Rùa Răng giá bao nhiêu? Ăn gì? Có nuôi được không?

- Quảng Cáo -

Theo chúng tôi tìm hiểu được, thì Rùa Răng hiện nay là một trong những loài rùa quý hiếm và nằm trong sách đỏ Việt Nam với nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Và nếu bạn quan tâm tới loài rùa này và muốn biết “Rùa Răng giá bao nhiêu? Ăn gì? Có nuôi được không?” thì bài viết sau đây Rừng Hoang Dã sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết nhất. Xin mời.

1. Vài nét về Rùa Răng

Rùa Răng hay còn được gọi với tên gọi khác là Càng đước, chúng có tên khoa học là Heosemys Annandalii, chúng thuộc họ nhà Emydidae. Loài rùa này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903 bởi nhà động vật học Boulenger. Chúng là một trong những loài rùa có kích thước lớn nhất hiện nay. Và chúng thuộc một trong những loài động vật ăn cỏ.

Loài Rùa Răng có tuổi thọ khá lớn, ngoài tự nhiên chúng được phát hiện có thể sống lên tới hơn 35 năm.

Rùa Răng sinh sản tương đối khác với các loài rùa khác, mỗi mùa sinh sản con mái chỉ đẻ từ 3 – 6 trứng, nhiều nhất khoảng 10 trứng. Mùa sinh sản của loài rùa này bắt đầu từ tháng 9 đến hết tháng 12 dương lịch. Trứng sau khi đẻ sẽ được ấp trong khoảng 4 – 5 tháng là nở, tuy nhiên nếu nhiệt độ môi trường lạnh thì phải mất từ 6 – 7 tháng trứng mới nở.

Rùa Răng giá bao nhiêu?

XEM THÊM: Rùa Cá Sấu bao nhiêu tiền?

1.1. Nguồn gốc của Rùa Răng

Rùa Răng là một loài rùa lớn, có nguồn gốc chính từ Đông Nam Á, là một loài rùa thuộc họ Rùa đầm. Chúng được tìm thấy với số lượng khá khiêm tốn tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Malaysia và cả ở Myanmar.

Tên gọi của chúng bắt nguồn chủ yếu từ đặc điểm hình dáng của chúng, bởi chúng sở hữu cái mỏ nhọn, chia thành 2 mẫu khiến chúng nhìn rất giống 2 cái răng nanh sắc nhọn ở trên hàm. Và khi bị trêu chọc hoặc gặp nguy hiểm thì chúng thường há mỏ, để lộ hàm răng để đe dọa lại.

Ngoài ra, có rất nhiều người còn đặt cho loài rùa này với một cái tên khá tâm linh, đó là Rùa đền đầu vàng. Bởi vì khu vực xuất hiện, sinh sống của loài này thường xung quanh các ngôi đền, chùa chiền Phật giáo ở các nước Đông Nam Á.

1.2. Đặc điểm ngoại hình của Rùa Răng

Rùa Răng được biết đến là một trong những loài có kích thước lớn, lớn hơn rất nhiều so với các loài rùa khác hiện nay. Khi trưởng thành, loài rùa này có thể đạt trọng lượng tối đa lên tới 15kg, trung bình dao động từ 5 – 10kg và chiều dài từ 50 – 53cm.

Và theo các nhà khoa học xác định, thì hiện nay loài Rùa Răng chính là loại rùa có kích thước lớn nhất ở nước ta hiện nay.

Loài rùa này được bao phủ bởi một màu nâu sẫm hay đen trên toàn thân, còn đầu có màu xám, xen kẽ với những đốm vàng nổi bật (đây là lý do cũng cũng được gọi với tên Rùa đền Đầu vàng). Mai của chúng phòng hẳn lên trên, khiến cho chúng có kích thước vô cùng lớn và mai không có viền răng cưa nhiều nhiều loại rùa khác hiện nay. Kích thước mai của chúng có thể dài đến 47 – 49cm.

Chân của chúng khá dẹp, với 4 chân có màng bao bọc ở các ngón chân, đây là đặc điểm nổi bật của các loài rùa đầm, giúp chúng có thể đi lại và bơi lội nhanh chóng hơn.

Loài này sử có yếm hai mặt với hình dạng khác nhau, với bờ trước lồi và bò sau khuyết, bờ sau lại thẳng, giúp chúng được bảo vệ bởi một bộ giáp vô cùng to và chắc chắn.

Đặc điểm ngoại hình của Rùa Răng

1.3. Rùa Răng sống ở đâu?

Là một loài rùa đầm, thế nên môi trường sống chủ yếu của chúng thường là các ao, hồ, đầm lầy, ruộng lúa, sông suối chết… thêm vào đó những khu vực nước chảy chậm, nước lưu thì vẫn là khu vực sống ưa thích của loài rùa này.

Thêm vào đó, loài rùa này ưa thích sống tại những khu vực sạch sẽ, mát mẻ và đặc biệt là khu vực có lượng thức ăn dồi dào. Đặc điểm này thì các khu vực rừng rú của các nước Đông Nam Á như Việt Nam là môi trường sống lý tưởng của Rùa Răng. Bởi vì thế, mà ở nước ta loài rùa này được tìm thấy ngoài tự nhiên tại các khu vực như Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Nai… những khu vực có nhiều khi đầm lầy, sông hồ chảy qua.

Thế nhưng, hiện nay loài rùa này đang nằm trong sách Đỏ Việt Nam, bởi số lượng của chúng ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người tới môi trường sống của chúng, thêm vào đó là nạn săn bắn quá mức.

2. Rùa Răng giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Như các bạn đã biết, thì số lượng loài Rùa Răng tự nhiên ngày càng suy giảm, bởi có quá nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc này. Chủ yếu vẫn là do nạn săn bắt quá mức của con người, bởi giá thành của loài rùa này luôn ở mức cao. Theo tìm hiểu của chúng tôi, thì có hơn 50% số lượng loài rùa này bị săn bắt, bị chết do môi trường sống thay đổi…

Và hiện nay, luật phòng chống và bảo vệ động vật đã nghiêm cấm việc buôn bán hay vận chuyển loài Rùa Răng này, vì vậy khiến cho giá thành của chúng cũng gia tăng đáng kể.

Hiện nay, mức giá của những chú Rùa Răng được nuôi dưỡng ở mức rất cao, dao động từ 600.000 vnđ/kg đối với con đực và khoảng 800.000 vnđ/kg đối với con cái. Ngoài ra, những chú Rùa Răng con cũng có mức giá rất cao, dao động từ khoảng 1.000.000 vnđ/con con khi chúng mới nở được khoảng từ 1 – 2 ngày.

Bởi vì thế, mà hiện nay có rất nhiều mô hình nuôi dưỡng Rùa Răng được hình thành trên cả nước, họ chủ yếu bán rùa con, rùa giống.

Hiện nay việc mua bán Rùa Răng đang bị nghiêm cấm, do đó khi có nhu cầu mua thì bạn cần đến trực tiếp các trại giống để có thể đăng ký và mua một cách hợp pháp nhé.

Rùa Răng giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

ĐỌC THÊM: Rùa Sa Nhân giá bao nhiêu?

3. Kinh nghiệm nuôi Rùa Răng hiệu quả

Nếu bạn đang có nhu cầu nuôi loài Rùa Răng để cải thiện kinh tế gia đình, thì những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây, ít nhiều sẽ giúp ích được các bạn rất nhiều đấy nhé. Xin mời.

3.1. Chọn giống

Hiện nay, giống Rùa Răng khá ít, thế nên bạn nên tìm kiếm tại các trại giống để có thể sớm mua được con giống. Ngoài ra, bạn nên đặt cọc trước, như vậy sẽ sớm có được rùa giống hơn. Thêm vào đó, bạn nên lựa chọn mua theo cặp đực cái để giúp quá trình phát triển, sinh sản sau này đặt hiệu quả cao nhất.

3.2. Chuồng nuôi

Bạn nên sử dụng bể nuôi, chuồng nuôi bằng xi măng, đảm bảo chắc chắn và có lưới trùm ở trên để tránh các loài vật khác tấn công cũng như không cho rùa bò ra ngoài. Bể nuôi cần đảm bảo độ thoáng mát, đủ ánh sáng, nhiệt độ và đặc biệt là có hệ thống thoát nước để tiến hành thay nước thường xuyên tạo môi trường sống tốt nhất cho rùa.

Thêm vào đó, bạn cần xây dựng bể nuôi với diện tích rộng rãi, giúp tạo môi trường tốt nhất cho rùa. Trong bể bạn nên bỏ thêm các loại bèo, cây cối, cây khô để giúp rùa thích nghi được với môi trường nuôi dưỡng.

Bạn nên xây dựng khu vực ăn uống khô riêng cho rùa, nghĩa là khu vực nước riêng và khu vực khô riêng. Như vậy bạn dễ kiểm soát được việc thức ăn, dọn dẹp vệ sinh hiệu quả hơn.

3.3. Rùa Răng ăn gì?

Rùa Răng là một loài ăn tạp, tuy nhiên thức ăn ngoài tự nhiên chủ yếu của chúng là cỏ, rau, lá non… thêm và có đó cũng có thể ăn thêm các loại quả chín, rau xanh, củ quả hay các loại động vật, giáp xác nhỏ. Thức ăn yêu thích nhất của loài rùa này là Xoài, mít, rau muống, cóc, tép, cá…

Bạn cần lưu ý tới khẩu phần ăn cho chúng, giúp chúng ăn no nhưng không để dư thừa thức ăn, tránh tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước trong bể. Thêm vào đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại thức ăn khác như men tiêu hóa, thực phẩm chuyên dụng cho rùa để giúp chúng phát triển ổn định và giúp khả năng sinh sản tốt nhất.

Như vậy, trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích, giúp giải đáp thắc mắc “Rùa Răng giá bao nhiêu? Ăn gì? Có nuôi được không?” một cách hiệu quả và chi tiết nhất. Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn biết được thêm những kiến thức liên quan tới loài rùa này, từ đó có giải pháp bảo vệ chúng khỏi việc bị tuyệt chủng nhé. Mọi thắc mắc, đóng góp vui lòng để lại phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất nhé.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình 5 / 5. Tổng lượt vote: 4

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

- Quảng Cáo -

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây