Rắn mối có độc không? Bị cắn có sao không? Nuôi thế nào? là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Và để giúp các bạn giải đáp được các vướng mắc trên đây, thì bài viết sau Runghoangda.com sẽ chia sẻ toàn bộ thông tin liên quan tới loài rắn đặc biệt này. Mời các bạn cùng tham khảo ngay say đây.
1. Vài nét về loài rắn mối
Về thắc mắc liên quan tới rắn mối là con gì, thì dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp một cách chính xác và cụ thể nhất:
Rắn mối có tên khoa học là Dasia Olivacea, chúng là một loài thuộc nhóm bò sát có vảy, có bốn chân, mỗi chân có năm ngón và ngón có móng vuốt sắc bén để có thể leo trèo trên cây một cách hiệu quả nhất. Loài này có thân hình khá giống với loài thằn lằn, khác là da của chúng bóng hơn, chúng thích nằm phơi nắng giữa trưa hè trong nhiều tiếng đồng đồ. Ngoài ra, thân hình của loài này cũng mập mạp hơn, dưới ánh nắng thì vảy của chúng phát ra màu sắc rất óng ánh.
Hiện nay, loài bò sát này đang dần trở nên quen thuộc với nhiều người dân trên cả nước, đặc biệt là tại các vùng thôn quê. Ngoài ra hiện nay có rất nhiều trại hay hộ dân nuôi loài bò sát này nhằm cải thiện kinh tế gia đình. Bởi giá trị kinh tế mà loài này mang lại là rất lớn. Chúng được xem là một món đặc sản, bổ dưỡng và ngoài ra còn có tác dụng trị bệnh khá hiệu quả.
Xem thêm: Rắn chàm quạp
2. Đặc điểm của loài rắn mối
Nhằm hiểu hơn về loài rắn độc đáo này, thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm ngoại hình, hành vi, phân bố và tập tính sinh sản của chúng qua những thông tin sau đây:
Ngoại hình
Như chúng tôi đã nói trên, thì loài rắn mối có ngoại hình khá tương đồng với loài thằn lằn, tuy nhiên chúng mập mạp hơn và to lớn hơn. Một con trưởng thành có thể đạt chiều dài khoảng 18 – 20cm và chiều dài đuôi của chúng bằng hoặc hơn một nửa tổng chiều dài. Chúng là loài bò sát có vảy, vảy của chúng mượt trơn, óng ánh dưới ánh nắng. Chúng có 4 chân chắc khỏe, mỗi chân có 5 ngón với móng nhọn giúp leo trèo tốt.
Đầu của chúng thon gọn, mõm ngắn hơi tù, đầu của chúng khá bằng, liền với cổ và thân. Hai bên sau mắt có hai lỗ giống như tai của chúng. Thân của chúng thường có dạng giống hình vuông, mập mạp và đuôi của loài này rất dài.
Phân bố
Loài này được tìm thấy nhiều ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như: Philippine, Singapore, Myanmar, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Indonesia tại Borneo, Sumatra, Pulau Simeulue, Nias, Singkep, quần đảo Sembilan và Java. Ngoài ra loài này cũng được tìm thấy ở các khu vực thuộc Ấn Độ.
Còn tại ở Việt Nam, thì ngoài tự nhiên loài này phân bố hầu hết tại các tỉnh thành từ Nam ra Bắc. Hiện nay, loài này còn được nhiều người nuôi với số lượng lớn nhằm cải thiện điều kiện kinh tế.
Hành vi
Loài rắn này thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày và thời điểm hoạt động của chúng cũng phụ thuộc nhiều vào mỗi mùa. Vào mùa hè chúng thường kiếm ăn và phơi nắng khi mặt trời lên đến khi mặt trời lặn, buổi trưa nắng gắt thì chúng sẽ nằm trong bóng mát. Còn vào mùa mưa, mùa đông thì chúng sẽ trú ẩn trong hang ấm, chỉ ra ngoài kiếm ăn khi có mặt trời hoặc những ngày nắng ấm và thường là vào buổi trưa.
Cũng giống nhiều loài rắn khác, thì chúng cũng thường tiến hành lột xác vào mùa hè, trong quá trình phát triển chúng có thể lột xác 3 – 4 lần trong một mùa. Sau khi lột xác thì chúng cũng ăn da của mình như nhiều loài thằn lằn khác hiện nay.
Rắn mối sinh sản thế nào?
Mùa sinh sản của loài rắn này thường bắt đầu vào đầu mùa mưa, khi mà chúng sẽ vừa sinh sản vừa trú ẩn trong hang hốc và vừa bảo vệ con của mình. Mỗi năm thì loài này sẽ đẻ từ 2 – 3 lứa, mỗi lứa chúng đẻ từ 10 – 15 con. Chúng là loài đẻ con trực tiếp, con con sẽ nằm trong các bọc nước ối ở trong bụng mẹ. Và khi đến mùa sinh sản, con cái sẽ đẻ những bọc nước ối này ra ngoài môi trường, sau khi tiếp xúc với không khí một thời gian, thì con con sẽ phá bọc ối và chui ra ngoài. Con con mới chui ra ngoài thường khá yếu, dài khoảng 3 – 5cm, chúng di chuyển khó khăn, tuy nhiên chúng vẫn có thể bắt các loài mối, côn trùng nhỏ làm thức ăn.
Rắn mối ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của loài này trong tự nhiên chủ yếu là các loại côn trùng nhỏ, giun đất, trứng kiến, châu chấu, cào cào, sâu gạo… tuy nhiên thức ăn yêu thích của chúng là các loại mối, chắc vì thế mà chúng được đặt tên là rắn mối.
Đọc thêm: Rắn khiếm vạch
3. Rắn mối có độc không? Bị chúng cắn có sao không?
Tuy chúng có tên là rắn và thuộc nhóm bò sát nhưng loài rắn mối lại không hề có độc, chúng cũng không có răng nanh thế nên hoàn toàn vô hại với con người. Ngoài ra, trong tự nhiên thì loài này rất nhát, chúng thường nhỏ chạy thật nhanh thì thấy con người hoặc kẻ thù của chúng. Chúng thường ra ngoài phơi nắng hoặc đi kiếm ăn khi có trời nắng.
Bởi vì chúng là một loài không có độc, không có răng nanh nên chúng vô hại với con người. Tuy nhiên, lực hàm cắn của chúng cũng tương đối mạnh, vậy nên khi bắt chúng mà không may bị chúng cắn thì cũng có thể gây ra vết thương, trầy da hoặc chảy máu. Vì là chúng không có độc nên bạn có thể yên tâm, tuy nhiên khi vết thương chảy máu thì bạn cần vệ sinh sạch sẽ vết thương, khử trùng để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Dù gì thì chúng cũng là một loài động vật, ăn tạp và thức ăn của chúng không sạch sẽ đối với con người, nên trong miệng chúng cũng có thể có chứa một vài loại vi khuẩn. Thế nên khi bị chúng cắn thì bạn nên khử khuẩn và làm sạch vết thương để đảm bảo an toàn.
4. Kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả nhất
Hiện nay, có rất nhiều người đang nuôi loài rắn này để cải thiện kinh tế gia đình. Và nếu bạn cũng có nhu cầu nuôi loài rắn này, thì có thể tham khảo qua những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ sau đây, từ đó giúp quá trình nuôi dưỡng của mình đạt hiệu quả cao nhất.
4.1. Chọn giống
Việc chọn giống đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi loài rắn này. Để có thể chọn được giống tốt, số lượng lớn và giá cả phải chăng thì tốt nhất bạn nên tới trực tiếp các trại chăn nuôi loài này để tham khảo và mua trực tiếp. Khi đến đây bạn cũng có thể tham khảo mô hình của người đi trước, học hỏi kinh nghiệm và quan trọng là được mua con giống tốt và giá cả phải chăng.
4.2. Chuồng nuôi
Tùy thuộc vào số lượng bạn định nuôi mà xây chuồng sao cho phù hợp để đảm bảo được không gian sống cho từng con, như vậy chúng mới phát triển tốt và ổn định được. Theo chúng tôi tìm hiểu, thì khoảng 1000 con rắn mối trưởng thành thì diện tích chuồng nuôi tối thiểu cần phải đạt được khoảng 20m2. Còn với 1000 con con thì diện tích chuồng từ 5 – 6m2 là đủ.
Có nhiều cách xây chuồng, tuy nhiên dưới đây là hai cách xây chuồng phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
- C1: Sử dụng gạch xây bao xung quanh với độ cao từ khoảng 60cm, sau đó dùng gạch men trơn ốp ở bên trong để không có rắn trèo ra ngoài. Còn ở trên thì bạn có thể sử dụng dưới dày, lỗ nhỏ để bao quanh, nhằm đảm bảo an toàn cũng như không cho các loài vật khác chui vào chuồng phá đám. Tuy nhiên, khi bỏ tiền ra để xây chuồng kiểu này cần xác định nuôi lâu dài, bởi kinh tế xây chuồng kiểu này khá tốn kém.
- C2: Cách này thì khá tiết kiệm hơn, bạn có thể sử dụng các miếng tốn hoặc miếng nhựa lớn để bao quanh chuồng nuôi. Ở trên cũng sử dụng lưới dày để bao quanh. Đây là cách xây dựng chuồng nuôi rắn mối nhanh chóng và tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong quá trình nuôi dưỡng.
Ở trên thì bạn vẫn nên tạo mái che cho rắn, che mưa che nắng, nhưng vẫn phải chừa một khoảng trống để giúp chúng có thể phơi nắng và ban ngày. Còn vào ngày mưa thì cần che kín để tránh nước mưa, gió lạnh lùa vào. Ngoài ra, phần nền cũng rất quan trọng, bạn nên để nguyên đất hoặc rải một lớp cát mỏng vào nên sẽ thích hợp nhất. Vị trí đặt chuồng nuôi có thể là dưới cây vườn, bóng râm của nhiều cây cối sẽ tốt nhất.
Trong chuồng bạn nên xếp các hàng gạch, để làm nơi trú ngụ cho chúng. Cũng là nơi chúng có thể trèo lên để phơi nắng vào ban ngày.
4.3. Chăm sóc rắn mối
Quá trình chăm sóc loài rắn này cũng không có gì quá phức tạp, bạn chỉ cần cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống chó chúng là đủ. Thức ăn yêu thích của loài này là côn trùng, tôm tép, giun đất, dế, châu chấu, cào cào, mối, sâu kiến… Ngoài ra bạn nên bổ sung cho chúng các loại hoa quả như dưa hấu, xoài, cam, chuối để chúng phát triển tốt hơn.
Giai đoạn quan trọng nhất khi nuôi loài này là khi chúng chuẩn bị sinh sản và nuôi con nhỏ. Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
Chăm sóc rắn mối sinh sản
khi chúng đến giai đoạn sắp sinh, chúng sẽ di chuyển khó khăn, lúc này bạn không nên để chúng chung chuồng mà nên tách những con sắp đẻ ra một chuồng riêng. Như vậy cũng sẽ giúp đảm bảo an toàn cho con non, vì con đực sẽ tấn công và ăn thịt con non. Trong chuồng riêng nên lót nền bằng lá chuối, bỏ thêm các hang hốc để con non trú ẩn sau khi đẻ. Đẻ xong, bụng con mẹ sẽ xẹp lại và có thể bỏ lại chuồng cũ và chăm sóc con non.
Chăm sóc con non
Quá trình chăm sóc con non khá khó khăn và bạn cần thực hiện một vài công việc như sau:
- Bắt tất cả các con non mới được sinh ra vào một cái chậu, sau đó bỏ một vài cục gạch lỗ, thêm rơm rạ và đĩa nước để cho chúng uống.
- Bạn cần chăm sóc chúng và cho chúng ăn đầy đủ, thức ăn giống như con trưởng thành nhưng băm nhỏ để chúng dễ ăn hơn. Nuôi trong thau khoảng 7 – 10 ngày thì có thể thả vào chuồng nuôi chung với con trưởng thành.
Có thể bạn quan tâm: Rắn rào đốm
5. Rắn mối giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, loài rắn này mối đang xem là một loại đặc sản, bởi thịt của chúng rất thơm ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra loài này còn được sử dụng để làm thuốc điều trị nên giá thành thường khá cao. Theo chúng tôi tìm hiểu thì mức giá của loài này dao động như sau:
- Rắn mối thịt khoảng từ 35 – 40 con/kg sẽ có mức giá dao động từ 280.000 – 300.000 vnđ/kg
- Rắn mối thịt từ 18 – 30 con/kg thì mức giá dao động từ 400.000 – 500.000 vnđ/kg
- Con giống đang mang bầu có giá từ 13.000 – 15.000 vnđ/con và con con có giá từ 6.000 – 8.000 vnđ/con, con trưởng thành từ 10.000 – 12.000 vnđ/con.
Khi có nhu cầu mua con giống hay thương phẩm thì bạn cũng nên tới trực tiếp các trại giống để tìm hiểu, quan sát và tìm mua. Tại đây bạn sẽ được mua với giá hợp lý nhất. Còn nếu vào các nhà hàng, quán nhậu thì mức giá của loài này thường khá cao sau khi chế biến đấy nhé.
6. Công dụng chữa bệnh của rắn mối
Theo như Đông Y thì vị thuốc từ loài rắn này có tính bình, mặn, có tác dụng bổ hư, ích phế, bổ thận, thông niệu và tiêu viêm rất hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn được sử dụng để điều trị tình trạng trẻ em ngủ thở khò khè rất hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, nhiều người cho rằng, ăn thịt rắn mối sẽ giúp cho làn da phụ nữ mịn màng và trẻ trung hơn. Kèm theo đó, loài này còn giúp điều trị chứng gầy yếu, hen suyễn, suy dinh dưỡng, da khô, suy nhược, sinh lý yếu vô cùng hiệu quả.
7. Những món ngon từ rắn mối
Ngoài tác dụng điều trị bệnh hiệu quả, thì loài rắn này còn là nguyên liệu chính chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, trở thành đặc sản của nhiều khu vực được đánh giá rất cao. Dưới đây là những món ăn từ rắn mối nổi tiếng mà bạn có thể tham khảo hoặc tìm hiểu để thưởng thức nhé:
Rắn mối nướng
Món này làm rất đơn giản nhưng lại rất ngon và hấp dẫn. Rắn sau khi được loại bỏ hết phần nội tạng, thì đem đi ướp với một chút gia vị và đem lên nướng trên than hồng. Khi chin thịt rắn thơm ngon, trắng và rất hấp dẫn. Chấm với nước chấm là ngon hết sẩy.
Chả rắn mối
Đây là món ăn khá cầu kỳ, rắn được lột da, làm sạch, bỏ nội tạng rồi đem đi băm nhỏ, trộn với trứng gà và nặn thành viên rồi đem đi chiên vàng. Món này ăn kèm với ngò gai, rau thơm giúp điều trị chứng chậm lớn ở trẻ, người lớn mệt mỏi, bổ hư kiện tỳ tiêu cam hiệu quả.
Rắn mối rào nghệ
Cũng giống như chả, rắn được lột da, nội tạng rồi băm nhuyễn, trộn với nghệ, sả, gia vị vừa ăn rồi đem đi xào chín. Sau đó trộn thêm đậu phộng rang, lá chanh và xúc bánh đa, ăn kèm với húng quá là hết sẩy.
Ngoài ra còn nhiều món ngon từ loài rắn này mà bạn có thể tìm hiểu thêm như: Xào lăn, Nướng lá lốt, Cháo rắn mối nấu đậu xanh, Rắn mối cuốn bánh tráng, Gỏi thịt rắn mối…
Như vậy trên đây Runghoangda.com đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc về Rắn mối có độc không? Bị cắn có sao không? Nuôi thế nào? một cách chính xác và hiệu quả hơn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và thông tin liên quan tới loài rắn độc đáo này. Nếu bạn còn thắc mắc hay có đóng góp cho bài viết, mời bạn để lại ở phần bình luận, chúng tôi sẽ tiếp nhận và phản hồi sớm nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.