Nếu bạn đang quan tâm tới loài Rắn Hổ Mèo và muốn biết chính xác Rắn Hổ Mèo có độc không? Nguy hiểm như thế nào? Thì mời bạn tham khảo ngay bài viết sau đây của Rừng Hoang Dã, để có thể giải đáp chi tiết nhất những thắc mắc trên nhé. Xin mời.
1. Tổng quan về Rắn Hổ Mèo
Rắn Hổ Mèo có tên khoa học là Naja Siamensis và tên tiếng Anh là Indochinese Spitting Cobra… chúng là một loài rắn thuộc họ rắn Hổ (Elapidae Family). Hiện nay, số lượng loài rắn này cũng không còn quá nhiều ngoài tự nhiên, bởi sự tác động của con người, sự phát triển của đô thị kéo theo môi trường sống của chúng bị thu hẹp.
Có một đặc điểm sẽ giúp bạn yên tâm hơn đó là loài rắn này thường sống tách biệt với con người. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rắn bò vào nhà dân bởi: Nhà dân được xây dựng gần bìa rừng, đang canh tác hoa màu và có nhiều chuột hoặc là chúng bị lạc đường sau đó bò vào nhà dân.
1.1. Nguồn gốc của Rắn Hổ Mèo
Hổ Mèo là một loài rắn thuộc chi hổ mang, chúng thường được tìm thấy chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, tập trung nhiều ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Lào, Campuchia cũng như Việt Nam… Tại Việt Nam, loài rắn này được phát hiện nhiều nhất ở vùng Nam Trung Bộ, những khu đồi núi ở Tây Nguyên hay vùng Đông Nam Bộ…
Ngoài tự nhiên, loài Hổ Mèo thường xuyên chui lúc trong các bụi rậm, bụi cỏ, hang hốc, hốc đá, hốc cây hoặc tại các khu đông bằng, núi cao, đồi núi thoải… Ngoài ra, chúng cũng có thể được phát hiện dưới chuồng gà, chuồng heo tại các khu vực dân cư gần bìa rừng.
XEM THÊM: Rắn lục cườm có độc không?
1.2. Đặc điểm ngoại hình của Rắn Hổ Mèo
Loài Hổ Mèo khi trưởng thành sẽ có màu vàng nhạt hay màu xanh nhạt, phần bụng thường có màu trắng đục và có nhiều vảy lớn. Chúng có chiều dài trung bình từ 20 – 150cm và nặng từ 100 – 300gram. Vì chúng là một loài rắn thuộc chi hổ mang, nên đặc điểm cơ thể của chúng giống với loài hổ mang hay hổ mang chúa. Khi gặp nguy hiểm chúng cũng dựng đứng cơ thể lên, phình mang to ra và có thể phun nọc độc với khoảng cách từ 1 – 2m.
Khi chúng phình mang, dưới phần mang của chúng sẽ xuất hiện hai cái mắt kính, tuy nhiên lại không có gọng kính như những loài hổ mang khác. Đây có lẽ là một điểm khác biệt của loài rắn này.
Thân hình của loài Hổ Mèo khá tròn trịa, khúc thân từ cổ xuống đến gần đuối cân đối, tròn, đầu của chúng khá dẹp và ngắn, mõm tròn, hai mắt đen to và khá lồi. Hai lỗ mũi ở phía trên mõm và nhích về phía trước khá nhiều.
Đuôi của chúng khá ngon so với thân hình, đây là một đặc điểm, bộ phận giúp cho chúng có khả năng bơi nhanh và vô cùng linh hoạt.
1.3. Đặc điểm tính cách của Rắn Hổ Mèo
Theo chúng tôi tìm hiểu được, thì loài Hổ Mèo chủ yếu hoạt động về ban đêm, chúng tìm kiếm thức ăn hay tìm bạn tình cũng sẽ vào ban đêm. Vào ban đêm, chúng sẽ vô cùng dữ dằn, hung dữ nếu gặp kẻ thù và lúc này chúng cũng sẽ vô cùng nhanh nhẹn, linh hoạt với đôi mắt sáng rõ vào ban đêm.
Còn vào ban ngày, chúng sẽ thường tìm kiếm nơi ẩn náu trong hang hốc, bụi rậm vì mắt của chúng lúc này sẽ kém hơn nhiều. Từ đó khiến cho chúng bị suy giảm về độ nhanh nhẹn, linh hoạt. Vì vậy mà khi gặp nguy hiểm thường thì chúng sẽ tìm cách lẩn trốn một cách càng nhanh càng tốt. Còn nếu cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ dựng đứng người, bành mang và phát ra những tiếng khè đanh tai để đe dọa kẻ thù.
NÊN ĐỌC: rắn chàm quạp
1.4. Hổ Mèo sinh sản như thế nào?
Loài Hổ Mèo cũng có thói quen ngủ đông và chúng sẽ tiến hành tìm kiếm bạn tình khi thức dậy sau một giấc ngủ dài. Thường thì sau khi kết đôi, chúng sẽ giao phối và con cái sẽ mang thai trong khoảng 100 ngày và mỗi lần sinh sản chúng sẽ đẻ từ 13 – 20 trứng. Sau khi giao phối xong thì con đực sẽ bỏ đi, còn cái cái sẽ đảm nhận việc sinh nở và canh giữ ổ trứng cho đến khi trứng nở. Trứng sẽ nở sau khoảng từ 50 – 70 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ trong tổ. Và tỷ lệ giới tính của rắn con cũng phụ nhiều nhiều vào nhiệt độ mà rắn mẹ cung cấp.
Những con rắn con sau khi nở sẽ có kích thước khoảng 20cm nhưng đã có nọc độc và khá nguy hiểm. Con non sẽ sống độc lập và tách biệt với rắn mẹ. Quá trình sinh tồn của con non trong môi trường tự nhiệt là khá gian nan, bởi lúc nhỏ chúng sẽ có nhiều kẻ thù và khả năng phòng thủ của chúng còn đang rất yếu. Bởi vì thế mà tỷ lệ trưởng thành của rắn hổ mèo con là khá thấp.
1.5. Rắn Hổ Mèo ăn gì?
Cũng giống như nhiều loài rắn hổ khác, thức ăn khoái khẩu của Hổ Mèo thường là các loài gặm nhấm như chuột, sóc nhỏ hay các loại ếch, nhái, chim, trứng, thằn lằn và các loài rắn nhỏ khác… Theo nghiên cứu thì loài Hổ Mèo giúp ích cho nông dân khá nhiều, bởi chúng có khả năng tiêu diệt các loài chuột đồng rất hiệu quả. Bởi mỗi năm một con rắn Hổ Mèo có thể bắt được hơn 1 trăm con chuột.
XEM THÊM: rắn mối có độc không
2. Rắn Hổ Mèo có độc không?
Là một loài rắn thuộc họ rắn Hổ, chi Hổ Mang nên Rắn Hổ Mèo được xếp vào hàng những loài rắn kịch độc. Vì thế, với thắc mắc Rắn Hổ Mèo có độc không? Thì câu trả lời là Có và chúng là loài rắn vô cùng độc, độc tố của chúng có thể giết chế.t một người trưởng thành ngay lập tức hoặc sau vài giờ cắn nếu không được điều trị kịp thời. Và hiện nay ở nước ta thì huyết thanh điều trị nọc độc của rắn hổ mang, rắn lục khá hiếm.
Theo thống kê thì có tới 10% trường hợp bị rắn độc cắn phải nhập viện ở bệnh viện Chợ Rẫy là do rắn hổ mèo gây ra và tỷ lệ tử vong cao khi chưa có nhiều thuốc đặc trị.
Đặc biệt, nọc độc của Hổ Mèo khiến cho người bệnh bị hoại tử vùng da hoặc chết tế bào, khiến cho người bệnh gặp tình trạng lừ đừ, vận động kém và co giật, ngạt thở và dẫn tới tử vòng trong thời gian ngắn. Ngoài ra, loài hổ mèo còn có khả năng phun nọc độc với khoảng cách xa từ 1 – 2m, từ đó khiến cho khả năng phun nọc độc vào mắt người, động vật là khả cao. Mắt người khi dính nọc độc có thể bị mù tạm thời và bị ảnh hưởng xấu cho thị lực sau này.
TÌM HIỂU THÊM: rắn rào đốm
3. Rắn Hổ Mèo bao nhiêu tiền 1kg?
Loài Hổ Mèo hiện nay có giá trị khá cao, bởi chúng có thể sử dụng là nguyên liệu để làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý liên quan. Tuy nhiên, hiện nay nhà nước ta đang tích cực để bảo tồn số lượng loài rắn này ngoài tự nhiên. Và chỉ có những hộ nuôi trồng, nhân giống được cấp phép mới có thể phối giống, tăng số lượng và cải thiện kinh tế từ loài rắn này.
Hiện nay, trên thị trường mức giá của loài Rắn Hổ Mèo dao động từ khoảng 500.000 – 600.000 vnđ/kg. Chúng thường được mua về để ngâm rượu hoặc chế biến thành nhiều món ngon, hấp dẫn và giàu dinh dưỡng.
Tuy nhiên, khi có nhu cầu tìm mua loài rắn này về nhà để chế biến hay ngâm rượu, thì bạn cần phải hết sức chú ý và cẩn thận. Vì Rắn Hổ Mèo là một loài rắn kịch độc và có khả năng phun nọc độc với khoảng cách xa. Vì thế, nếu bạn không có kinh nghiệm tiếp xúc với rắn độc, thì nên nhờ chủ trại giống xử lý giúp mình trước khi đem về nhà để đảm bảo an toàn nhé.
4. Xử lý Rắn Hổ Mèo cắn như thế nào?
Khi không may bị loài Hổ Mèo cắn, thì người bệnh cần được sơ cứu và điều trị kịp thời, như vậy mới hạn chế tối đa mức độ nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh. Dưới đây là những chẩn đoán, sơ cứu và điều trị khi không may bị Hổ Mèo cắn mà bạn có thể tham khảo qua:
4.1. Lâm sàng
Khi bị Hổ mèo cắn, người bệnh thường cảm thấy:
- Cảm thấy đau ở vùng bị cắn là 100% trường hợp bệnh nhân sẽ cảm thấy sau khi bị cắn
- 100% trường hợp bị sưng nề chi bị cắn và gây hoại tử vết cắn khoảng 88,2%
- Xuất hiện bóng nước với 17,6%
- Bệnh nhân còn có thể xuất hiện tình trạng viêm kết giác mạc do nọc độc phun vào mắt với 11,8%
- Những triệu chứng toàn thân bao gồm: Mệt, cơ thể yếu, đau bụng, tiêu chảy, mờ mắt, chóng mặt, nhức đầu, đâu cơ
- Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như shock, nhịp tim nhanh, suy thận cấp…
4.2. Cận lâm sàng
Khi xét nghiệm đông máu sẽ xuất hiện TC, PT và aTPP kéo dài, tiêu cầu không giảm. Còn khi xét nghiệm công thức máu bình thường thì số lượng bạch cầu máu tăng cao so với giai đoạn đầu.
NÊN ĐỌC: rắn ri voi có độc không
4.3. Điều trị
Sơ cứu:
- Trấn an bệnh nhân, đặt bệnh nhân ở mặt phẳng và hạn chế di chuyển, có thể để vùng bị cắn thấp hơn tim.
- Rửa sạch vết cắn và băng ép bằng thun từ vị trí cắn đền gốc hai chi
- Nẹp bất động chi bị cắn
- Không tháo nẹp khi di chuyển tới bệnh viện
- Không rạch vết thương để hút máu
- Không tìm thấy lang hay đắp lá thuốc vào vết thương
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện gần nhất
Điều trị:
Hiện nay chưa có huyết thanh kháng nọc rắn hổ mèo đặc hiệu trên toàn thế giới. Do đó bác sĩ sẽ điều trị hỗ trợ:
- Tiến hành thở máy, hồi sức tim mạch, truyền máu, tiêm phòng uốn ván, kháng sinh, thăng bằng kiềm toan – điện giải, truyền dịch, phẫu thuật cắt lọc, ghép da
- Sử dụng corticoid liều 1-2mg/kg trong 5 ngày
- Xét nghiệm có CPK, LDH, niệu, bài niệu tích cực, kiềm hóa nước tiểu…
- Sử dụng kháng sinh nhóm cephalosporin…
5. Lời kết
Như vậy trên đây Rừng Hoang Dã đã chia sẻ những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc Rắn Hổ Mèo có độc không? Tập tính, Ngoại hình và Sinh sản thế nào? một cách chính xác và chi tiết nhất. Và nếu còn thắc mắc hay đóng góp cho bài viết, vui lòng để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Xin cảm ơn.