nào?

- Quảng Cáo -

Được mệnh danh là loài rắn đẹp nhất thế giới hiện nay, tuy nhiên rắn San hô lại được đánh giá là một trong những loài rắn có nọc độc mạnh và vô cùng nguy hiểm. Và để hiểu rõ hơn về loài rắn rắn này, biết thêm về đặc điểm, mùa sinh sản, nhận biết… thì mời các bạn cùng Runghoangda.com tham khảo qua bài viết sau đây. Qua bài viết này, chắc chắn bạn sẽ biết hơn về loài rắn đặc biệt này.

1. Giới thiệu về rắn San hô

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về loài rắn đặc biệt này, thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ toàn bộ những thông tin liên quan như: Nguồn gốc, ngoại hình, tập tính sinh sản… Cụ thể:

1.1. Rắn San hô là rắn gì?

Rắn San hô thuộc họ rắn Hổ bởi vì thế nên chúng có họ hàng gần với những loài rắn hổ có nọc độc vô cùng mạnh và nguy hiểm như: Rắn hổ mang, rắn độc châu Phi, rắn hổ đất, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia… Ngoài việc sở hữu một vẻ đẹp bên ngoài vô cùng nổi bật thế nhưng loài rắn này lại được đánh giá là vô cùng nguy hiểm với lượng nọc độc chúng tiết ra trong mỗi lần tấn công. Đối với con người, nếu bị chúng cắn thì tỷ lệ tử vòng sẽ rất cao, bởi nọc độc của loài rắn này sẽ xâm nhập vào cơ thể một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo thống kê thì trên thế giới số lượng người bị loài rắn này tấn công là rất ít. Nọc độc của loài rắn này thường chỉ được sử dụng trong trường hợp chúng săn mồi. Con mồi sau khi bị cắn sẽ bị hạ gục một cách nhanh chóng và không có cơ hội để trốn thoát.

rắn San hô

>>> Xem thêm: Rắn lục cườm có độc không?

1.2. Nguồn gốc của rắn San hô

Hiện nay, trên toàn thế giới thì loài rắn này được tìm thấy với số lượng khá nhiều loài, lên đến được 81 loài đã được tìm thấy và công bố rộng rãi. Tuy nhiên, số lượng loài rắn San hô được tìm thấy nhiều nhất là ở khu thuộc Nam Mỹ, Bắc Mỹ và các địa phương đồng bằng ven vùng biển từ Bắc Carolina đến Louisiana và tất cả bang Florida.

Ngoài ra, có một số loài rắn này còn được tìm thấy nhiều ở các quốc gia thuộc Đông Nam Á như Indonesia, Brunei, Malaysia, Thái Lan và Myanmar. Chúng thường sinh sống ở độ cao từ 100 – 1000m so với mực nước biển. Và theo chúng tôi tìm hiểu được thì hiện nay loài rắn này chưa được phát hiện ở Việt Nam.

1.3. Đặc điểm ngoại hình của rắn San hô

Hiện nay, có nhiều loài rắn này khác nhau trên thế giới, thế nên mỗi loại sở hữu một ngoại hình với màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, đa số chúng đều có một thân hình thon dài, đầu nhỏ, thân tròn múp. Phần đầu và phần thân được phân biệt rõ ràng thông qua phần cổ. Vảy rắn khá nhỏ và dày, mịn và có nhiều màu sắc khác nhau.

Loài rắn này phổ biến nhất thường có màu các khoang màu đỏ, trắng đen xen kẽ nhau trông rất nổi bật và nhiều màu sắc. Tuy nhiên lại có loài rắn lại có màu xanh ánh biển, đuôi và đầu có màu đỏ. Cũng có những loài thì chủ yếu là các khoang màu đen trắng xen kẽ nhau tương tự như loài rắn cạp nia.

Một con rắn loại này khi trưởng thành có thể đạt chiều dài từ 50 – 80cm, tuy nhiên vẫn có loài những con có thể đạt kích thước lên tới gần 2m như loài rắn san hô xanh. Có một điều vô cùng đặc biệt của loài rắn này đó là đôi mắt vô cùng tinh vi và nhanh nhạy, chúng có khả năng quan sát lên tới hơn 60m giúp cho quá trình săn mồi diễn ra dễ dàng hơn.

rắn San hô

1.4. Tập tính và mùa sinh sản của rắn San hô

Loài rắn này thường sinh sống tại các vùng có độ ẩm cao, nhiều rong rêu, đất mềm ẩm ướt hoặc là dưới đống lá rụng của rừng nhiệt đới. Thông thường, loài rắn này chỉ đi kiếm ăn khi mùa mưa tới hoặc tới mùa sinh sản. Chúng sẽ đi kiếm ăn để có đủ năng lượng để thực hiện giao phối và đẻ trứng.

Ngoài ra, có một điều đặc biệt nữa, dù là một loài rắn cực độc, nhưng chúng lại rất thích sống dưới nước và phần lớn thời gian của chúng sẽ bơi lội dưới nước hoặc ngâm mình trong nước dòng nước chảy. Chúng sẽ thường đi kiếm ăn vào ban đêm khi mùa mưa hoặc mùa sinh sản tới. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại động vật nhỏ như: Ếch, nhái, cá, tô, chim, chuột, trứng… Chúng sẽ sử dụng nọc độc làm con mồi chết đi, sau đó từ từ nuốt chửng và tiêu hoá chúng.

Mùa sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu vào đầu mùa mưa. Bởi đây là thời điểm mà lượng thức ăn vô cùng dồi dào cũng như môi trường sống rất phù hợp với loài rắn này và giúp cho trứng của chung nhanh nở hơn. Đến mùa sinh sản, thì con đực sẽ tìm kiếm con cái, khi được con cái chấp thuận thì chúng sẽ giao phối, con đực sẽ rời đi còn con cái sẽ tìm chỗ và đẻ trứng. Mỗi mùa sinh sản thì con cái sẽ đẻ từ 3 – 5 trứng, con cái sẽ bảo vệ trứng và trứng sẽ nở thành con non sau khoảng 2 – 3 tháng. Sau khi nở thì rắn con sẽ tách ra và tự sống độc lập.

rắn San hô

1.5. Tuổi thọ của rắn San hô

Thông thường thì các loài rắn thường có tuổi thọ khá cao, đặc biệt là nếu môi trường sống thuận lợi, nhiều thức ăn thì loài rắn này có thể sống trung bình từ 7 – 8 năm, có nhiều con có thể sống lên tới 10 – 12 năm. Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của các loài rắn cũng như các loài động vật hoang dã đang bị thu hẹp, với sự xâm chiếm của con người, khiến cho chúng khó khăn hơn trong quá trình sinh tồn và phát triển.

2. Rắn San hô có độc không? Nguy hiểm không?

Rắn San hô được biết đến là một loài rắn CỰC ĐỘC, chúng có họ hàng với những loài rắn độc như: Hổ mang, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia… Đặc biệt, loài rắn này còn có tuyến nọc độc nằm khắp trên cơ thể thế nên chúng là một loài rắn vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loài rắn độc khác, thì chúng thường không có ý định chủ động tấn công con người, mà chúng chỉ tự vệ và tấn công khi cảm thấy nguy hiểm. Những trường hợp bị chúng cắn thì thường là do con người vô tình giẫm vào chúng hoặc sờ phải chúng…

Theo các nhà sinh vật học cho biết: Nọc độc của loài rắn này gây nguy hại và ức chế thần kinh, khi nọc độc truyền vào cơ thể sẽ gây ức chế thần kinh, độc độc tế bào, ngăn đông máu… Khiến cho người bệnh bị tê liệt cục bộ, sau đó sẽ chuyển sang đau cục bộ, chóng mắt, mất phương hướng, hoa mắt, xây xẩm mặt mày, phát ban, khó thở, suy hô hấp, suy tim và dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Có một điều đặc biệt, là không giống như nhiều loài rắn độc khác là khi tấn công, chúng sẽ cố bơm thật nhiều chất độc vào cơ thể đối phương càng nhiều càng tốt. Còn đối với loài rắn nổi bật này thì chúng có khả năng kiểm soát lượng nọc độc bơm vào đối phương sau mỗi lần cắn. Lượng nọc độc mà chúng tiết ra sau mỗi cú cắn có thể dao động từ 2 – 12mg. Điều này giúp cho con người sau khi bị cắn sẽ có những triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Và khả năng gây ra tử vong cũng khác nhau dựa vào lượng nọc độc được rắn tiêm vào, thời gian nguy hiểm có thể là từ 2 – 26h nếu không được sơ cứu và điều trị.

rắn San hô

3. Cách nhận biết vết cắn của rắn San hô và cách xử lý hiệu quả

Việc nhật biết được vết cắn của loài của loài rắn này hay là do một loài rắn khác tân công sẽ giúp cho quá trình sơ cứu, điều trị diễn ra hiệu quả hơn trong trường hợp nạ nhân bị hôn mê hay không thể nhận biết kẻ tân công.

3.1. Cách nhận biết vết cắn của rắn San hô

Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn những đặc điểm nổi bật để có thể nhận biết vết cắn đó là do loài rắn này cắn hay là do một loài rắn khác gây ra.

  • Rắn San hô thường rất hiền lành, không hung dữ và hầu hết những trường hợp bị chúng tấn công đều là do vô tình chạm vào chúng khi đang làm vườn, phát bụi rậm hay đi vào rừng và giẫm vào chúng. Có nhiều trường hợp loài rắn này sẽ chủ động chui xuống đất ở để phần đuôi ở trên.
  • Răng nanh của loài rắn độc này rất nhỏ, thế nên vết cắn thường chỉ có 2 chấm nhỏ trên da và không gây ảnh hưởng nhiều đến bề mặt của vết thương.
  • Tuy nhiên, tùy thuộc vào lượng nọc độc mà rắn tiêm vào cơ thể sau vết cắn thì sẽ khiến cho người bệnh gặp phải mối nguy hại khác nhau nếu không được điều trị kịp thời.
  • Những triệu chứng đặc trưng khi bị loài rắn này cắn đó là: Vết cắn thường sẽ mờ dần, sau một thời gian lại rõ hơn, ít sưng, nhưng có thể gây ra triệu chứng như suy hô hấp, suy tim, ói mửa, mất phương hướng, hôn mê và tử vong nếu không được điều trị sớm.

rắn San hô

3.2. Xử lý khi bị rắn San hô cắn

Khi bị loài rắn này hoặc bất cứ loài rắn độc nào tấn công, thì việc sơ cứu ban đầu vô cùng quan trọng, giúp người bệnh ngăn chặn hiệu quả khả năng xâm nhập của nọc độc vào sâu bên trong cơ thể. Từ đó giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn. Và dưới đây là những cách xử lý khi bị rắn độc cắn:

  • Trước hết bạn cần trấn tĩnh nếu mình bị cắn, còn nếu người khác thì cần làm trấn an người bệnh, giúp họ bình tĩnh. Điều này giúp tim không bị đập nhanh, từ đó giúp nọc độc không xâm nhập vào sâu bên trong tim, mạch máu.
  • Không để người bệnh di chuyển hay đi lại, nên làm bất động tay chân, vùng bị cắn bằng nẹp hoặc karo ở phía trên.
  • Nếu bị cắn ở tay chân, thì nên cởi bỏ tay áo, quần dài hoặc các đồ trang sức, vì đây có thể khiến cho vết thương trở nên sưng nề.
  • Tiến hành áp dụng các phương pháp băng ép bất động đối với các loại rắn hổ như: Rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục cườm, hổ mang chúa và một số giống rắn hổ mang thường… điều này giúp làm chậm sự xuất hiện của triệu chứng liệt.
  • Có thể sử dụng dây chun, vải hoặc khăn để băng vết thương những chặt vừa phải.
  • Không nên chích, nặn hay hút độc từ vết thương.
  • Nếu người bị cắn khó thở thì tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu có dấu hiệu ngừng tim thì tiến hành ép tim và chờ y tế tới.
  • Đưa người bệnh tới bệnh viện và vẫn duy trì băng ép, bất động để vùng bị cắn thấp hơn tim, nếu bị cắn ở tay chân thì để thõng tay hoặc chân.

>>> Xem thêm: Rắn Sọc dưa có độc không ?

4. Những loài rắn San hô phổ biến hiện nay

Trên toàn thế giới hiện nay các chuyên gia đã phát hiện ra khoảng 81 loài cùng loài khác nhau đang sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, họ nhận định có 3 loài phổ biến và có số lượng lớn nhất hiện nay, đó là: Rắn San hô xanh, đỏ và đầu trắng. Cụ thể:

4.1. Rắn San hô đỏ

Là một loài rắn cực độc và sở hữu một ngoại hình vô cùng nổi bật và cuốn hút. Loài rắn này được tìm thấy với số lượng nhiều ở khu vực rừng nhiệt đới ở Florida, Alabama, Mississippi, Đông nam Carolina… Ngoài ra, chúng cũng còn được phát hiện với một số lượng ít ở vùng Nam Georgia. Chúng có cái tên như vậy là vì màu đỏ nổi bật trên cơ thể chúng, kèm theo những khoang trắng và đen giúp màu đỏ trở nên nổi hơn. Thông thường các loài rắn đặc biệt này thường có 2-3 màu chủ đạo.

Loài rắn này được xếp vào những loài rắn có nọc độc nguy hiểm và mạnh nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên chúng lại có bản tính khá nhút nhát và thường xuyên lẩn trốn kẻ thù. Chúng thì thực sự tấn công khi đi săn mồi hoặc tự vệ khi con người vô tình chạm vào chúng.

rắn San hô đỏ

4.2. Rắn San hô xanh

Loài rắn này sở hữu một ngoại hình vô cùng cuốn hút với lớp da được bao phủ bởi một màu xanh ngọc lục vô cùng nổi bật, kèm theo một ít màu cam ở phần đuôi và đầu rất đặc trưng. Ngoài màu xanh đặc trưng thì chúng còn có vài nốt chấm trắng, đỏ để tạo nên sự khác biệt. Tuy nhiên đây là lại một loài rắn vô cùng kịch độc, chúng được xác định là thủ phạm gây ra khoảng gần 2.8% trong số 4200 vụ tai nạn do rắn tấn công ở Colombia.

Loài rắn này được tìm thấy nhiều ở Nam Mỹ, còn ở châu Á thì chúng cũng được phát hiện nhiều ở Thái Lan, Malaysia… Chúng có tập tính săn mồi vào ban đêm và đặc biệt nguy hiểm với con người.

rắn San hô xanh

4.3. Rắn San hô đầu trắng

Loài rắn này không phổ biến cũng như không có số lượng nhiều như hai loài đỏ và xanh mà chúng tôi chia sẻ trên. Nhưng chúng cũng là một trong những loài rắn có nọc độc vô cùng nguy hiểm hiện nay. Loài rắn này chủ yếu phân bố ở vùng Nam Mỹ, Trung Brazil, Paraguay, Argentina, Bolivia…

Loài rắn này có màu sắc ngoại hình không nổi bật như các loài rắn cùng loại khác. Màu sắc chủ đạo của chúng là trắng và đỏ, trông giống như loài rắn cạp nong hiện nay. Phần đầu mỏ của chúng có màu trắng, thế nên chúng có tên là rắn San hô đầu trắng.

rắn San hô đầu trắng

5. Lời kết

Như vậy Runghoangda.com đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích liên quan tới loài rắn cực độc hiện nay. Chúng tôi tin chắc rằng qua bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Rắn San hô là rắn gì? Có độc không? Nguy hiểm thế nào? một cách chi tiết và chính xác nhất. Nếu còn vướng mắc hay có đóng góp thêm cho bài viết của chúng tôi, bạn vui lòng để lại sau phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 4.7 / 5. Tổng lượt vote: 12

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây